Tỷ lệ ung thư gan ở nước ta ngày càng gia tăng và kéo theo không ít hệ lụy. Đứng trước nguy cơ bệnh tật, nhiều người đã lựa chọn giải pháp tầm soát sớm ung thư gan để bảo vệ sức khỏe bản thân. Vậy khi tiến hành xét nghiệm tầm soát ung thư gan bạn cần lưu ý điều gì?
Bạn đang đọc: Note lại những thông tin cần biết khi xét nghiệm
1. Ung thư gan là gì?
Ung thư gan là sự tăng trưởng và phát triển không kiểm của các mô, tế bào gan dẫn đến hình thành nên các khối u. Trong đó những khối u được xác định là ác tính có khả năng di căn (lây lan) sang nhiều cơ quan khác trong cơ thể nếu không kịp ngăn chặn.
Mỗi năm nước ta có hơn 10.000 trường hợp mắc mới và có hơn 20.000 ca tử vong do ung thư gan
1.1 Nguyên nhân nào gây nên ung thư gan?
Hiện nay, khoa học vẫn chưa tìm được nguyên nhân cụ thể và chính xác dẫn đến ung thư gan. Tuy nhiên, đã có một số yếu tố nguy cơ dẫn đến sự phát triển bất thường của các tế bào gan bao gồm:
- Virus viêm gan: Theo như ước tính, có đến 80% các ca bệnh được chẩn đoán có khối u ác tính xuất hiện ở những người có tiền sử nhiễm virus viêm gan B và C. Virus này làm suy giảm hoạt động của gan và tăng khả năng dẫn đến xơ gan. Khi chức năng gan mất dần sẽ có nguy cơ dẫn đến ung thư.
- Rượu, bia: Những người uống nhiều rượu bia khiến gan không thể lọc hết được hoàn toàn. Lúc này, những chất độc bị tích tụ lại trong gan từ đó gây xơ gan và dẫn đến ung thư.
- Aflatoxin – chất độc có chứa trong những thực phẩm ẩm mốc. Khi ăn vào người, độc tố aflatoxi tích tụ trong cơ thể sẽ gây nên tổn thương gan.
- Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 hoặc người béo phì có nguy cơ mắc các bệnh về gan cao hơn do quá trình đào thải chất độc trong cơ thể kém hơn so với người bình thường.
- Người thường làm việc trong môi trường độc hại và thường xuyên tiếp xúc với hóa chất
Aflatoxin – chất độc chứa trong những thực phẩm ẩm mốc là nguy cơ gây ung thư gan
1.2 Dấu hiệu nhận biết ung thư gan
Ung thư gan là một căn bệnh phát triển thầm lặng, ở giai đoạn đầu thường không có triệu chứng mà chỉ có những dấu hiệu hết sức mờ nhạt như: ăn không ngon, khó tiêu, mệt mỏi hay đầy hơi. Những triệu chứng này rất giống với vấn đề tiêu hóa thông thường nên dễ gây nhầm lẫn cho người bệnh. Trong trường hợp người bệnh có thêm một vài biểu hiện như vàng da, chán ăn thì có thể đã bước sang ung thư gan ở giai đoạn nặng hơn, mà hầu hết các trường hợp đi khám ở giai đoạn này gần như đã muộn. Bởi vậy, nếu bạn thấy xuất hiện những dấu hiệu trên dù là mờ nhạt thì cũng đừng chủ quan mà hãy tham gia tầm soát ngay.
2. Tầm soát ung thư gan có thực sự cần thiết?
Tầm soát ung thư gan giúp chúng ta phát hiện những dấu hiệu bất thường ở giai đoạn rất sớm, ngay cả khi chưa phát hiện dấu hiệu nào của bệnh. Nếu được phát hiện ở giai đoạn này, khả năng điều trị khỏi khá cao, ít tốn kém, không để lại tác dụng phụ và không ảnh hưởng đến các chức năng khác của cơ thể. Nhìn chung tầm soát ung thư gan giúp:
- Phát hiện các dấu hiệu bệnh lý và các tế bào phát triển bất thường trong cơ thể
- Kịp thời đưa ra phương án điều trị
- Giảm nguy cơ tử vong và tăng khả năng sống sót
- Phát hiện và ngăn chặn sự di căn của các tế bào ung thư gan tới các cơ quan khác.
3. Xét nghiệm tầm soát ung thư gan và những điều cần lưu ý
3.1 Đối tượng nên tầm soát ung thư gan
Một số đối tượng cần tầm soát ung thư gan gồm có:
- Tiền sử gia đình có người mắc ung thư gan
- Mắc virus viêm gan B/virus viêm gan C
- Viêm gan do nguyên nhân tự miễn
- Gan nhiễm mỡ do rượu
- Mắc các bệnh như: Béo phì, tiểu đường, xơ gan,…
Tìm hiểu thêm: Phương pháp cấy ghép implant có thực sự hiệu quả?
Tầm soát định kỳ để bảo vệ sức khỏe của mình
Thực tế, tầm soát ung thư gan không phân biệt độ tuổi, tuy nhiên nếu bạn nằm trong danh sách trên thì nguy cơ mắc ung thư gan sẽ cao hơn. Bởi vậy tầm soát ung thư gan là điều vô cùng cần thiết. Hãy tham gia tầm soát định kỳ để bảo vệ sức khỏe của mình.
3.1 Các xét nghiệm tầm soát ung thư gan
Một số xét nghiệm tầm soát ung thư gan được sử dụng hiện nay bao gồm:
Xét nghiệm định lượng AFP trong máu
Xét nghiệm AFP được áp dụng phổ biến giúp phát hiện các mầm mống có nguy cơ gây ung thư gan. Chỉ số AFP trung bình của người trưởng thành là dưới 25UI/ml, nếu chỉ số này gia tăng thì có nguy cơ mắc ung thư gan. Theo các chuyên gia thì có đến hơn 50% người mắc ung thư gan có chỉ số AFP > 300UI/ml.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp chỉ số này tăng quá mức bình thường không phải do ung thư gan gây nên mà có do người bệnh mắc một vài bệnh lý liên quan đến viêm gan và xơ gan,… Cũng có một vài trường hợp ngoại lệ, khi chỉ số AFP tăng cao từ 20 – 30 % nhưng người khám không mắc ung thư gan.
Xét nghiệm DCP
Đây là phương pháp giúp chẩn đoán những dấu hiệu bất thường có nguy cơ dẫn đến ung thư. Ngoài ra, xét nghiệm DCP cũng góp phần phát hiện những khối u còn chưa phát triển lớn, được tạo thành từ các yếu tố đông máu hay sự bất thường của prothrombin do thiếu hụt vitamin K ở gan. Các chuyên gia cho rằng, chỉ số nồng độ DCP tăng sẽ phản ánh được tình trạng, kích thước của khối u và sự xâm lấn tĩnh mạch cửa. Bởi vậy, khi bệnh nhân thực hiện cắt bỏ khối u và điều trị sẽ giúp giảm nồng độ DCP nhanh chóng. Nếu các phẫu thuật thất bại, chỉ số DCP sẽ lại tăng lên bất thường.
Sinh thiết gan
Sinh thiết gan là thủ thuật được tiến hành bởi các bác sĩ chuyên khoa. Thông qua kim sinh thiết các bác sĩ sẽ lấy mẫu nhu mô gan để quan sát dưới kính hiển vi. Nhờ có xét nghiệm này mà các bác sĩ sẽ chẩn đoán được chính xác tình trạng và nguyên nhân bệnh lý từ đó đưa ra phác đồ điều trị kịp thời.
>>>>>Xem thêm: Quan hệ rồi có chích ngừa ung thư cổ tử cung được không?
Sinh thiết gan là thủ thuật được tiến hành bởi các bác sĩ chuyên khoa
Bên cạnh các phương pháp trên, để kết quả tầm soát ung thư được chính xác và đạt kết quả cao nhất, bác sĩ sẽ chỉ định người thăm khám thực hiện chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng và các xét nghiệm khác để đánh giá một cách toàn diện.
3.3 Lưu ý khi xét nghiệm tầm soát ung thư gan
Khi tham gia tầm soát ung thư gan bạn cần lưu ý một số điều dưới đây:
- Nhịn ăn từ 6 – 8 tiếng trước khi xét nghiệm lấy máu
- Không sử dụng các chất kích thích và đồ có chứa cồn
- Không nên vận động quá mạnh trước khi xét nghiệm máu
- Không nên sử dụng các loại thuốc trước đó
- Mặc đồ thoải mái để thuận tiện nhất cho quá trình thăm khám
Ngoài ra, bạn cũng nên trao đổi với bác sĩ trước khi thực hiện các danh mục để xem tình trạng hiện tại có phù hợp để tham gia tầm soát ung thư hay không.
Hy vọng những thông tin ở trên sẽ giúp bạn giảm bớt lo lắng và có sự chuẩn bị tâm lý tốt nhất trước khi thực hiện các xét nghiệm tầm soát ung thư gan. Lưu ý, tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ và nhân viên y tế để có kết quả chính xác nhất bạn nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.