Nội soi tiêu hóa (hay nội soi đường tiêu hóa) là tên gọi chung của nội soi thực quản dạ dày – tá tràng – đại tràng – trực tràng. Đây là thăm dò chức năng hiện đại giúp phát hiện các tổn thương đường tiêu hóa nhanh chóng và chính xác nhất. Thêm vào đó, kỹ thuật này còn có khả năng phát hiện và điều trị sớm ung thư đường tiêu hóa nhờ ứng dụng các công nghệ nội soi hiện đại. Bài viết của Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI sẽ làm rõ vai trò, quy trình thực hiện và những điều cần lưu ý khi tiến hành nội soi dạ dày – đại tràng.
Bạn đang đọc: Nội soi tiêu hóa: Vai trò, quy trình và những điều cần lưu ý
1. Nội soi tiêu hóa dùng để chẩn đoán bệnh gì?
Nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng có khả năng phát hiện các bệnh lý bao gồm:
– Viêm loét thực quản, dạ dày, tá tràng: Xác định được vị trí, ranh giới các tổn thương và đánh giá mức độ tổn thương.
– Vi khuẩn HP trong dạ dày – tá tràng (nội soi sinh thiết lấy mẫu mô làm xét nghiệm, đồng thời có thể tiến hành nuôi cấy vi khuẩn HP).
– Dị vật đường tiêu hóa trên.
– Phát hiện polyp thực quản – dạ dày, đánh giá cấu trúc bề mặt, ranh giới, mức độ xâm lấn của polyp.
– Hỗ trợ chẩn đoán hội chứng trào ngược dạ dày.
– Chảy máu dạ dày.
– Ung thư thực quản – dạ dày.
Trong khi đó, nội soi đại trực tràng giúp chẩn đoán các bệnh lý tại đường tiêu hóa dưới:
– Các tổn thương viêm, loét tại niêm mạc đại tràng, trực tràng, hậu môn.
– Dị vật đường tiêu hóa dưới.
– Phát hiện polyp đại trực tràng, đánh giá cấu trúc bề mặt, ranh giới, mức độ xâm lấn của polyp..
– Ung thư đường tiêu hoá dưới.
Thêm vào đó, nội soi dạ dày – đại tràng còn giúp bác sĩ can thiệp điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa, như: cầm máu, lấy dị vật trong ống tiêu hóa, nong chỗ hẹp, cắt polyp, loại bỏ các tổ chức tiền ung thư/ ung thư sớm…
Nội soi dạ dày – đại tràng giúp phát hiện và can thiệp điều trị nhiều bệnh lý đường tiêu hoá
2. Chỉ định và chống chỉ định của nội soi tiêu hóa
2.1. Chỉ định nội soi tiêu hóa
– Trường hợp nội soi cấp cứu: Người bệnh được chỉ định thực hiện nội soi để chẩn đoán xác định chảy máu đường tiêu hóa. Đồng thời nội soi giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây chảy máu, từ đó tiến hành tiêm thuốc cầm máu trong tình huống cần thiết.
– Nội soi theo kế hoạch: Người bệnh thực hiện nội soi khi có các triệu chứng bất thường như đau bụng, ợ hơi, sụt cân bất thường, thiếu máu không rõ nguyên nhân Xuất huyết tiêu hóa. Đau thượng vị. Loét dạ dày – hành tá tràng. Ung thư dạ dày. Viêm dạ dày. Hẹp môn vị. Giun chui ống mật. Polyp dạ dày. Thiếu máu Biermer. Thiếu máu không rõ nguyên nhân
2.2. Nội soi tiêu hóa chống chỉ định trong trường hợp nào?
Sau đây là các trường hợp chống chỉ định tương đối của nội soi dạ dày – đại tràng:
– Người bệnh quá già yếu và bị suy nhược
– Người bệnh tâm thần không phối hợp được với bác sĩ nội soi.
– Tụt huyết áp
– Phụ nữ đang có thai.
Chống chỉ định tuyệt đối được áp dụng với các trường hợp:
– Phồng giãn động mạch chủ.
– Suy tim nặng.
– Suy hô hấp nặng.
– Nhồi máu cơ tim.
– Cơn cao huyết áp.
– Có triệu chứng hó thở (do bất cứ nguyên nhân gì).
– Ho nhiều.
– Gù, vẹo cột sống.
– Các bệnh lý ở thực quản (như bỏng thực quản do hóa chất, hẹp thực quản…) có nguy cơ làm thủng thực quản nếu thực hiện nội soi dạ dày.
Tìm hiểu thêm: Khi nào cần chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng?
Người bệnh cần thăm khám với bác sĩ tiêu hóa trước khi thực hiện nội soi
3. Quy trình nội soi tiêu hóa
Nội soi dạ dày – đại tràng tại Thu Cúc TCI được tiến hành với các bước như sau:
3.1. Chuẩn bị trước nội soi
– Người bệnh thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa, được tư vấn phương pháp nội soi phù hợp và chỉ định các xét nghiệm cần thiết trước nội soi.
– Người bệnh thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng được chỉ định và hoàn thiện hồ sơ trước nội soi. Điều dưỡng kiểm tra huyết áp cho người bệnh, khai thác các thông tin về tiền sử bệnh lý, tiền sử dị ứng… của người bệnh.
– Nhằm đảm bảo niêm mạc đường tiêu hóa được sạch sẽ, thuận lợi cho việc quan sát, người bệnh uống cần thuốc tan bọt dạ dày (với nội soi dạ dày) và thuốc nhuận tràng mạnh (với nội soi đại tràng).
– Người bệnh thay trang phục nội soi của Thu Cúc TCI, nhận bộ dụng cụ riêng biệt gồm kìm sinh thiết, kính oxy và canuyn. Trong trường hợp thực hiện nội soi không đau, người bệnh sẽ được đặt đường truyền để duy trì đường ven thuận lợi cho việc gây mê.
3.2. Tiến hành nội soi
– Bác sĩ thực hiện nội soi dạ dày – đại tràng, ống nội soi được đưa qua miệng (hoặc mũi) xuống dạ dày, đưa từ hậu môn lên đại trực tràng. Camera gắn trên đầu dây soi sẽ ghi lại hình ảnh niêm mạc đường tiêu hoá và truyền tới màn hình video trong phòng nội soi. Bác sĩ theo dõi hình ảnh thu được để phát hiện các bất thường tại đường tiêu hoá. Từ đó bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác vấn đề người bệnh đang gặp phải.
– Trong quá trình nội soi, bác sĩ có thể tiến hành sinh thiết tế bào để xét nghiệm mô bệnh học, tiến hành các thủ thuật can thiệp như lấy dị vật, cắt polyp, cầm máu,…
>>>>>Xem thêm: Chụp MRI ổ bụng được chỉ định khi nào?
Thu Cúc TCI ứng dụng công nghệ nội soi cao cấp MCU hiện đại nhất hiện nay, có khả năng phát hiện và điều trị ung thư sớm đường tiêu hóa trong 1 ngày
3.3. Sau khi thực hiện nội soi
Sau khi hoàn tất quá trình nội soi, người bệnh sẽ nhận kết quả nội soi và suất ăn nhẹ miễn phí. Tiếp đó, người bệnh quay lại phòng khám ban đầu để được bác sĩ chuyên khoa giải thích chi tiết kết quả và chỉ định phác đồ điều trị thích hợp.
4. Một số lưu ý khi thực hiện nội soi
– Khi thực hiện nội soi dạ dày có gây mê, người bệnh cần nhịn ăn ít nhất 6 tiếng và nhịn uống ít nhất 2 tiếng trước khi nội soi.
– Người bệnh cần nhịn ăn ít nhất 8 tiếng và làm sạch đại tràng trước khi tiến hành kỹ thuật nội soi đại tràng gây mê-.
– Trước khi nội soi, người bệnh lưu ý không sử dụng thức uống có màu (cà phê, nước dâu,….). Điều này giúp đảm bảo kết quả nội soi chính xác nhất, tránh nhầm lẫn với tình trạng xuất huyết tiêu hóa.
– Thông báo với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng, các triệu chứng bất thường đang gặp phải và tiền sử bệnh lý của bản thân và gia đình.
– Những người có bệnh lý kèm theo (như bệnh phổi, bệnh tim mạch,…) cần tiến hành một số xét nghiệm cần thiết để đánh giá trước khi nội soi, đảm bảo quá trình nội soi diễn ra an toàn.
– Sau khi thực hiện kĩ thuật nội soi gây mê, người bệnh cần ở lại phòng lưu viện cho đến khi thuốc mê tan hết, người bệnh hoàn toàn tỉnh táo. Bên cạnh đó, người bệnh thực hiện nội soi gây mê nên có người nhà đi cùng khi thực hiện nội soi tiêu hóa không đau.
– Sau khi kết thúc nội soi, người bệnh nên thông báo với bác sĩ những biểu hiện bất thường của cơ thể như sưng phù và nóng rát họng; đau họng; co thắt, đau bụng;… Nếu dấu hiệu đau bụng ngày càng dữ dội, căng trướng hoặc đi tiểu ra máu thì cần nhanh chóng tái khám để được xử kịp thời.
5. Kết luận
Trên đây là các thông tin về vai trò, các bước thực hiện và các lưu ý khi nội soi tiêu hóa. Hãy nội soi ngay khi có các triệu chứng bất thường hoặc chủ động nội soi định kỳ để kiểm soát tốt nhất sức khoẻ dạ dày – đại tràng.