Nội soi dạ dày là gì và các vấn đề liên quan

Nội soi dạ dày là một thủ thuật thăm dò phần trên của hệ thống tiêu hóa, bao gồm các cơ quan thực quản, dạ dày và tá tràng. Phương pháp này được thực hiện bằng cách bác sĩ sẽ đưa một ống nội soi nhỏ có gắn đèn chiếu sáng và một camera nhỏ qua đường mũi hoặc miệng đến thực quản vào tới dạ dày, tá tràng của người bệnh. Hình ảnh sẽ được camera chụp lại, qua đó giúp cho bác sĩ dễ dàng phát hiện tổn thương bất thường của ống tiêu hóa để chẩn đoán sớm và đánh giá chính xác bệnh lý liên quan tới dạ dày, hệ tiêu hóa mà bệnh nhân đang mắc phải.

Bạn đang đọc: Nội soi dạ dày là gì và các vấn đề liên quan

Chẩn đoán bệnh lý ống tiêu hóa bằng nội soi dạ dày mang tới độ chính xác cao hơn so với các phương pháp khác như siêu âm hay chụp X-quang. Ngoài chẩn đoán bệnh lý, nội soi dạ dày còn được dùng để điều trị xuất huyết tiêu hóa, lấy các dị vật ống tiêu hóa, mẫu mô sinh thiết (để xét nghiệm mô bệnh học trong các trường hợp nghi ngờ bệnh nhân ung thư hoặc đánh giá người bệnh có nhiễm HP không).

Nội soi dạ dày là gì và các vấn đề liên quan

Chẩn đoán bệnh lý ống tiêu hóa bằng nội soi dạ dày mang tới độ chính xác cao

2. Đối tượng nào nên thực hiện nội soi dạ dày?

Đối tượng thường được chỉ định thực hiện nội soi dạ dày có thể kể đến như:

– Người đang gặp các triệu chứng bất thường ở bên trong cơ thể như: bị buồn nôn, nôn, đau  vùng thượng vị, ợ hơi, khó tiêu, đi ngoài ra máu,…

– Bệnh nhân bị mắc các bệnh lý như viêm dạ dày mạn tính hoặc viêm dạ dày ở mức độ nhẹ và trung bình. Đối với người bệnh bị viêm dạ dày mạn tính nên tiến hành nội soi định kỳ 2 lần/năm.

– Người thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia cũng nên tiến hành nội soi để giúp kiểm tra tình trạng bệnh.

– Người có người thân từng bị mắc các bệnh lý về dạ dày, ví dụ như ung thư dạ dày cũng nên thực hiện nội soi.

– Ngoài ra, những người muốn tầm soát để phát hiện sớm bệnh ung thư dạ dày – thực quản cũng có thể thực hiện nội soi.

3. Nội soi dạ dày được sử dụng nhằm mục đích gì?

Bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện phương pháp nội soi dạ dày nhằm một số mục đích như:

3.1. Mục đích để chẩn đoán

Kỹ thuật nội soi thường được bác sĩ sử dụng với mục đích chẩn đoán bệnh lý cũng như tìm hiểu nguyên nhân gây nên các triệu chứng như bị buồn nôn, đầy hơi, khó tiêu, đau bụng,… Khi nội soi, nếu cảm thấy cần thiết thì bác sĩ có thể tiến hành làm xét nghiệm trong quá trình đó như:

– Làm Clo-test mục đích chẩn đoán xem bệnh nhân có bị nhiễm H.Pylori (HP) hay không: Bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô nhỏ nơi bị viêm/loét, sau đó cho vào lọ thuốc thử Clo-test và tiến hành quan sát mẫu thử để xem sự đổi màu của hóa chất. Nếu thuốc thử Clo-test có sự chuyển biến sang màu hồng chứng tỏ rằng có vi khuẩn HP. Khi này thuốc thử Clo-test sẽ cho ra kết quả dương tính (+).

– Tiến hành sinh thiết để chẩn đoán ung thư: Bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô nhỏ để thực hiện kiểm tra và quan sát dưới kính hiển vi. Nếu có các tế bào ung thư, nó sẽ hiển thị ở dưới kính hiển vi và bác sĩ có thể quan sát được. Việc sinh thiết này sẽ không gây đau đớn cho người bệnh.

