Nội soi tán sỏi qua da không còn là cái tên xa lạ hiện nay. Phương pháp này dần dần được sử dụng rộng rãi trong điều trị sỏi nhờ những ưu điểm vượt trội mà nó mang lại. Vậy phương pháp này là gì? Cách thực hiện ra sao? Có những ưu nhược điểm gì? Hãy cùng tìm hiểu
Bạn đang đọc: Nội soi tán sỏi qua da – Phương pháp trị sỏi hiệu quả
1. Tổng quan về Nội soi tán sỏi qua da
Nội soi tán sỏi qua da có tên khoa học là Nội soi tán sỏi thận qua da chuẩn thức (Standard – PCNL). Đây là phương pháp kỹ thuật cao, ít xâm lấn và đang dần thay thế cho mổ mở. Phương thức nội soi này áp dụng để điều trị sỏi thận và sỏi thận niệu quản ⅓ trên kích thước > 15mm. Để thực hiện nội soi bác sĩ chỉ phải mổ một đường nhỏ khoảng 3-4mm sau đó đưa máy nội soi kích thước 8F vào thận. Thủ thuật này giúp bệnh nhân ít cảm thấy đau đớn và giảm thời gian nằm viện xuống chỉ còn 1-2 ngày.
Nội soi tán sỏi qua da là phương pháp điều trị được tin dùng hiện nay
2. Những đối tượng chỉ định và không nên áp dụng
Mỗi phương pháp điều trị sẽ phù hợp với từng trường hợp khác nhau. Vì vậy có một số đối tượng có thể áp dụng nội soi qua da và cũng có có các đối tượng chống chỉ định.
2.1 Chỉ định
– Người có sỏi niệu quản ⅓ trên và sỏi thận có kích thước 1-2cm
– Trường hợp điều trị tán sỏi ngoài cơ thể hoặc sỏi niệu quản thất bại
– Sỏi thận ở trẻ em, sỏi thận có kèm bất thường về giải phẫu
– Các loại sỏi san hô phức tạp
Trước khi tán sỏi thận, bệnh nhân cần kiểm tra toàn diện và xét nghiệm để xác định số lượng, vị trí và kích thước của sỏi.
Chẩn đoán hình ảnh là yếu tố giúp bác sĩ quyết định có tán sỏi qua da hay không. Cách dùng phim chụp UIV là lựa chọn đầu tiên. Hình ảnh trên phim giúp bác sĩ nhận biết chính xác về vị trí, kích thước, hình dáng của sỏi. Đồng thời phương pháp này giúp quan sát hình thể giải phẫu của nhu mô thận và đài bể thận.
Trong một số trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể yêu cầu chụp cắt lớp hoặc siêu âm trong khi mổ.
2.2 Trường hợp chống chỉ định
– Trường hợp tán sỏi ngoài cơ thể không mang lại hiệu quả
– Phẫu thuật nội soi tán sỏi không chỉ định cho bệnh nhân rối loạn đông máu, có bất thường về mạch máu trong thận, nguy cơ chảy máu nặng. Các trường hợp bệnh nhân huyết áp cao cũng tạm thời không áp dụng phương pháp này.
– Bệnh nhân suy thận, phụ nữ có thai cần cân nhắc kỹ về mức độ lợi và hại khi sử dụng phương pháp này.
3. Những ưu điểm và nhược điểm nổi bật của kỹ thuật
Bất cứ phương pháp nào, dù hiệu quả tới đâu cũng vẫn tồn tại những điểm mạnh và điểm yếu. Vậy ưu nhược điểm của tán sỏi qua da là gì?
3.1 Ưu điểm của nội soi tán sỏi qua da
– Phẫu thuật ít đau đớn, thời gian nằm viện ngắn: 3-4 ngày, chỉ mất khoảng 7-10 ngày bệnh nhân hồi phục sức khỏe và trở lại làm việc
– Tránh để lại sẹo lớn gây mất thẩm mỹ
– Giảm tình trạng còn sót sỏi. Đây là ưu điểm vượt trội của nội soi tán sỏi qua da nhờ khả năng cho phép kiểm tra toàn bộ đài bể thận và niệu quản. Nếu thực hiện điều trị tán sỏi ngoài cơ thể hoặc mổ thông thường thì sẽ rất khó kiểm soát tình trạng sót sỏi.
– Hạn chế ở mức tối đa nguy cơ nhiễm trùng
– Ít gây ra tổn hại đến thận. Phương pháp này chỉ ảnh hưởng tới chức năng thận 30% chức năng thận do phải thực hiện đường rạch lớn trên nhu mô thận.
3.2 Nhược điểm
– Chi phí để thực hiện khá cao, bệnh nhân cần theo dõi tình trạng sức khỏe sau phẫu thuật
– Phương pháp Standard – PCNL vẫn còn tồn tại một số nguy cơ chảy máu
Phương pháp này để lại sẹo nhỏ hơn mổ mở
4. Các bước thực hiện
Kỹ thuật nội soi tán sỏi sẽ được thực hiện qua nhiều bước. Hiểu chi tiết về các bước thực hiện giúp người bệnh chuẩn bị tâm lý và đỡ lo lắng.
4.1 Bước 1: Chuẩn bị
– Trước khi thực hiện tán sỏi, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng để đánh giá tình trạng đường tiết niệu. Các thông tin cần thu tập về: Vị trí, kích thước, độ rắn của sỏi; sự thông suốt của đường tiết niệu; các bất thường giải phẫu; chức năng thận; chỉ số BMI; tình trạng nhiễm trùng tiết niệu,…từ đó đưa ra chỉ định phù hợp.
– Bệnh nhân được tiền mê giảm đau hoặc gây mê toàn thân
– Trong khi điều trị, sỏi luôn di chuyển theo nhịp thở. Người bệnh cần giữ nhịp thở đều và sâu để đạt hiệu quả tán sỏi cao.
4.2 Bước 2: Tiến hành can thiệp nội soi tán sỏi qua da
Chuyên gia sẽ chọc kim qua da vùng lưng vào trong thận. Đường hầm của kim chọc dò sẽ được nong rộng bằng dụng cụ cho tới khi đạt kích thước như thân một chiếc bút. Máy nội soi tán sỏi sẽ được đưa vào bằng đường này. Sỏi được tán thành những mảnh nhỏ và được hút ra. Qua đường hầm nhỏ, bác sĩ đặt ống thông thận giúp kiểm tra sau mổ. Sau khoảng 1-2 ngày ống thông sẽ được rút ra.
Tìm hiểu thêm: Chớ nên xem thường bệnh sỏi thận ở phụ nữ
Bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng trước khi bắt đầu phẫu thuật
5. Những dấu hiệu cần lưu ý sau khi thực hiện nội soi
Phương pháp nội soi tán sỏi được đánh giá là khá an toàn, ít rủi ro. Tuy nhiên bạn vẫn cần lưu ý một số biểu hiện bình thường và bất thường sau khi điều trị để có cách xử lý kịp thời.
5.1 Biểu hiện bình thường sau thực hiện nội soi
– Sau khi tán sỏi bệnh nhân có thể đái ra chút máu hoặc đau nhẹ vùng lưng. Triệu chứng này không cần dùng thuốc mà chỉ cần uống nhiều nước để cơ thể đào thải mảnh sỏi ra ngoài
– Sau ngày phẫu thuật, bệnh nhân có thể ngồi dậy đi lại trong phòng và ăn nhẹ. Sang ngày thứ 2 bác sĩ sẽ yêu cầu chụp đài bể thận kiểm tra qua ống dẫn lưu để xác định không còn sót sỏi và thuốc cản quang lưu thông tốt xuống bàng quang. Nếu tình trạng tốt thì ống dẫn lưu thận sẽ được rút ra.
– Ở chỗ ống dẫn lưu được rút ra có thể rỉ ra một chút nước tiểu. Tình trạng này sẽ hết sau khoảng 3-6 tiếng nhờ có băng ép tại chỗ.
– Bệnh nhân không quá đau đớn do vết mổ nhỏ
– Thời gian nằm việc khoảng 3-4 ngày. Bệnh nhân có thể hồi phục hoàn toàn sau 7-10 ngày mà không cần duy trì chế độ chăm sóc đặc biệt nào.
– Bệnh nhân cần tái khám sau vài tuần để đánh giá kết quả tán sỏi và xem xét có cần tiếp tục điều trị hay không
– Nên kiểm tra định kỳ hàng năm để phát hiện sớm sỏi tái phát nếu có
5.2 Dấu hiệu bất thường cần tới bệnh viện ngay
– Xuất hiện sốt, các cơn đau quặn thận hoặc các biểu hiện bất thường khác thì người bệnh cần gặp bác sĩ chuyên khoa ngay
– Nhiễm trùng sau khi tán sỏi
– Đái ra máu kéo dài
>>>>>Xem thêm: Sỏi bàng quang gây ra nhiễm trùng và nhiều biến chứng nguy hiểm khác
Bệnh nhân cần liên hệ với bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường
Nhìn chung, nội soi tán sỏi qua da là phương pháp mang lại nhiều hy vọng có thể thay thế các trường hợp sỏi thận cần mổ mở. Kỹ thuật tán sỏi này phần nào giúp giảm bớt lo lắng, gánh nặng về kinh tế, thời gian cho bệnh nhân khi bị sỏi.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.