Nội soi dạ dày làm clo test là chỉ định nhằm xác định tình trạng nhiễm khuẩn HP (vi khuẩn Helicobacter pylori). Loại xét nghiệm này có giá trị chẩn đoán cao, kết quả chính xác. Vậy thực hiện nội soi làm clo test diễn ra như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay.
Bạn đang đọc: Nội soi dạ dày làm clo test thực hiện như thế nào?
1. Mục đích thực hiện nội soi dạ dày làm clo test
Đây là phương pháp xét nghiệm có xâm lấn giúp phát hiện tìm ra vi khuẩn H. Pylori ở dạ dày. Để thực hiện clo test, bác sĩ sẽ lấy một mẫu bệnh phẩm trực tiếp từ dạ dày thông qua nội soi đường tiêu hóa trên. Sau đó làm test urease để có thể xác định tình trạng nhiễm vi khuẩn HP của các mô trong dạ dày.
Hình ảnh ống nghiệm có mẫu bệnh phẩm được đưa vào làm clo test.
2. Trường hợp có chỉ định và chống chỉ định thực hiện test
2.1. Chỉ định nội soi dạ dày làm clo test
Nội soi dạ dày clo test thường được bác sĩ chỉ định với những đối tượng ở các trường hợp sau:
– Trường hợp người bệnh nội soi dạ dày cho thấy có tổn thương bất thường tại niêm mạc dạ dày, chẳng hạn như những ổ viêm loét dạ dày. Làm clo test sẽ giúp tìm ra nguyên nhân gây viêm loét dạ dày có liên quan đến vi khuẩn HP hay không?
– Người bị bệnh lý dạ dày cấp tính và có diễn biến bệnh trở nặng.
– Người bệnh có tiền sử từng bị và điều trị viêm loét dạ dày hành tá tràng.
– Người mang yếu tố gia đình khi có người thân bị ung thư dạ dày.
– Người trên 40 tuổi, kể cả không có triệu chứng cụ thể nào.
2.2. Chống chỉ định nội soi dạ dày làm clo test
Các trường hợp chống chỉ định thực hiện nội soi dạ dày clo test bao gồm:
– Người bệnh bị rối loạn đông máu hoặc khó cầm máu.
– Người có tỷ lệ Prothrombin
– Ngược bị tổn thương ở thực quản.
– Người bệnh bị thủng đường tiêu hoá trên.
– Người có sức khỏe yếu không thể chịu được áp lực gây mê.
– Người bệnh suy tim.
– Người bệnh không đồng ý thực hiện thủ thuật nội soi.
Tìm hiểu thêm: 7 triệu chứng loét dạ dày nhận biết sớm bệnh
Người bệnh thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định làm clo test.
3. Quy trình thực hiện nội soi làm clo test
Để thực hiện nội soi làm clo test, người bệnh cần tiến hành nội soi đường tiêu hóa trên kết hợp lấy mẫu bệnh phẩm ở dạ dày làm xét nghiệm clo test. Tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI, người bệnh được hướng dẫn nội soi làm clo test theo quy trình các bước chuẩn như sau:
Bước 1: Người bệnh thăm khám ban đầu với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để nắm bắt tình trạng bệnh trên lâm sàng và chỉ định phương pháp nội soi phù hợp.
Bước 2: Làm các xét nghiệm máu, chẩn đoán hình ảnh khác có chỉ định.
Bước 3: Làm hồ sơ nội soi. Người bệnh được đo huyết áp, chiều cao, cân nặng và tìm hiểu các yêu cầu trước nội soi.
Bước 4: Khi đã đáp ứng đủ yêu cầu, người bệnh được hướng dẫn uống thuốc tan bọt dạ dày.
Bước 5: Điều dưỡng đặt đường truyền mê và chuyển người bệnh vào phòng nội soi.
Bước 6: Bác sĩ gây mê tiến hành gây mê cho người bệnh.
Bước 7: Bác sĩ bắt đầu nội soi dạ dày.
