Núm vú tiết dịch là tình trạng khá phổ biến với nhiều chị em phụ nữ, ngay cả với những nữ giới đã qua độ tuổi sinh đẻ, không cho con bú. Nhiều chị em thấy đầu vú tiết dịch lo ngại mình mắc bệnh ung thư. Vậy thực tế núm vú tiết dịch có phải ung thư không?
Bạn đang đọc: Núm vú tiết dịch có phải ung thư không?
Núm vú tiết dịch có phải ung thư không?
Bản thân tuyến vú là tuyến sữa vì vậy việc tiết dịch ở núm vú có màu trắng giống như sữa thường không đáng ngại, dù cho xảy ra ở nữ giới lớn tuổi. Tiết dịch ở đầu núm vú do rất nhiều nguyên nhân, tuy nhiên không phải trường hợp nào bác sĩ cũng xác định được chính xác nguyên nhân tiết dịch.
tham khảo 5 biểu hiện : dấu hiệu ung thư tuyến vú
Tìm hiểu thêm: Kháng nguyên CEA là gì?
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu nguyên nhân không có phôi thai
Núm vú tiết dịch có nhiều nguyên nhân khác nhau và không loại trừ ung thư
Tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn đến tình trạng đầu vú tiết dịch mà dịch có màu sắc khác nhau. Dịch màu trắng, trong như sữa thì gần như không phải bệnh lý nghiêm trọng nhưng nếu dịch có màu đỏ, dính máu thì rất có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư vú.
Tiết dịch núm vú có thể do một số nguyên nhân sau:
- Thuốc tránh thai hoặc estrogen để điều trị các triệu chứng sau mãn kinh cũng có thể làm đầu vú chảy dịch. Dịch thường trong, rõ hơn ở chu kì kinh nguyệt và không còn hiện tượng chảy dịch khi ngưng thuốc.
- Thuốc chữa bệnh tâm thần
- Loạn sản tuyến vú thường xảy ra ở nữ giới tiền mãn kinh, dịch tiết ở nhiều ống tự phát ở một hay cả hai bên vú, thường xảy ra trước chu kì kinh nguyệt. Dịch có thể có màu xanh hoặc nâu nhạt
- Tăng tiết hoóc môn prolactin ở tuyến yên, thiểu năng tuyến giáp trạng… cũng là những yếu tố có thể gây tiết dịch ở núm vú
- Áp xe dưới quầng vú: thường gặp ở nữ giới đọ tuổi sinh đẻ và nuôi con bằng sữa mẹ. Dịch núm vú thường kèm mủ xảy ra khi ổ áp xe nằm ở sâu thông với các ống dẫn sữa. Chọc ổ áp xe có thể hút được mủ
- Ung thư vú: là một trong những bệnh ung thư phổ biến hàng đầu ở nữ giới Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Núm vú có tiết dịch dính máu là một trong những triệu chứng điển hình xuất hiện ở khoảng trên 80% ca được chẩn đoán ung thư.
Biểu hiện ung thư vú ở mỗi giai đoạn khác nhau có thể khác nhau. Ngoài núm vú tiết dịch có dính máu, bệnh nhân ung thư vú còn có nhiều biểu hiện khác .
Những dấu hiệu khác của ung thư vú
Tìm hiểu thêm: Kháng nguyên CEA là gì?
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu nguyên nhân không có phôi thai
Hãy cảnh giác ung thư vú nếu núm vú tiết dịch đi kèm với nhiều biểu hiện nghi ngờ khác như có khối u cục ở vú
- Sờ thấy khối u cục ở một hay hai bên vú: rất nhiều bệnh nhân ung thư vú đã tự phát hiện bệnh chỉ qua sờ nắn có khối u. Khoảng 90% bệnh nhân ung thư vú có khối u có thể sờ nắn được ở giai đoạn 0 – 1
- Đau âm ỉ một bên vú, đau không liên quan đến chu kì kinh nguyệt
- Sốt
- Rối loạn kinh nguyệt
- Núm vú bị thụt vào một bên
- Vùng da trên khối u nhăn nheo, sần sùi
- Xuất hiện hạch nách…
Đừng chủ quan với bất kì triệu chứng lạ nào ở vú
Thực tế, các bệnh lý tuyến vú rất phổ biến, triệu chứng khá tương đồng nhau và dễ làm nữ giới chủ quan. Để không bỏ qua bất kì cơ hội phát hiện bệnh sớm nào và tránh những biến chứng nguy hiểm, bạn cần để ý đến những thay đổi, dù là nhỏ nhất ở vú.
Núm vú tiết dịch có nhiều nguyên nhân khác nhau, do nhiều yếu tố tác động và không loại trừ khả năng ung thư. Để tránh những biến chứng nguy hiểm và không bỏ qua dấu hiệu ung thư vú sớm, bạn cần đến bệnh viện để khám chẩn đoán và điều trị bệnh ngay khi có bất thường.
Tìm hiểu thêm: Kháng nguyên CEA là gì?
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu nguyên nhân không có phôi thai
Bạn cần đến bệnh viện khám nếu có bất kì triệu chứng bất thường nào
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã trang bị đầy đủ trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi để khám và điều trị các bệnh lý tuyến vú. Để thuận tiện cho người bệnh, bệnh viện cũng xây dựng và triển khai gói tầm soát ung thư vú với đầy đủ các xét nghiệm cần thiết nhất, giúp phát hiện ung thư vú sớm ngay khi bệnh chưa có biểu hiện.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.