Nội soi ổ bụng có đau không là thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân có chỉ định này. Phương pháp nội soi thường được áp dụng khi người bệnh có nghi vấn mắc các bệnh lý hoặc tổn thương tại vùng bụng. Vậy thực hiện phương pháp này có gây đau cho bệnh nhân hay không?
Bạn đang đọc: Nội soi ổ bụng có đau không? tổn thương tại vùng bụng
Nội soi ổ bụng là gì?
Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh bằng phẫu thuật xâm lấn tối thiểu, nhiều trường hợp có kết hợp với phẫu thuật bên trong ổ bụng để điều trị các bệnh lý liên quan. Một số bệnh lý chỉ có thể chẩn đoán chính xác khi cơ quan đó được quan sát trực tiếp. Nội soi ổ bụng được thực hiện nhiều nhất trong phụ khoa. Thủ thuật này thường được dùng để quan sát vùng chậu và các cơ quan vùng chậu. Ống kim loại với kính và đèn ở một dầu và một thiết bị quan sát ở đầu còn lại cho phép quan sát khoang bụng thông qua con mắt của thiết bị.
Với nội soi ổ bụng, bác sĩ chỉ cần tạo một vết rạch rất nhỏ qua đó đưa 1 ống soi nhỏ có gắn máy quay phim và nguồn ánh sáng để quan sát các tạng trong vùng chậu của bệnh nhân.
Nội soi ổ bụng thường được bác sĩ đề nghị khi những phương pháp chẩn đoán khác như xét nghiệm X – quang, siêu âm không tìm thấy được nguyên nhân gây triệu chứng. Chẳng hạn khi bệnh nhân bị đau bụng dưới mạn tính. Nhờ nhìn trực tiếp vào bên trong bụng, các bác sĩ có thể biết nguyên nhân gây bệnh và tổn thương nằm ở vị trí nào.
Tìm hiểu thêm: Hình ảnh phình đại tràng bẩm sinh
Nội soi ổ bụng có đau không?
Phương pháp nội soi ổ bụng thường được thực hiện dưới dạng gây mê toàn thân. Do đó, trong quá trình thực hiện, người bệnh không cảm thấy đau. Sau khi hoàn thành nội soi và hết tác dụng của thuốc mê, người bệnh có thể cảm thấy một chút đau, nhưng không nhiều và sẽ hết nhanh chóng. Có những trường hợp thậm chí hầu như không thấy đau.
Vết rạch rất nhỏ nên cũng mau lành và hạn chế tối đa tình trạng viêm nhiễm. Tuy nhiên, để tránh trường hợp viêm nhiễm có thể xảy ra, sau nội soi người bệnh cần giữ vệ sinh đúng cách vùng có vết rạch, tránh ăn những thực phẩm cản trở quá trình liền vết thương.
>>>>>Xem thêm: Điểm mặt những nguyên nhân ợ nóng cổ: Hiểu rõ để khắc phục sớm
Nội soi ổ bụng được tiến hành ra sao?
– Nếu nội soi ổ bụng dùng để thực hiện các thủ thuật nhỏ chẳng hạn như thắt ống dẫn trứng, bệnh nhân có thể được gây mê dưới màng cứng. Còn lại hầu hết các trường hợp sẽ được thực hiện vô cảm toàn thân.
-Bác sĩ tạo 1 vết rạch nhỏ trên bụng, thường ngay dưới rốn để không để lại sẹo. Khí CO2 (carbon dioxide) được bơm vào khoang bụng bằng một cây kim tiêm, để vùng này phình lên giúp việc quan sát dễ dàng hơn. Một ống trocar – dụng cụ có đường kính bằng cây bút chì, được chọc qua vết rạch vùng rốn, tạo đường cho ống nội soi đi vào trong ổ bụng bệnh nhân.
-Qua ống nội soi có gắn camera siêu nhỏ chuyên dụng ở đầu ống, hình ảnh bên trong khoang bụng được truyền lên màn hình bên ngoài, giúp bác sĩ có thể kiểm tra các tạng bên trong.
-Nếu phát hiện bệnh hoặc tổn thương, bác sĩ sẽ kết hợp phẫu thuật giải quyết bệnh. Khi đó, dụng cụ phẫu thuật bổ sung có thể được luồn vào ổ bụng qua đường rạch khác phía trên xương mu.
Ưu điểm của nội soi ổ bụng
Nội soi ổ bụng được đánh giá rất an toàn với các ưu điểm:
-Ít gây đau hơn hẳn so với những phương pháp khác
-Bác sĩ dễ quan sát hơn về cơ quan bên trong.
Thời gian thực hiện khá nhanh, mất khoảng 30 – 40 phút
Bệnh nhân chỉ có một hoặc hai vết sẹo rất nhỏ và mờ trên da, thậm chí sau này gần như không thấy sẹo.
Xuất viện sớm, chỉ sau khoảng 2 giờ, bệnh nhân đã có thể về nhà.
Có thể thấy hơi khó chịu do khí còn trong khoang chậu và bị đau ở chỗ rạch ngay sau nội soi nhưng sẽ giảm dần và nhanh chấm dứt.