Bước 8: Dựa theo hình ảnh nội soi, bác sĩ tìm ra điểm có nguy cơ nhiễm khuẩn HP cao ở dạ dày và chỉ định dùng kìm sinh thiết lấy một hoặc nhiều mẫu mô bệnh phẩm.
Bước 9: Kỹ thuật viên đưa mẫu mô vào ống nghiệm có chứa dung dịch test (dung dịch có màu vàng).
Bước 10: Đọc kết quả test khi đã đạt thời gian quy định.
>>>>>Xem thêm: Thủ phạm gây hội chứng ruột kích thích
Bác sĩ dùng kìm sinh thiết lấy một mẫu mô ở dạ dày qua nội soi để làm clo test.
4. Đọc kết quả clo test qua nội soi
Kết quả nội soi dạ dày clo test sẽ bao gồm dương tính, âm tính hoặc dương tính/âm tính giả.
– Kết quả là dương tính
Phần dung dịch có mẫu thử chuyển từ màu vàng sang hồng hoặc đỏ. Điều này cho thấy có sự xuất hiện của H. pylori. trong dạ dày của bạn.
– Kết quả là âm tính
Dung dịch khi có mẫu thử không bị đổi màu. Điều này cho thấy không có sự xuất hiện của H. pylori. trong dạ dày của bạn đồng thời loại bỏ được nguyên nhân gây viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP.
– Kết quả là âm tính hoặc bị dương tính giả
Bản chất của clo test là chỉ ra sự có mặt của men Urease (thường do vi khuẩn H. Pylori tiết ra). Trên thực tế, một số vi khuẩn khác tồn tại ở khoang tiêu hóa cũng có khả năng tiết ra men này và gây ra kết quả dương tính giả.
Thêm nữa, những người đang điều trị bằng các thuốc kháng sinh, Bismuth trong khoảng 4 tuần hoặc dùng các thuốc ức chế trong 2 tuần trước khi làm xét nghiệm Clo test có khả năng cho ra kết quả âm tính giả.
Vì vậy, để đảm bảo kết quả clo test được chính xác, bác sĩ sẽ cần tìm hiểu kỹ tình trạng bệnh sử cũng như có thể kết hợp với một số phương pháp khác khi cần thiết để đánh giá lại kết quả.
5. Cần làm gì khi kết quả clo test dương tính?
Khi có kết quả clo test dương tính đồng nghĩa với việc bạn có vi khuẩn HP dạ dày dương tính. Bác sĩ sẽ chỉ định lên chuẩn phác đồ thuốc tiêu diệt vi khuẩn HP. Hiện nay, điều trị HP được thực hiện theo đúng các phác đồ do Bộ Y tế ban hành bao gồm:
– Phác đồ liệu pháp 3 thuốc
– Phác đồ liệu pháp 4 thuốc
– Phác đồ điều trị nối tiếp
– Phác đồ kết hợp
Vi khuẩn HP rất nhạy và khả năng kháng thuốc ngày một cao vì vậy, yêu cầu đặt ra cho người bệnh là thực hiện nghiêm túc đúng theo phác đồ thuốc được chỉ định nhằm tránh tình trạng bệnh tái đi tái lại. Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh kết hợp chế độ ăn khoa học, thực hiện lối sống sinh hoạt tích cực, nghỉ ngơi đầy đủ để tăng hiệu quả điều trị HP.
Lưu ý, phác đồ điều trị HP được thực hiện trong khoảng 10-14 ngày. Trong quá trình uống thuốc có thể xuất hiện một số tác dụng phụ như đau bụng, buồn nôn, khó ăn, tiêu chảy,… Nhưng chúng sẽ hết sau khi hết thuốc. Người bệnh theo dõi tình trạng cơ thể và thông báo ngay với bác sĩ nếu có các dấu hiệu nặng bất thường.
Nội soi dạ dày làm clo test cho kết quả chẩn đoán HP chính xác, hỗ trợ tốt việc điều trị cũng như phát hiện các bệnh lý khác ở dạ dày. Người bệnh nên lựa chọn tới những cơ sở bệnh viện uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi và trang thiết bị y tế hiện đại để tiến hành thăm khám, nội soi khi cần.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.