Nội soi đại tràng là một trong những kỹ thuật được ứng dụng nhiều nhất trong chẩn đoán các bệnh lý tại đường tiêu hóa dưới. Những thắc mắc liên quan đến thăm dò chức năng này như nội soi đại tràng có đau không, trường hợp nào cần thực hiện là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Hãy tham khảo bài viết sau đây của Hệ thống Y tế Thu Cúc để tìm kiếm câu trả lời chính xác.
Bạn đang đọc: Nội soi đại tràng có đau không và những ai cần thực hiện?
1. Sơ lược về kỹ thuật nội soi đại tràng
Trước khi tìm hiểu nội soi đại tràng có đau không, bạn cần hiểu rõ nội soi đại tràng là gì. Đây là thủ thuật giúp đánh giá tình trạng bên trong ruột già của người bệnh bằng một dây nội soi mềm có gắn camera và đèn chiếu sáng ở đầu. Ống nội soi có đường kính khoảng 1cm sẽ được bác sĩ đưa vào hậu môn, đi qua đại tràng đến manh tràng – nơi tiếp giáp với ruột non.
Hình ảnh của đại trực tràng sẽ được chiếu lên màn hình có độ nét cao đê bác sĩ trực tiếp quan sát. Qua đó, bác sĩ có thể phát hiện được những bất thường, tổn thương tại đại trực tràng. Ngoài ra bác sĩ có thể lấy mẫu mô để xét nghiệm và thực hiện các thủ thuật can thiệp cần thiết như: cắt polyp, lấy dị vật, cầm máu,… Sau khi kết thúc nội soi, bác sĩ sẽ dựa vào kết quả chẩn đoán để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Nội soi đại tràng được xem là một trong những phương pháp kiểm soát ung thư đại trực tràng tốt nhất hiện nay
2. Tìm hiểu nội soi đại tràng có đau không
Đây là thắc mắc chung của rất nhiều người khi có ý định thực hiện phương pháp này để chẩn đoán bệnh đại trực tràng. Hiện nay có 2 phương pháp nội soi đại tràng phổ biến nhất là nội soi tiêu chuẩn (không gây mê) và nội soi không đau (có gây mê). Tùy thuộc vào phương pháp mà người bệnh lựa chọn, quá trình nội soi sẽ mang lại những trải nghiệm khác nhau.
2.1. Nội soi đại tràng có đau không – Phương pháp tiêu chuẩn
Với phương pháp nội soi đại tràng này, người bệnh sẽ hoàn toàn tỉnh táo trong suốt quá trình thực hiện. Đa số trường hợp, nội soi đại tràng tiêu chuẩn không gây đau. Tuy nhiên, người bệnh có thể cảm thấy căng tức vùng bụng trong quá trình nội soi. Cảm giác này xuất hiện là do đại tràng có cấu tạo nhiều chỗ gập góc, ống nội soi di chuyển sẽ gây cảm giác khó chịu. Cảm giác này sẽ nhanh chóng biến mất sau khi hoàn thành nội soi.
Trên thực tế, khả năng chịu đau của mỗi người là khác nhau. Chính vì vậy những người bệnh nhạy cảm có thể cảm thấy sợ hãi và đau khi nội soi đại tràng. Khi đó, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, mất sức sau khi nội soi. Thậm chí một số người còn bị ám ảnh lâu dài, không dám thực hiện lại thủ thuật này.
Cảm giác khó chịu hay đau đớn khi nội soi đại tràng sẽ được giảm thiểu đáng kể nếu người bệnh thả lỏng theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Đồng thời, hãy thực hiện nội soi tại cơ sở y tế uy tín với đội ngũ bác sĩ giỏi, tay nghề cao, thao tác khéo léo. Điều này sẽ góp phần mang đến cho người bệnh trải nghiệm nội soi nhẹ nhàng nhất.
2.2. Nội soi đại tràng có đau không – Phương pháp không đau (nội soi gây mê)
Khi thực hiện nội soi không đau, người bệnh sẽ được gây mê tĩnh mạch trước khi tiến hành nội soi. Đúng như tên gọi của phương pháp, người bệnh sẽ không hề có cảm giác lo lắng, đau đớn hay khó chịu nào khi thực hiện.
