Nữ giới nên tầm soát ung thư cổ tử cung bao lâu 1 lần?

Theo thống kê Globocan năm 2022, Việt Nam có khoảng 4000 ca mắc mới ung thư cổ tử cung và có hơn 2000 ca tử vong do căn bệnh này. Ngoài bệnh ung thư vú thì ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư thường hay gặp ở nữ giới. Tầm soát ung thư có ý nghĩa quan trọng trong việc phòng bệnh, ngăn ngừa ung thư cổ tử cung. Bên cạnh vấn đề về giá, độ tuổi tầm soát thì tầm soát ung thư cổ tử cung bao lâu 1 lần cũng là một trong những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé.

Bạn đang đọc: Nữ giới nên tầm soát ung thư cổ tử cung bao lâu 1 lần?

1. Tầm soát ung thư cổ tử cung bao lâu 1 lần và các vấn đề liên quan

1.1. Ung thư cổ tử cung là gì?

Cổ tử cung là phần nối tử cung với âm đạo. Cổ tử cung được bao phủ một lớp mô mỏng – lớp mô này được tạo thành từ các tế bào, nó có vai trò vô cùng quan trọng trong sức khỏe sinh sản. Ung thư cổ tử cung là bệnh lý ác tính của biểu mô lát (biểu mô vảy) hay biểu mô tuyến cổ tử cung. Bệnh xảy ra khi các tế bào phát triển nhanh bất thường và nhân lên không kiểm soát. Sau một thời gian, ung thư sẽ phát triển thành khối u và di căn sang các cơ quan khác trong cơ thể.

Nữ giới nên tầm soát ung thư cổ tử cung bao lâu 1 lần?

Nguyên nhân gây ra ung thư cổ tử cung

1.2. Dấu hiệu để nhận biết bệnh ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung thường phát triển âm ỉ, không có biểu hiện bệnh trong một thời gian dài. Trong thời gian này, các tế bào ở cổ tử cung sẽ biến đổi bất thường do sự thay đổi môi trường bên trong âm đạo hoặc do nhiễm virus HPV.

Các dấu hiệu đầu tiên để nhận biết ung thư cổ tử cung là:

– Ra máu âm đạo bất thường.

– Sau khi quan hệ tình dục bị ra máu ở âm đạo.

– Xuất hiện khí hư âm đạo màu vàng, có mùi hôi khó chịu hoặc khí hư có nhầy máu.

– Đau tức vùng bụng dưới, đi tiểu nhiều lần, khó chịu khi đi tiểu.

– Sụt cân không rõ nguyên nhân.

– Đi ngoài, đi tiểu ra máu khi ung thư xâm lấn trực tràng, bàng quang.

1.3. Nữ giới nên tầm soát ung thư cổ tử cung bao lâu 1 lần?

Đối với việc thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung thì nên tầm soát ung thư cổ tử cung bao lâu 1 lần cũng như độ tuổi xét nghiệm cũng vô cùng quan trọng. Vào tháng 3/2012, các tổ chức và cơ quan liên quan ở Hoa Kỳ, bao gồm U.S. Preventive Services Task Force, American Cancer Society; American Society for Clinical Pathology, American Society for Colposcopy and Cervical Pathology đã thống nhất đưa ra khuyến cáo năm 2012 về tầm soát ung thư cổ tử cung:

– Nên bắt đầu đi xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung từ 21 tuổi. Phụ nữ dưới 21 tuổi không nhất thiết phải sàng lọc;.

– Phụ nữ từ 21 – 29 tuổi nên làm xét nghiệm Pap seam 3 năm/lần. Những người trong nhóm tuổi này không cần thiết làm xét nghiệm HPV trừ khi kết quả xét nghiệm Pap có dấu hiệu bất thường.

– Phụ nữ từ 30 – 65 tuổi nên làm xét nghiệm Pap kèm xét nghiệm HPV (được gọi là “xét nghiệm kép”) 5 năm một lần. Hoặc làm riêng xét nghiệm Pap 3 năm/lần.

