“Bé nhà em mới được 4 tháng tuổi, rất hay bị trớ mỗi lần uống nhiều sữa hơn bình thường một chút. Bé đầu lòng, chưa có kinh nghiệm nên mỗi lần như vậy em rất lo lắng. Nhiều khi con uống xong khóc đòi uống tiếp, không cho uống thì khóc mà cho uống thì trớ như vòi rồng. Không biết nên làm như thế nào mới đúng nữa” – Lan Anh (24 tuổi, Hà Nội) chia sẻ. Có thể thấy, những băn khoăn về nôn trớ ở trẻ nhỏ của Lan Anh cũng là tâm sự của rất nhiều mẹ đang nuôi con, đặc biệt là nuôi con lần đầu.
Bạn đang đọc: Nôn trớ ở trẻ nhỏ và những điều mẹ nên biết
1. Nôn và trớ có khác nhau không?
Nôn là hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đẩy ra ngoài do sự co bóp của cơ trơn dạ dày và sự co thắt của cơ thành bụng. Trớ là hiện tượng thức ăn trào ngược đơn thuần sau khi ăn không có sự co thắt của cơ thành bụng và thường là thức ăn chưa tiêu hóa. Nôn trớ là một trong những biểu hiện thường gặp ở trẻ nhỏ do bộ máy tiêu hóa chưa hoàn thiện, dạ dày còn ở tư thế nằm ngang. Nôn trớ kéo dài có thể khiến cho trẻ lười ăn, chậm tăng cân, ảnh hưởng đến sức khỏe triển về thể chất cũng như trí tuệ của trẻ.
Nôn trớ ở trẻ nhỏ là tình trạng phổ biến thường gặp
2. Nôn trớ ở trẻ nhỏ – nguyên nhân do đâu và cách xử trí như thế nào?
Theo các chuyên gia Nhi khoa, nôn trớ do một số nguyên nhân sau:
2.1 Do ăn uống
– Do chế độ ăn uống hay cách cho trẻ ăn như: cho trẻ ăn quá nhiều trong một lần, bú quá no, ngậm vú giả, pha sữa, bú bình chưa đúng cách, trẻ bắt đầu ăn thức ăn mới lạ…
– Một số trẻ không dung nạp lactose hoặc dị ứng sữa bò khi ăn thường bị nôn trớ, tiêu chảy. Chính vì thế, cần điều chỉnh cách cho trẻ ăn.
Để giải quyết nguyên nhân trên, ba mẹ cần:
– Nên chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, tuyệt đối không nên ép trẻ ăn quá no. Trẻ bú mẹ thì sau khi bú xong bế trẻ thêm 10 – 15 phút rồi mới đặt trẻ nằm. Nếu trẻ bú bình với núm vú giả thì khi cho ăn cần nghiêng bình sao cho sữa ngập cổ bình để tránh nuốt phải không khí vào dạ dày dễ gây nôn.
– Cần pha sữa đúng công thức và nên cho trẻ ăn bằng thìa.
– Nếu trẻ không dung nạp lactose sữa bò thì thay thế bằng loại sữa khác, không có lactose. Trẻ dị ứng sữa bò thì cho ăn sữa đã được thủy phân protein thành axit amin.
Tìm hiểu thêm: 3 nhóm nguyên nhân trẻ quấy khóc đêm phổ biến nhất
Phụ huynh tuyệt đối không được ép trẻ ăn quá no
2.2 Do bệnh lý
– Trẻ bị nhiễm khuẩn do viêm mũi họng, viêm phổi,… làm cho trẻ bị ho và nôn về đêm nhiều.
– Do nhiễm khuẩn hay gặp ở trẻ bị tiêu chảy, viêm mũi họng, viêm phổi, viêm màng não. Trẻ nôn thường kèm theo sốt.
– Bệnh ngoại khoa tiêu hóa: Lồng ruột, tắc ruột, viêm ruột non hoại tử… gây đau bụng, buồn nôn thường xảy ra đột ngột và kèm theo các triệu chứng đặc hiệu của từng bệnh.
– Trào ngược dạ dày thực quản: Là hiện tượng thức ăn trong dạ dày trào lên thực quản. Nôn ói thường xuất hiện sau khi ăn, khi trẻ nằm hoặc khi trẻ khóc. Số lượng chất nôn ít và thường là sữa mới ăn vào. Trào ngược dạ dày thực quản có thể là hiện tượng sinh lý bình thường không ảnh hưởng đến phát triển cơ thể và tự khỏi. Nhưng cũng có thể là bệnh lý thì ngoài triệu chứng nôn còn gây viêm loét thực quản và kèm theo một số biến chứng của đường hô hấp do hít phải chất trào ngược có thể tử vong đột ngột. Do vậy, những trẻ bị nôn do bệnh lý cần được khám và điều trị tại cơ sở y tế.
– Trẻ bị cảm lạnh do thay đổi thời tiết, bị rối loạn tiêu hóa làm cho trẻ dễ bị tiêu chảy vừa nôn vừa đi ngoài hoặc kèm theo sốt.
– Do dị tật đường tiêu hóa
Dị tật thực quản: Thực quản bị hẹp, giãn to hoặc ngắn. Nôn thường xuất hiện sớm ngay từ những ngày đầu sau đẻ, nôn ngay sau khi ăn. Thực quản ngắn làm cho dạ dày bị kéo lên phía ngực, trẻ lại luôn ở tư thế nằm cho nên các chất trong dạ dày dễ trào ngược qua tâm vị và gây viêm niêm mạc thực quản, chất nôn không chỉ là sữa mà còn có cả chất nhày, máu.
Hẹp phì đại môn vị: Đây là hiện tượng phì đại và co thắt cơ môn vị gây hẹp tắc môn vị làm cản trở thức ăn từ dạ dày xuống tá tràng. Chất nôn có thể là sữa hoặc sữa đông vón đọng lâu trong dạ dày của trẻ. Trong trường hợp này trẻ táo bón sụt cân nhanh nhưng vẫn rất háu ăn. Thăm khám bụng thấy có sóng nhu động dạ dày hoặc sờ thấy u cơ môn vị di động nằm ở bờ trước gan. Nếu trẻ bị nôn do dị tật đường tiêu hóa cần được xử trí ngoại khoa.
Nhìn chung, với các trẻ nhỏ hoặc trẻ 5 tuổi đến 8 tuổi khi bị nôn ói cần phải đưa trẻ đi khám để tìm ra nguyên nhân để xử trí kịp thời nhưng cần lưu ý khi trẻ bị nôn thì nên đặt trẻ nằm nghiêng để chất nôn không bị hít vào đường thở, tránh cho trẻ bị sặc.
3. Nôn trớ ở trẻ nhỏ – xử trí như thế nào?
Đối với trẻ nhỏ cho bé bú nhiều lần và mỗi lần bú ít hơn so với bình thường, còn trẻ lớn nên cho trẻ uống nước từng ít một, uống nhiều lần để tránh tình trạng Nôn trớ ở trẻ nhỏ và những điều mẹ cần biết Bé nhà em mới được 4 tháng tuổi, rất hay bị trớ mỗi lần uống nhiều sữa hơn bình thường một chút. Bé đầu lòng, chưa có kinh nghiệm nên mỗi lần như vậy em rất lo lắng tình trạng mất nước do nôn nhiều liên tục gây nên. Sau khi bé nôn được một lát thì ba mẹ bắt đầu cho bé uống nước lại ít một, cách vài phút lại cho uống. Cho bé uống đến lúc bé có thể đi tiểu trở lại.
>>>>>Xem thêm: Mách cha mẹ cách phân biệt trẻ bị sốt khi mọc răng với sốt thông thường
Ba mẹ nên đưa con đi khám ngay khi bé bị nôn trớ nhiều
Theo các chuyên gia y tế, khi con trẻ bị nôn phụ huynh không nên quá sốt ruột, cần bình tĩnh để quan sát và tìm ra cách xử trí phù hợp nhất. Không cần phải dùng ngay các loại thuốc chống nôn cho trẻ, với những trẻ bị nôn do virut thì thuốc không giúp ích gì cả. Cần đưa con đến viện để được thăm khám và điều trị đúng cách, kịp thời
Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là một trong những địa chỉ được hàng ngàn ba mẹ tin tưởng, lựa chọn để chăm sóc sức khỏe cho bé yêu của mình. Đội ngũ bác sĩ giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm, yêu trẻ và hiểu tâm lý trẻ sẽ giúp bố mẹ an tâm, bé yêu không sợ khám.
Ý kiến người bệnh
Chị Nguyễn Bích Phượng (32 tuổi, Hà Nội) “Bé suti nhà mình mới được 3 tháng, cứ bú mẹ thì không sao chứ bú bình rất hay bị trớ, đưa con đi khám ở Bệnh viện Thu Cúc mình mới biết trẻ con nhiều bạn bị như thế do dạ dày nằm ngang, các bác sĩ cũng tư vấn cho mẹ rất nhiều thông tin hữu ích, giúp người nuôi con lần đầu như mình yên tâm hơn nhiều”
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.