Nuốt nghẹn đau ngực: Cảnh báo rối loạn vận động thực quản

Nuốt nghẹn và đau ngực là những triệu chứng phổ biến mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, ít ai biết rằng nuốt nghẹn đau ngực có thể cảnh báo về rối loạn vận động thực quản, một tình trạng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn mối liên hệ giữa triệu chứng nuốt nghẹn, đau ngực và các rối loạn vận động thực quản, cách chẩn đoán hiệu quả các rối loạn vận động thực quản từ các triệu chứng này. 

Bạn đang đọc: Nuốt nghẹn đau ngực: Cảnh báo rối loạn vận động thực quản

1. Rối loạn vận động thực quản là gì?

Rối loạn vận động thực quản là tình trạng các cơ thực quản không hoạt động đồng bộ, dẫn đến khó khăn trong việc nuốt thức ăn và thức uống. Thực quản là ống dẫn thức ăn từ miệng xuống dạ dày, và các cơ thực quản cần phải co bóp nhịp nhàng để đẩy thức ăn xuống. Khi có sự rối loạn, quá trình này bị gián đoạn, gây ra các triệu chứng khó chịu, bao gồm:

– Nuốt nghẹn: Cảm giác thức ăn bị mắc kẹt ở cổ họng hoặc ngực khi nuốt.

– Đau ngực: Cảm giác tức ngực, bóp nghẹt hoặc nóng rát sau xương ức.

– Trào ngược axit: Dạ dày tiết ra axit dư thừa trào ngược lên thực quản, gây ra ợ nóng, khó chịu và có thể làm hỏng lớp niêm mạc thực quản.

– Buồn nôn và nôn: Thức ăn không thể di chuyển xuống dạ dày một cách bình thường, dẫn đến buồn nôn và nôn.

– Ho hoặc khàn giọng: Do thức ăn hoặc axit dạ dày gây kích thích đường hô hấp.

Nuốt nghẹn đau ngực: Cảnh báo rối loạn vận động thực quản

Đau tức ngực và nuốt nghẹn có thể là biểu hiện của các tình trạng rối loạn vận động thực quản

2. Nuốt nghẹn đau ngực – Dấu hiệu cảnh báo rối loạn vận động thực quản

Rối loạn vận động thực quản là một tình trạng phức tạp và có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nuốt nghẹn đau ngực.

2.1 Nuốt nghẹn đau ngực cảnh báo bệnh Achalasia

Achalasia là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra rối loạn vận động thực quản. Trong bệnh này, cơ vòng dưới thực quản (LES) không mở ra đúng cách khi nuốt, gây tắc nghẽn và khó nuốt. Nguyên nhân cụ thể của achalasia vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng có thể liên quan đến sự tổn thương của các dây thần kinh trong thực quản, có thể do phản ứng tự miễn hoặc nhiễm virus.

Tìm hiểu thêm: Bị trào ngược dạ dày thực quản do đâu? Điều trị như thế nào?

Nuốt nghẹn đau ngực: Cảnh báo rối loạn vận động thực quản

Achalasia hay còn được biết đến là bệnh co thắt tâm vị

2.2 Nuốt nghẹn đau ngực cảnh báo co thắt thực quản lan tỏa

Co thắt thực quản lan tỏa là tình trạng các cơ thực quản co thắt mạnh mẽ và không đồng bộ. Điều này có thể gây ra các đợt co thắt đau đớn, dẫn đến đau ngực, nuốt nghẹn. Nguyên nhân cụ thể của co thắt thực quản lan tỏa chưa rõ ràng, nhưng có thể liên quan đến sự bất thường trong việc truyền tín hiệu thần kinh đến các cơ thực quản.

2.3 Bệnh co thắt thực quản Nutcracker

Bệnh co thắt thực quản Nutcracker, hay còn gọi là co thắt thực quản quá mạnh, là tình trạng các cơ thực quản co bóp quá mạnh nhưng vẫn nhịp nhàng. Điều này có thể gây ra đau ngực và khó nuốt. Nguyên nhân của bệnh này cũng chưa rõ ràng, nhưng có thể liên quan đến các yếu tố thần kinh và cơ học.

2.4 Rối loạn chuyển động thực quản do liệt

Rối loạn chuyển động thực quản do liệt là tình trạng các cơ thực quản không co bóp đủ mạnh để đẩy thức ăn xuống dạ dày. Nguyên nhân có thể do tổn thương các dây thần kinh hoặc cơ, có thể do các bệnh lý như tiểu đường, bệnh Parkinson, hoặc xơ cứng bì.

2.5 Bệnh xơ cứng bì

Xơ cứng bì là một bệnh tự miễn, trong đó cơ thể tấn công chính các mô của mình, dẫn đến sự dày đặc và cứng lại của da và các mô liên kết. Khi ảnh hưởng đến thực quản, xơ cứng bì có thể gây ra rối loạn vận động do làm tổn thương các cơ và dây thần kinh trong thực quản.

