Xác định nồng độ virus viêm gan B trong máu là xét nghiệm quan trọng và phổ biến hiện nay. Với người mắc bệnh viêm gan siêu vi B, việc thực hiện xét nghiệm này rất cần thiết để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.
Bạn đang đọc: Nồng độ virus viêm gan B trong máu
1. Thế nào là xét nghiệm nồng độ virus viêm gan B trong máu?
Xét nghiệm nồng độ virus viêm gan B trong máu hay định lượng virus viêm gan B (còn gọi là xét nghiệm HBV-DNA hay định lượng viêm gan B) là xét nghiệm để xác định hàm lượng virus viêm gan B tồn tại trong cơ thể, mưc độ nhân lên của chúng cũng như khả năng lây nhiễm của virus.
Định lượng virus viêm gan B là một bước quan trọng trong chẩn đoán chính xác và đưa ra các liệu pháp điều trị bệnh phù hợp, cũng như xác định khi nào nên dừng hoặc tạm thời dừng điều trị viêm gan B bằng thuốc kháng virus.
Việc tiến hành xét nghiệm định lượng virus viêm gan B trong máu được thực hiện sau khi xét nghiệm HBsAg đã cho kết quả dương tính. Nghĩa là sau khi đã có chẩn đoán người bệnh bị nhiễm virus HBV.
Tìm hiểu thêm: Viêm gan virus B và các trạng thái diễn biến của bệnh
2. Nồng độ virus viêm gan B trong máu bao nhiêu là cao?
Định lượng virus viêm gan B chia làm 3 mức độ:
-Mức 1: định lượng dưới ngưỡng phát hiện: khi giá trị HBV-DNA đạt dưới 300 copies/ml máu.
-Mức 2: định lượng virus viêm gan B nằm trong ngưỡng từ 1000-100.000 copies/ml máu. Kết quả định lượng này cho thấy virus đang hoạt động và nhân lên nhưng chưa mạnh.
-Mức 3: định lượng virus cao hơn 10.000.000 copies/ml máu. Kết quả này cho thấy virus đang hoạt động và sao chép rất mạnh.
Trong đó, mức độ 2 và 3 được coi là mức virus cao.
>>>>>Xem thêm: Xơ gan độ 4: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
3. Ý nghĩa của xét nghiệm
Giá trị HBV-DNA hay định lượng virus viêm gan B càng cao chứng tỏ virus hoạt động càng mạnh. Cùng với đó là nguy cơ cao gây tổn thương gan và các biến chứng nghiêm trọng như viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan.
Định lượng virus viêm gan B cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định hiệu quả của các liệu pháp điều trị, khi nào thì nên thay thuốc điều trị, khi nào thì nên ngừng điều trị. Định lượng virus viêm gan B cũng có thể giúp xác định một số đột biến kháng thuốc của virus này.
4. Cách hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan B
Bệnh nhân viêm gan B, nhất là trường hợp mạn tính cần tìm hiểu những kiến thức cần thiết và theo dõi tình trạng sức khỏe của gan.
Nếu điều trị bệnh bằng thuốc, người bệnh phải tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Chú ý tái khám đều đặn và theo dõi diễn biến bệnh theo hướng dẫn chuyên môn. Bệnh nhân nên kiên trì điều trị và duy trì tính liên tục, bởi nếu điều trị ngắt quãng, virus sẽ kháng thuốc, gây biến chứng. Không được chủ quan dù thấy kết quả xét nghiệm tạm thời thể hiện virus ở trạng thái không hoạt động.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cần thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, có tác dụng hỗ trợ bảo vệ gan. Chú ý tuân thủ tư vấn từ bác sĩ và có ý thức cao trong việc đảm bảo an toàn cho người thân và cộng đồng, tránh gây lây nhiễm bệnh cho người xung quanh.