Nội soi cổ họng là một kỹ thuật phổ biến để chẩn đoán một số căn bệnh đường họng. Đây là phương pháp chẩn đoán có nhiều ưu điểm so với cách thăm khám truyền thống. Vậy phương pháp này được áp dụng trong những trường hợp cụ thể nào, nó có tác dụng gì?
Bạn đang đọc: Nội soi cổ họng áp dụng khi nào?
Nội soi cổ họng là một kỹ thuật phổ biến để chẩn đoán một số căn bệnh đường họng.
1. Nội soi cổ họng áp dụng khi nào?
Phương pháp này thường được chỉ định và tiến hành khi bệnh nhân đến khám với các biểu hiện như:
- Đau rát cổ họng lâu ngày, mạn tính
- Ho thường xuyên, ho nặng, tiếng ho nghiêm trọng
- Hôi miệng lâu ngày, nghiêm trọng
- Họng có viêm loét, mưng mủ, chảy dịch mủ
Tìm hiểu thêm: Chụp MRI khớp háng giúp phát hiện bệnh lý nào?
Nội soi cổ họng giúp khắc phục những hạn chế của kiểu khám cũ trước đây.
2. Ưu điểm của nội soi cổ họng trong chẩn đoán và điều trị
- Quan sát được sâu trong cổ họng, giúp chẩn đoán bệnh chính xác:
Nội soi tai mũi họng nói chung, nội soi cổ họng nói riêng giúp khắc phục những hạn chế của kiểu khám cũ trước đây. Nếu như trước đây, các bác sĩ thường chỉ khám bằng các dụng cụ y tế đơn sơ như đè lưỡi, đèn pin, với tác dụng rất hạn chế. Do đó, bác sĩ chỉ nhìn thấy bề ngoài, “bề nổi” của bệnh, chứ không biết chính xác những gì đang xảy ra bên trong do bệnh tác động, nên rất khó kết luận chính xác.
Với phương pháp nội soi cổ họng hiện đại, bác sĩ sử dụng các ống nội soi có kích thước rất nhỏ được đưa nhẹ nhàng, đúng cách vào được những nơi rất sâu trong vùng họng, giúp quan sát rõ vị trí đó trong khi các phương pháp bình thường không thể tiếp cận được. Nhờ có camera siêu nhỏ gắn ở đầu ống nội soi, hình ảnh các bộ phận bên trong sẽ được phóng to trên màn hình giúp bác sĩ xác định những biến đổi về kích thước, màu sắc, tình trạng viêm nhiễm để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.
- Hỗ trợ tích cực trong điều trị: chẳng hạn việc rửa vệ sinh chỗ tổn thương dưới sự giám sát của máy nội soi sẽ mang lại kết quả tốt hơn rất nhiều. Tất cả mọi ngóc ngách sâu và nhỏ nhất cũng được làm sạch hoàn toàn.
>>>>>Xem thêm: Chụp cắt lớp vi tính lồng ngực (CT lồng ngực) giảm liều
Nội soi cổ họng tại bệnh viện Thu Cúc
3. Những điều cần chú ý trước khi thực hiện nội soi cổ họng
- Đối với người lớn:
Khi chuẩn bị nội soi phải tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ, tránh trường hợp biến chứng. Người bệnh cần tập trung khi thực hiện nội soi, bằng cách ngồi hoặc nằm yên, không được cử động, cúi người hay xoay chuyển đột ngột. Điều này hoàn toàn có thể làm được vìthời gian nội soi không quá lâu.
- Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ dưới 5 tuổi:
Trẻ nhỏ cần có sự trợ giúp gần như hoàn toàn của người thân, đặc biệt là cha mẹ, tránh giãy đạp gây cản trở nội soi và dễ dẫn đến tổn thương. Người nhà cần phối hợp chặt chẽ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Cha mẹ hoặc người thân cũng nên giải thích đầy đủ và rõ ràng trước khi cho con làm nội soi, chuẩn bị cho con em mình tâm lý tốt nhất có thể để các em nhỏ có thể hợp tác tốt hơn trong quá trình thực hiện nội soi cổ họng. Điều này cũng giúp tránh các biến chứng nguy hiểm, và hỗ trợ tích cực cho việc điều trị bệnh.