3.2. Mục đích để điều trị

Nội soi dạ dày sử dụng các dụng cụ chuyên biệt để luồn qua ống nội soi giúp cho bác sĩ có thể phát hiện bệnh, từ đó điều trị những bệnh lý liên quan tới hệ thống đường tiêu hóa ở bên trong cơ thể như: xuất huyết đường tiêu hóa hoặc lấy dị vật trong đường tiêu hóa,…

Tìm hiểu thêm: Điều cần biết khi thực hiện phương pháp chụp CT cắt lớp

Nội soi dạ dày là gì và các vấn đề liên quan

Kỹ thuật nội soi thường được bác sĩ sử dụng với mục đích chẩn đoán và điều trị bệnh lý liên quan tới dạ dày

4. Bệnh nhân cần lưu ý gì khi thực hiện nội soi dạ dày?

4.1. Một số lưu ý trước khi nội soi dạ dày là gì?

– Bệnh nhân cần nhịn ăn ít nhất 8 giờ trước khi thực hiện nội soi. Điều này nhằm ngăn ngừa tình trạng người bệnh bị nôn, bảo vệ đường thở, đồng thời giúp hỗ trợ bác sĩ quan sát rõ vùng niêm mạc dạ dày có bị tổn thương hay không.

– Bệnh nhân không được uống các loại nước có màu như:nước cam, sữa, coca, cafe… chỉ nên uống một ít nước lọc.

– Người bệnh không dùng các loại thuốc băng niêm mạc dạ dày trước khi nội soi.

– Nếu có tiền sử mắc bệnh tim mạch, hô hấp (hoặc hen suyễn), bệnh thận hoặc bị dị ứng, bệnh nhân cần trao đổi rõ với bác sĩ.

– Cần thông báo cho bác sĩ các loại thuốc mà bệnh nhân đang sử dụng.

4.2. Một số lưu ý sau khi nội soi dạ dày là gì?

– Sau khi nội soi, người bệnh nên nghỉ ngơi một thời gian ngắn trước khi ra về.

– Một số vấn đề thường gặp đó là: bị đau rát họng, khó nuốt, đau chướng bụng mức độ nhẹ và giảm dần trong ngày.

– Bệnh nhân cần súc miệng sạch nhưng không khạc nhổ.

– Bệnh nhân không nên ăn uống bất cứ gì sau khi nội soi khoảng 1 giờ hoặc trước khi có sự đánh giá của bác sĩ.

– Khoảng 2 giờ sau nội soi, bệnh nhân có thể ăn các món mềm, lỏng, dễ tiêu hóa, hoặc dùng sữa nguội, không nên uống sữa nóng bởi có thể làm tổn thương dạ dày.

Nội soi dạ dày là gì và các vấn đề liên quan

>>>>>Xem thêm: Thiết bị chẩn đoán hình ảnh Tại Bệnh viện Thu Cúc

Sau khi nội soi khoảng 2 tiếng, bệnh nhân có thể ăn các món mềm, lỏng và dễ tiêu hóa

Hiện nay, tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI đang triển khai đa dạng các phương pháp nội soi dạ dày nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu thăm khám của người dân. Đồng thời, kỹ thuật này cũng được triển khai trong các gói khám của TCI để hỗ trợ phát hiện bệnh lý một cách toàn diện. Với lợi thế về đội ngũ bác sĩ hàng đầu, hệ thống trang thiết bị uy tín cùng dịch vụ chăm sóc chuyên nghiệp, Thu Cúc TCI là địa chỉ y tế được đông đảo người dân lựa chọn để nội soi dạ dày nói riêng và thăm khám bệnh lý, tầm soát sức khỏe nói chung.

Video Dịch vụ nội soi dạ dày đại tràng tại Phòng khám ĐKQT Thu Cúc TCI

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về phương pháp nội soi dạ dày. Hãy lựa chọn cho mình địa chỉ thăm khám uy tín để thực hiện phương pháp này nhằm đảm bảo an toàn và mang tới kết quả chính xác nhất nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *