Hiện nay tỷ lệ người mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm thanh quản, viêm amidan,… đang tăng cao. Những bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống tinh thần của người bệnh. Do đó, những thủ thuật y khoa nhằm phát hiện các bệnh lý liên quan đến các cơ quan hô hấp ngày càng trở nên phổ biến trong đó có nội soi thanh quản.
Bạn đang đọc: Nội soi thanh quản: kỹ thuật phổ biến trong y khoa cần biết
1. Nội soi thanh quản là gì?
Thanh quản là bộ phận có vai trò quan trọng trong việc thở, phát âm và nuốt của con người, có nhiệm vụ chính là chiến van điều tiết, mở ra để bơm khí vào phổi.
Nội soi thanh quản là kỹ thuật y khoa đưa ống soi vào phế quản hoặc thanh khí nhằm mục đích thăm khám, kiểm tra tình trạng họng và thanh quản. Từ đó, phát hiện bệnh lý liên quan và đưa ra phương hướng điều trị cụ thể.
-
Nội soi thanh quản là kỹ thuật y khoa đưa ống soi vào phế quản hoặc thanh khí
Nội soi thường được phân 3 loại:
– Nội soi gián tiếp: đây là loại đơn giản nhất, lâu đời nhất. Bác sĩ sẽ sử dụng gương cán dài đặt vào cuống họng và thực hiện quan sát qua gương và đèn.
– Nội soi ống cứng: đây là phương pháp phổ biến trong thăm khám và điều trị tai mũi họng. bác sĩ sử dụng ống nội soi cứng xuống họng qua miệng.
– Nội soi ống mềm: khác với nội soi ống cứng, hương pháp này sử dụng ống mềm luồn qua mũi để xuống họng người bệnh.
2. Khi nào cần thực hiện nội soi thanh quản?
Chỉ định nội soi thường được áp dụng trong những trường hợp dưới đây:
– Có dị vật xuất hiện ở đường thở hoặc bị hóc xương.
– Bệnh nhân thường xuyên bị khó thở, ho, khàn tiếng, hơi thở có mùi hôi, đau tai không rõ lý do hoặc ho ra máu.
– Mắc các bệnh liên quan đến phế quản chẳng hạn như dãn, u, nấm phế quản, viêm phế quản mủ,…
– Người có nhu cầu thực hiện phẫu thuật cắt u xơ, polyp dây thanh quản cần nội soi trước khi phẫu thuật.
– Có mục đích sinh thiết tế bào để làm xét nghiệm mô bệnh học.
Ngoài ra, bệnh nhân cần lưu ý những người đang bị suy tim, lao phổi thì không thực hiện nội soi. Cùng với đó, kỹ thuật nội soi ống cứng sẽ chống chỉ định với những người bị giãn quai động mạch chủ.
3. Lưu ý cần biết khi tiến hành nội soi
Rất ít bệnh nhân có biến chứng sau khi nội soi dây thanh quản, tuy nhiên vẫn có một vài trường hợp bệnh nhân gặp nguy cơ không đáng kể trong và sau quá trình thực hiện nội soi như:
– Có cảm giác đau, sưng ở cổ họng, lưỡi và miệng.
– Số ít bệnh nhân nhạy cảm có thể bị chảy máu mũi, miệng.
– Ảnh hưởng đến giọng nói, khàn tiếng, bị buồn nôn, nôn.
Trong trường hợp bệnh nhân cảm thấy đau cổ họng dữ dội, ho nhiều, ho ra máu thì cần gặp bác sĩ chuyên khoa để điều trị kịp thời.
Một vài lưu ý bác sĩ hay khuyên để đảm bảo kết quả nội soi chính xác:
– Trước khi thực hiện nội soi cần để bụng rỗng khoảng 8 tiếng.
– Nếu trường hợp đang sử dụng thuốc điều trị có thể phải dừng trước 5-7 ngày để đảm bảo kết quả.
– Ngoài nội soi, bác sĩ có thể yêu cầu thêm một vài xét nghiệm khác nếu phát hiện dấu hiệu của bệnh bất thường như chụp X-quang hoặc chụp cắt lớp vi tính.
– Trong quá trình nội soi, bệnh nhân có thể lấy mẫu mô nhỏ để thực hiện sinh thiết, nhằm đưa ra kết luận chính xác về tình trạng sức khỏe hiện tại.
Tìm hiểu thêm: Làm sao để điều trị bệnh khàn tiếng?
Số ít bệnh nhân nhạy cảm có thể bị chảy máu mũi, miệng sau khi nội soi
4. Nên lựa chọn nơi nội soi như thế nào?
Nội soi thanh quản là một trong kĩ thuật phổ biến, rất nhiều cơ sở ý tế có thể đáp ứng được dịch vụ này. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần phải lựa chọn địa điểm uy tín để đảm bảo tính an toàn khi soi, tránh biến chứng không mong muốn gây tổn hại đến sức khỏe.
Phương pháp được khuyến khích sử dụng là nội soi ống mềm, nhỏ nên bệnh nhân không cảm thấy khó chịu, đau đớn, luôn sâu mọi vị trí để phát hiện sớm các loại bệnh tiêu biểu là ung thư.
-
>>>>>Xem thêm: Xơ dây thanh quản điều trị bằng cách nào hiệu quả?
Phương pháp nội soi ống mềm đã được áp dụng tại Chuyên khoa Tai-Mũi-Họng Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
Hiện nay, phương pháp nội soi thanh quản ống mềm tân tiến đã được áp dụng tại khoa Tai-Mũi-Họng Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc và trở thành sự lựa chọn hàng triệu bệnh nhân với những ưu điểm đột phá.
– Đường kính ống soi chỉ 3mm, vô cùng nhỏ, dễ uốn cong nên phù hợp với mọi đối tượng đặc biệt là trẻ em.
– Độ gập góc của ống soi có thể điều chỉnh được lên 130 độ, dễ dàng luồn vào từng ngóc ngách, vị trí trong vòm họng. Từ đó, bác sĩ chẩn đoán nhanh và chính xác tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
– Hình ảnh nội soi rõ nét, chi tiết nhờ vào công nghệ ánh sáng dải tần hẹp NBI, con chip ở đầu ống soi có độ phân giải cao. Việc này hỗ trợ tối đa trong việc phát hiện sớm các bệnh ung thư khu vực tai mũi họng.
Hàng triệu bệnh nhân trải nghiệm nội soi ống mềm tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc và hài lòng. Hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900 558892 để được tư vấn nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.