Thuốc mê được đưa vào tĩnh mạch người bệnh trước khi nội soi giúp người bệnh chìm vào giấc ngủ ngon. Nhờ đó, quá trình nội soi diễn ra hết sức êm ái và nhanh chóng. Khi người bệnh tỉnh mê thì quá trình nội soi đã kết thúc. Lượng thuốc mê trong nội soi được dùng với lượng ít, thời gian gây mê ngắn nên không ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Không chỉ đem lại tâm lý thoải mái cho người bệnh, nội soi đại tràng gây mê nâng cao hiệu quả nội soi. Người bệnh nằm im, không phản ứng lại với các kích thích trong quá trình nội soi giúp bác sĩ dễ dàng thực hiện thao tác và quan sát bên trong đại trực tràng. Điều này giúp bác sĩ quan sát rõ nét niêm mạc, đảm bảo an toàn đặc biệt khi thực hiện các thủ thuật can thiệp.
Tìm hiểu thêm: Chụp cộng hưởng từ có nguy hiểm không
Nội soi không đau mang đến trải nghiệm êm ái cho người bệnh, đồng thời giúp quá trình nội soi và can thiệp trở nên thuận lợi và an toàn
2. Tầm quan trọng của nội soi đại tràng và những người cần thực hiện
2.1. Ý nghĩa kỹ thuật nội soi đại tràng
Ống tiêu hóa nói chung, đại trực tràng nói riêng là cơ quan rất khó để quan sát, phát hiện các bất thường và tổn thương. Ngay cả những phương pháp hiện đại như siêu âm, chụp cắt lớp vi tính hay cộng hưởng từ đều gặp những hạn chế trong việc chẩn đoán các bệnh lý tại cơ quan này.
Nội soi đại tràng là giải pháp hữu hiệu hàng đầu trong chẩn đoán các bệnh lý đường tiêu hóa dưới. Phương pháp này giúp phát hiện những tổn thương rất nhỏ mà các phương pháp khác không thể thấy được. Đây cũng là phương án hiệu quả nhất để tìm ra nguyên nhân của các bất thường tại đại trực tràng như: viêm loét đại tràng, có máu trong phân, đau bụng,…
Thêm vào đó, nội soi đại tràng còn cho phép bác sĩ can thiệp điều trị nhiều bệnh lý. Bác sĩ có thể các dụng cụ chuyên dụng qua dây soi để loại bỏ dị vật, cầm máu, cắt polyp,… Đặc biệt, công nghệ dải tần ánh sáng hẹp NBI 5P ứng dụng trong nội soi còn giúp phát hiện ung thư đường tiêu hóa từ rất sớm, từ đó can thiệp điều trị kịp thời.
>>>>>Xem thêm: Giúp bạn trả lời câu hỏi siêu âm ở đâu tốt?
Nội soi đại tràng có vai trò quan trọng trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý, bất thường tại đường tiêu hóa dưới
2.2. Những trường hợp cần nội soi đại tràng
Đối tượng chỉ định của phương pháp thăm dò chức năng này tương đối rộng rãi, bao gồm:
– Những người nghi ngờ có vấn đề ở đường tiêu hóa dưới: đau bụng (đau lâm râm hoặc đau quặn từng cơn), thay đổi thói quen đại tiện, cảm giác đi ngoài không hết phân, đi ngoài ra máu, sụt cân và thiếu máu không rõ nguyên nhân,…
– Những người đã được chẩn đoán và đang theo dõi các bệnh lý đại tràng như: viêm loét đại tràng, polyp,… cần kiểm tra định kỳ và lấy mẫu xét nghiệm nhằm xác định nguyên nhân gây bệnh hoặc tầm soát tế bào ung thư.
– Những người trên 45 tuổi được các chuyên gia Tiêu hóa khuyến cáo nên nội soi đại tràng ít nhất 1 lần mỗi năm để kiểm tra, đánh giá, phát hiện sớm các bất thường, bệnh lý đại trực tràng.
Như vậy, nội soi đại tràng có đau không phụ thuộc vào phương pháp nội soi mà người bệnh lựa chọn. Hãy chủ động nội soi đại tràng thường xuyên để kiểm soát hiệu quả sức khỏe đường tiêu hóa dưới. Người bệnh có thể lựa chọn phương pháp nội soi không đau để có trải nghiệm êm ái và dễ chịu.