2.6 Yếu cơ vòng dưới thực quản & thoát vị hoành

Một số nguyên nhân khác cũng có thể gây ra rối loạn vận động thực quản gây đau rát ngực, nuốt đau đó là do yếu cơ vòng dưới thực quản (LES) – Cơ vòng dưới thực quản yếu không đóng kín, cho phép axit dạ dày trào ngược lên. Hay thoát vị hoành – Một phần dạ dày đẩy lên qua cơ hoành, gây ảnh hưởng đến chức năng của LES dẫn đến tình trạng nuốt nghẹn, nuốt vướng và biểu hiện đau rát ngực.

3. Phương pháp chẩn đoán chính xác nuốt nghẹn đau ngực do rối loạn vận động thực quản

Để có thể chẩn đoán chính xác khả năng vận động thực tức khả năng hoạt động của thực quản có bị rối loạn hay không thì các phương pháp kiểm tra chức năng, tìm hiểu nguyên nhân thông qua việc nuốt – chức năng chính của thực quản được đánh giá là hiệu quả và chính xác hơn cả.

3.1 Tầm quan trọng của đo kiểm tra chức năng thực quản

Kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao (HRM) là một phương pháp thăm dò chức năng chuyên sâu đánh giá được khả năng vận động của thực quản, xác định được các rối loạn chức năng của thực quản và đoạn nối dạ dày thực quản đặc biệt các bệnh lý liên quan đến rối loạn nuốt.

Khác với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh, mang lại ưu việt trong xác định cấu trúc, những tổn thương tại thực quản, thì HRM mang lại ưu việt trong đánh giá được khả năng, mức độ co bóp của thực quản bằng cách:

3.2 Quy trình thực hiện đo HRM

– Một ống nhỏ và mềm, có chứa nhiều cảm biến áp lực dọc theo chiều dài, được đưa vào thực quản qua mũi và tiến sâu xuống dạ dày. Ống này giúp đo áp lực ở nhiều vị trí khác nhau trong thực quản.

– Bệnh nhân sẽ được yêu cầu nuốt khi ống được đưa vào để dễ dàng tiến xuống thực quản. Quá trình này có thể gây khó chịu nhưng không đau đớn.

– Sau khi ống được đặt vào vị trí, bệnh nhân sẽ được yêu cầu uống từng ngụm nước nhỏ. Các cảm biến trên ống sẽ đo áp lực trong thực quản khi nuốt và khi nghỉ.

– Các cảm biến sẽ ghi lại áp lực của từng đoạn cơ thực quản khi co bóp và giãn nở trong quá trình nuốt. Thông tin này được truyền về máy tính để phân tích.

Nuốt nghẹn đau ngực: Cảnh báo rối loạn vận động thực quản

>>>>>Xem thêm: Các tác nhân gây nhiễm vi khuẩn Hp cần tránh

Bệnh nhân thực hiện đo HRM xác định nguyên nhân gây nuốt nghẹn vướng tại TCI

3.3 Các chỉ số quan trọng trong đo áp lực nhu động thực quản độ phân giải cao

– Áp lực cơ vòng dưới thực quản (LES)

Đo áp lực của LES khi không nuốt để đánh giá khả năng giữ kín của cơ vòng này.

Đo áp lực của LES khi nuốt để đánh giá khả năng mở ra và đóng lại đúng cách.

– Sóng nhu động thực quản:

Đo áp lực của các sóng co bóp dọc theo chiều dài thực quản khi nuốt. Sóng nhu động bình thường sẽ có áp lực đồng bộ và đủ mạnh để đẩy thức ăn xuống dạ dày.

Đo tốc độ di chuyển của sóng co bóp từ thực quản trên xuống thực quản dưới. Sóng nhu động bình thường sẽ di chuyển đều đặn và có tốc độ nhất định.

– Sự phối hợp của các cơ thực quản: Đánh giá mức độ phối hợp của các cơ thực quản khi co bóp. Các rối loạn như co thắt thực quản lan tỏa sẽ có sự co bóp không đồng bộ và mạnh mẽ.

3.4 Ý nghĩa kết quả đo áp lực nhu động thực quản

Kết quả đo áp lực thực quản cung cấp nhiều thông tin quan trọng về chức năng vận động của thực quản.

Ví dụ đối với Achalasia, LES không mở ra đúng cách khi nuốt. Sóng nhu động bất thường, có thể sóng nhu động yếu hoặc không có sóng nhu động.

Đối với co thắt thực quản lan tỏa, sóng nhu động mạnh mẽ và không đồng bộ.

Đo áp lực nhu động thực quản HRM là một công cụ chẩn đoán quan trọng giúp xác định chính xác các rối loạn vận động thực quản từ triệu chứng nuốt nghẹn đau ngực. Thông tin thu được từ quá trình đo áp lực giúp bác sĩ hiểu rõ hơn về cơ chế bệnh lý và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bị nuốt nghẹn, đau ngực và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *