Nội soi đường mũi: Những thông tin bạn cần biết

Nội soi đường mũi là kỹ thuật nội soi đang ngày càng được sử dụng phổ biến nhờ độ chính xác cao, dễ thực hiện và ít gây khó chịu so với nội soi truyền thống. Bài viết dưới đây cung cấp những thông tin người bệnh cần biết khi muốn thực hiện chẩn đoán bằng phương pháp này.

Bạn đang đọc: Nội soi đường mũi: Những thông tin bạn cần biết

1. Nội soi dạ dày đường mũi là gì?

Nội soi dạ dày đường mũi là phương pháp thăm khám dạ dày sử dụng dụng cụ nội soi dạng ống nhỏ (chỉ từ 6-9mm) đưa trực tiếp qua đường mũi đã được gây tê, đến thực quản – dạ dày – hành tá tràng – tá tràng. Theo đường đi của ống nội soi, hình ảnh truyền về sẽ giúp bác sĩ phát hiện, đánh giá các tổn thương, bất thường tại ống tiêu hóa trên. Nội soi có thể kết hợp sinh thiết giúp phát hiện vi khuẩn gây bệnh.

Nội soi đường mũi: Những thông tin bạn cần biết

Đường đi của ống nội soi trong nội soi dạ dày đường mũi

2. Nội soi dạ dày đường mũi có ưu – nhược điểm như thế nào?

2.1 Ưu điểm của nội soi dạ dày đường mũi

Không có cảm giác khó chịu, buồn nôn

Đây cũng chính là lý do đầu tiên khiến nhiều người bệnh lựa chọn nội soi dạ dày đường mũi. Thay vì đi qua vùng hầu họng như nội soi thông thường, ống nội soi đi qua đường mũi sẽ không chạm vào lưỡi gà, không gây cảm giác buồn nôn, khó chịu. Từ đó giảm thiểu tối đa những khó chịu mà bệnh nhân gặp phải trong quá trình thực hiện nội soi.

Không cần gây mê

Phương pháp nội soi đường mũi không cần thực hiện gây mê nên người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm về tính an toàn. Đây cũng là hình thức nội soi được các bác sĩ khuyên dùng đối với các bệnh nhân đang gặp phải các vấn đề về hô hấp, huyết áp, bệnh tim mạch… Trong suốt quá trình nội soi, huyết áp, nhịp tim của người bệnh luôn được đảm bảo duy trì ổn định. Người bệnh hoàn toàn tỉnh táo, có thể trao đổi bình thường với bác sĩ trong suốt quá trình nội soi. 

Tiết kiệm thời gian

Nội soi đường mũi chỉ mất 15 phút để phát hiện các tổn thương đường tiêu hóa, tiết kiệm thời gian hơn hầu hết các phương pháp nội soi khác. Ngoài ra, do không phải gây mê, người bệnh không mất thời gian tỉnh mê, hồi phục sau nội soi cũng nhanh hơn. 

Tìm hiểu thêm: Mổ ruột thừa ăn được những gì?

Nội soi đường mũi: Những thông tin bạn cần biết

Nội soi đường mũi là phương pháp gây ít khó chịu nhất cho người bệnh

2.2 Nhược điểm của nội soi dạ dày đường mũi

Không phù hợp với bệnh nhân có bệnh lý vùng mũi

Những bệnh nhân có bệnh lý khoang mũi, hẹp khe mũi sẽ không được chỉ định áp dụng được phương pháp này.

Không thể tiến hành loại bỏ tổn thương tại chỗ

Trong quá trình nội soi phát hiện ra các tổn thương cần làm thủ thuật như: cắt polyp, lấy dị vật, cầm máu… bác sĩ sẽ không thể tiến hành xử lý ngay lập tức mà cần chuyển qua nội soi đường miệng để thực hiện. Đây cũng được đánh giá là nhược điểm lớn nhất của phương pháp nội soi này. 

Chi phí cao

Thông thường, chi phí nội soi dạ dày đường mũi sẽ cao hơn so với nội soi dạ dày đường miệng.  

Để biết đâu là phương pháp nội soi phù hợp nhất với tình trạng của mình, người bệnh cần đến cơ sở y tế thăm khám và lắng nghe tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. 

3. Khi nào nên thực hiện nội soi?

Nội soi nói chung và nội soi đường mũi nói riêng có ý nghĩa quan trọng trong việc chẩn đoán sớm các bệnh lý đường tiêu hóa. Người bệnh nên đến cơ sở y tế uy tín để được nội soi ngay khi nghi ngờ các triệu chứng sau: 

– Người bệnh bị sút cân đột ngột không rõ nguyên nhân.

– Đau bụng thượng vị (vùng trên rốn đến dưới xương ức), 

– Nôn, buồn nôn sau ăn.

– Chướng bụng, khó tiêu có thể kèm ợ hơi, ợ chua, ợ nóng. 

– Cảm thấy đau ngực nhưng không có vấn đề về tim mạch.

– Có biểu hiện xuất huyết tiêu hóa như: nôn ra máu, đi ngoài phân đen

– Nuốt khó, nuốt nghẹn.

– Sử dụng thuốc giảm đau, thuốc chống viêm NSAID trong thời gian dài.

– Thành viên trong gia đình có tiền sử mắc polyp, ung thư dạ dày.

Các bệnh lý đường tiêu hóa có thể biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Do đó, người bệnh lưu ý không nên chủ quan bỏ qua.

4. Lưu ý khi thực hiện nội soi dạ dày đường mũi

4.1 Trước khi nội soi

Bệnh nhân cần nhịn ăn ít nhất 6 tiếng trước nội soi để tránh tình trạng sặc thức ăn, nôn mửa và hỗ trợ bác sĩ quan sát rõ tổn thương tại niêm mạc dạ dày (nếu có). 

Không sử dụng các loại nước có màu như coca, cafe, nước ép trái cây,…trước nội soi. Chỉ nên uống nước lọc để đảm bảo hình ảnh nội soi rõ nét.

Trước nội soi, người bệnh không nên sử dụng các loại thuốc như Gastropulgit, Phosphalugel,… có tác dụng làm băng niêm mạc dạ dày.

Bạn cũng nên trao đổi trước với bác sĩ về tiền sử bệnh lý của bản thân và các loại thuốc bạn đang sử dụng trước khi lựa chọn phương pháp nội soi. 

Đặc biệt, tìm hiểu kỹ dịch vụ nội soi tại cơ sở y tế bạn thực hiện giúp bạn nắm được chi phí, năng lực chuyên môn, cơ sở vật chất của đơn vị đó từ đó tạo tâm lý thoải mái, an tâm khi tiến hành nội soi.

Nội soi đường mũi: Những thông tin bạn cần biết

>>>>>Xem thêm: Cách chữa bệnh đau dạ dày bằng nghệ đen

Nhịn ăn trước ít nhất 6 tiếng là yêu cầu bắt buộc trước nội soi

4.2 Sau khi nội soi

Sau khi kết thúc quá trình nội soi, người bệnh nên nghỉ ngơi một thời gian trước ra về để hạn chế nguy cơ bị chóng mặt sau nội soi. 

Nên tránh ăn uống ngay sau khi nội soi, ít nhất cho đến khi có đánh giá từ bác sĩ. 

Đồ ăn người bệnh sử dụng sau nội soi nên là dạng thức ăn mềm, lỏng, thân thiện với dạ dày và hạn chế tối đa thức ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ… 

Nếu bạn cảm thấy bị chướng bụng, đầy hơi sau nội soi thì hãy cứ yên tâm vì đó là hiện tượng bình thường và không nên quá lo lắng. 

Tại Hệ thống y tế Thu Cúc TCI cũng đang áp dụng phương pháp nội soi đường mũi trong chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến dạ dày – tá tràng. Quá trình nội soi được thực hiện bởi đội ngũ chuyên gia giỏi, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực Nội soi Tiêu hóa. Trang thiết bị được sử dụng để thực hiện nội soi hiện đại, truy quét mọi tổn thương từ nhỏ nhất. Nội soi siêu sạch, hạn chế tối đa khả năng lây nhiễm chéo. Do đó, người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn thực hiện. 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *