Nóng bụng ợ hơi là bệnh gì? Cách khắc phục

Nóng bụng ợ hơi kèm cảm giác khó chịu ở xương sườn hoặc xương úc thường do nhiều nguyên nhân khác nhau, ảnh hưởng tới cuộc sống. 

Bạn đang đọc: Nóng bụng ợ hơi là bệnh gì? Cách khắc phục

1. Nóng bụng ợ hơi là gì?

Nóng bụng ợ hơi là biểu hiện bất thường liên quan đến tiêu hóa. Ợ hơi là phản ứng bình thường, tuy nhiên nếu kèm nóng rát ở xương sườn thì có thể do dạ dày. Triệu chứng này xảy ra khi người bệnh ăn nhiều các thực phẩm cay nóng, thực phẩm kích thích dạ dày tiết ra axit.

Ợ hơi nóng kèm cảm giác rát họng thường do trào ngược dạ dày – thực quản. Tình trạng này làm tổn thương dây thanh quản vì axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Người bệnh có cảm giác nóng rát họng, khàn giọng, gặp khó khăn khi nói chuyện.

Nóng bụng ợ hơi là bệnh gì? Cách khắc phục

Nóng bụng kèm theo ợ hơi gây cảm giác khó chịu

2 Nguyên nhân chủ quan gây ra nóng bụng ợ hơi

Một số nguyên nhân phổ biến gây nên hiện tượng ợ hơi nóng bụng như sau:

2.1 Thói quen sinh hoạt, ăn uống gây nóng bụng ợ hơi

2.1.1 Ăn quá no

Ăn no đầy bụng khiến các cơ quan trong hệ tiêu hóa hoạt động hết công suất. Ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn bình thường. Khi ăn no, lượng không khí vào bụng cũng nhiều hơn, gây tình trạng ợ hơi. Nóng bụng và ợ hơi sẽ xảy ra cho đến khi hết lượng khí dư còn trong bụng và sẽ cải thiện khi lượng khí này thoát hết ra ngoài.

2.1.2 Ăn thực phẩm dầu mỡ

Ăn nhiều đồ ăn nhanh, thực phẩm nhiều dầu mỡ cũng chính là nguyên nhân gây đầy bụng, ợ hơi, Vì trong các loại thực phẩm này chứa nhiều mỡ thuộc nhóm chất béo bão hòa khó tiêu hóa. Cơ thể cần có đủ enzyme và dịch tiêu hóa như acid dạ dày mới có thể phá vỡ. Thức ăn bị ứ đọng lâu sinh khí và tăng áp suất. Tạo áp lực lên cơ thắt thực quản dưới, khí và axit bị đẩy lên gây ợ hơi nóng rát.

2.1.3 Ăn thực phẩm gây ợ nóng

Một số loại thực phẩm làm nghiêm trọng tình trạng ợ nóng, kích thích tăng tiết axit dạ dày gồm: Các món cay nồng, đồ uống có cồn, có ga, trà đặc… Khiến nhu động dạ dày bị rối loạn, đẩy ngược axit dư thừa lên thực quản.

2.1.4 Ăn đường sữa dù mắc chứng kém hấp thu fructose

Người mắc chứng không dung nạp đường sữa, kém hấp thu fructose nhưng vẫn ăn các thực phẩm này dễ gây khó tiêu, ợ hơi, nóng rát dạ dày. Ngoài ra còn có các biểu hiện khác đi kèm như tiêu chảy, táo bón, đau bụng…

2.1.5 Thói quen ăn uống

Thói quen bỏ bữa, ăn không đúng bữa, ăn quá no hoặc để bụng quá đói, ăn đồ chua… cũng gây ra hiện tượng nóng bụng ợ hơi.

2.1.6  Uống đồ uống có cồn và có gas

Các hóa chất có trong đồ uống có cồn kích thích dạ dày sản sinh nhiều axit, khiến cơ thể bị mất nước. Ảnh hưởng tới chức năng đường tiêu hóa, gây ra hiện tượng ợ hơi nóng bụng. Axit citric trong đồ uống có ga làm tăng axit dạ dày, gây nóng rát. Uống đồ có gas gây đầy bụng do không khí đi vào dạ dày nhiều hơn và gây ợ hơi.

Tìm hiểu thêm: Kế hoạch chăm sóc xuất huyết tiêu hóa

Nóng bụng ợ hơi là bệnh gì? Cách khắc phục

Nóng bụng có thể do thức ăn không phù hợp

2.2 Căng thẳng tâm lý gây nóng bụng ợ hơi

Người phải đối mặt với tình trạng căng thẳng, stress trong thời gian dài gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa. Tâm trạng không ổn định làm quá trình tiêu hóa bị trì trệ, tăng lượng axit trong dạ dày dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản.

2.3 Thói quen luyện tập

Tập luyện quá sức với các bài tập như đẩy tạ, gập bụng, chạy quá sức, trồng cây chuối… gây ra áp lực cho vùng bụng và vùng ngực. Làm tăng lực ép lên dạ dày, khiến axit bị trào ngược từ dạ dày lên thực quản, gây ợ nóng, khó chịu ở vùng bụng.

2.4 Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc chống viêm thuộc nhóm NSAID, Glucocorticoid có thể làm mỏng chất nhầy bảo vệ dạ dày. Khiến axit tiếp xúc với niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng tới nhu động co bóp của dạ dày. Gây rối loạn co bóp ở dạ dày, đẩy thức ăn và axit lên thực quản.

3. Nguyên nhân bệnh lý gây nóng bụng ợ hơi

Ngoài các nguyên nhân chủ quan, theo nghiên cứu cho thấy phần lớn các trường hợp nóng bụng và ợ hơi, khó tiêu là do mắc bệnh lý dạ dày, cụ thể như sau:

– Viêm loét dạ dày

– Trào ngược dạ dày, thực quản

– Ung thư dạ dày

– Sỏi mật

– Đau tim

4. Phương pháp kiểm soát tình trạng nóng bụng ợ hơi

4.1 Ăn uống khoa học

Người thường xuyên nóng bụng và ợ hơi không nên ăn quá no. Chỉ nên ăn khoảng 60% lượng ăn thông thường, kết hợp thêm các bữa phụ. Ăn uống với lượng nhỏ giúp giảm áp lực dạ dày trong quá trình tiêu hóa. Hạn chế tình trạng trào ngược dịch vị dạ dày, giảm số lần ợ hơi.

Người bệnh nên ăn uống đúng giờ để tạo cho dạ dày nhịp sinh học ổn định. Tránh kích thích làm tăng tiết axit dư thừa. Không nên ăn tối quá muộn, tránh tình trạng thức ăn không được tiêu hóa hết sẽ tăng khí, tăng tiết axit. Dẫn tới ợ hơi đầy bụng.

4.2 Tránh căng thẳng tâm lý

Giữ tâm trạng vui vẻ, tránh tình trạng để tinh thần căng thẳng quá độ vì áp lực gây ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa. Là nguyên nhân gián tiếp gây nên ợ nóng và khó chịu dạ dày. Người bệnh cần cân bằng cuộc sống, làm việc và nghỉ ngơi sao cho điều độ.

Nóng bụng ợ hơi là bệnh gì? Cách khắc phục

>>>>>Xem thêm: Các biến chứng sau mổ viêm ruột thừa

Tránh các loại đồ ăn nhanh gây đầy bụng, khó chịu

4.3 Khám sức khỏe định kỳ

Để xác định chính xác nguyên nhân gây nóng bụng và ợ hơi là do khách quan hay bệnh lý, người bệnh cần đi khám để được chẩn đoán. Khi phát hiện căn nguyên của bệnh, bệnh nhân cần nghiêm túc tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ. Sử dụng thuốc theo đơn, không tự ý dùng hay đổi thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Nóng bụng ợ hơi có thể là tình trạng tạm thời nhưng cũng có thể là triệu chứng của bệnh lý nguy hiểm. Khi xuất hiện tình trạng ợ hơi, nóng bụng, khó chịu kéo dài, người bệnh nên đi kiểm tra sức khỏe tại cơ sở y tế uy tín.

Khoa tiêu hóa của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc chuyên thăm khám và điều trị các bệnh tiêu hóa, trong đó có nóng bụng, ợ hơi. Với đội ngũ y bác sĩ giỏi, giàu chuyên môn cùng cơ sở vật chất hiện đại, làm hài lòng mọi khách hàng. Để được tư vấn và đặt lịch, vui lòng liên hệ tới hotline của bệnh viện hoặc đặt trực tuyến trên website.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *