Nội soi từ thực quản là phương pháp cần thiết để chẩn đoán các bất thường tại thực quản bằng những hình ảnh thu được từ ống nội soi. Nội soi thực quản có đau không là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Bạn đang đọc: Nội soi thực quản có đau không?
Nội soi thực quản có đau không?
Trong phương pháp này, bác sĩ sẽ đưa ống nội soi từ miệng xuống dạ dày, bác sĩ sẽ quan sát được tế bào bên trong dạ dày và thực quản, từ đó sẽ có những chuẩn đoán bệnh chính xác nhất. Có nhiều phương pháp nội soi khác nhau:
- Nội soi thường: bác sĩ thao tác nhẹ nhàng, kỹ thuật tốt sẽ giảm đáng kể cảm giác khó chịu khi nội soi.
- Nội soi gây mê: với kỹ thuật nội soi tiên tiến và gây mê cho bệnh nhân, người thực hiện nội soi sẽ không phải chịu đau đớn, hoàn toàn có thể yên tâm.
- Nội soi đường mũi: ống nội soi siêu nhỏ được đưa qua lỗ mũi đã được xịt tê, do ống không chạm vào lưỡi gà – vòm khẩu cái nên hoàn toàn không gây cảm giác khó chịu, đau hay buồn nôn. Người bệnh vẫn tỉnh táo trong suốt quá trình thực hiện.
Khi nào cần thực hiện nội soi
Khi có các biểu hiện bất thường, nghi ngờ mắc bệnh thực quản cần nội soi ngay:
- Đau thượng vị buồn nôn sau khi ăn
- Giảm cân không rõ nguyên nhân
- Nôn ra máu, thiếu máu, đi ngoài ra phân đen
- Ợ chua, ợ hơi, chậm tiêu, trào ngược thức ăn
- Nuốt nghẹn
- Đau ngực sau khi đã kiểm tra tim mạch bình thường
- Mắc hội chứng kém hấp thu
- Tiền sử dùng thuốc chống viêm, giảm đau, gây đau thượng vị
- Tầm soát phát hiện sớm ung thư dạ dày – thực quản
- Người đang theo dõi bệnh lý dạ dày
- Người có bệnh polyp có yếu tố gia đình
Tìm hiểu thêm: Thống kinh có nguy hiểm không?
>>>>>Xem thêm: Lựa chọn thuốc với phụ nữ cho con bú
Nội soi giúp phát hiện bất thường tại thực quản
Hướng dẫn trước khi nội soi
Khi bạn đặt hẹn trước khi nội soi, bạn sẽ được tư vấn đầy đủ những việc cần chuẩn bị trước khi thực hiện dịch vụ. Dưới đây là thông tin tham khảo:
- Không dùng chất kích thích, không ăn những đồ xơ cứng trước ngày soi, nếu là nội soi đại tràng thì ngày hôm trước chỉ ăn thức ăn mềm.
- Tối hôm trước không uống các loại đồ uống có ga, có màu …
- Nội soi buổi sáng phải nhịn ăn trước 6 tiếng.
- Nội soi buổi chiều phải nhịn ăn trưa.
- Trước nội soi 2 tiếng không được uống nước.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.