– Phụ nữ từ 65 tuổi trở lên đã được xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung có kết quả bình thường theo định kỳ trong 10 năm thì không cần thiết tiếp tục làm xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, phụ nữ trên 65 tuổi có tiền sử CIN2, CIN3 hoặc ung thư biểu mô tại chỗ nên tiếp tục thường xuyên sàng lọc cho ít nhất 20 năm sau khi đã được chẩn đoán.

– Phụ nữ đã cắt bỏ tử cung và cổ tử cung vì lý do không liên quan đến ung thư cổ tử cung và không có tiền sử bị ung thư cổ tử cung thì không cần thiết làm xét nghiệm.

– Tất cả phụ nữ đã đã tiêm vacxin phòng ngừa vẫn nên làm xét nghiệm sàng lọc theo khuyến nghị dành cho nhóm tuổi của mình.

1.4. Các phương pháp tầm soát ung thư

Hiện nay, có 2 phương pháp tầm soát ung thư được sử dụng phổ biến là Pap smear và HPV. Các chuyên gia khuyến cáo nên thực hiện kết hợp xét nghiệm Pap smear và xét nghiệm HPV để đạt kết quả cao nhất trong việc sàng lọc ung thư cổ tử cung:

– Quy trình thực hiện xét nghiệm Pap smear diễn ra nhanh, thường chỉ mất vài phút. Tuy nhiên phương pháp này có độ nhạy tương đối thấp, chỉ khoảng 50 – 70% do trong quá trình lấy mẫu bỏ sót một số vấn đề nên có thể cho ra kết quả âm tính giả.

– Phương pháp xét nghiệm HPV có hiệu cao khoảng từ 90 – 95% do ung thư cổ tử cung được hình thành bởi virus HPV. Tuy vậy, ngoài yếu tố giúp phát hiện chính xác sự tồn tại của virus HPV thì xét nghiệm này không thể chẩn đoán chắc chắn người bệnh có mắc bệnh hay không. Bệnh nhân vẫn nên thực hiện thêm xét nghiệm Pap smear để có kết quả tầm soát chính xác nhất.

Tìm hiểu thêm: Chiến thắng ung thư gan bằng phác đồ trúng đích

Nữ giới nên tầm soát ung thư cổ tử cung bao lâu 1 lần?

Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra ung thư cổ tử cung là virus HPV

2. Những lưu ý khi sàng lọc bệnh ung thư cổ tử cung

– Thời điểm tầm soát tốt nhất là 5 ngày sau khi kết thúc chu kỳ kinh nguyệt

– Trước khi tầm soát 2-3 ngày không thụt rửa âm đạo

– Không quan hệ tình dục 2 ngày trước khi tầm soát

– Khi đang đặt thuốc hoặc đang điều trị viêm nhiễm phụ khoa cần thông báo với bác sĩ

– Kết quả có thể xảy ra âm tính giả hoặc dương tính giả. Nếu xét nghiệm dương tính hoặc kết quả âm tính trên những bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng thì phải thực hiện thêm một số xét nghiệm sâu hơn để xác định chính xác.

Nữ giới nên tầm soát ung thư cổ tử cung bao lâu 1 lần?

>>>>>Xem thêm: Thai ngoài tử cung IVF nguyên nhân là gì? Các dấu hiệu nhận biết

Phát hiện bệnh sớm tăng khả năng điều trị, giúp bảo toàn khả năng sinh sản

Cần chủ động phòng ngừa bệnh ung thư càng sớm càng tốt. Bạn nên thăm khám, sàng lọc định kỳ hàng năm tại các cơ sở y tế uy tín. Hiện nay, có nhiều cơ sở triển khai tầm soát ung thư cổ tử cung tuy nhiên lựa chọn địa chỉ nào tốt là điều rất quan trọng. Nếu bạn vẫn còn phân vân thì đừng quên tham khảo Thu Cúc TCI nhé. Tại đây, có rất nhiều gói tầm soát ung thư cho bạn chọn lựa. Đặc biệt, với hệ thống máy móc tiên tiến, hiện đại cùng sự hỗ trợ tận tình của đội ngũ Y, Bác sĩ của Thu Cúc TCI, chắc chắn bạn sẽ có trải nghiệm thăm khám hài lòng.

Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp các bạn phần nào hiểu về ung thư cổ tử cung cũng như tầm soát ung thư cổ tử cung bao lâu 1 lần.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *