Nuốt vướng ù tai khi trào ngược – Làm sao để chẩn đoán

Triệu chứng nuốt vướng ù tai là tình trạng thường gặp nhưng dễ bị bỏ qua, đặc biệt khi đi kèm với các triệu chứng khác của trào ngược dạ dày. Những ai mắc trào ngược dạ dày thường xuyên có thể gặp phải cảm giác vướng ở họng và ù tai do tác động của axit dạ dày lên đường hô hấp trên và hệ thống tai mũi họng. Vậy làm sao để chẩn đoán chính xác tình trạng này và đảm bảo điều trị hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ chế, nguyên nhân và các phương pháp chẩn đoán phù hợp.

1. Hiểu rõ triệu chứng nuốt vướng kèm ù tai

Nuốt vướng là cảm giác như có một vật gì đó cản trở khi nuốt, có thể là do sự kích thích hoặc tổn thương tại niêm mạc họng. Còn ù tai là cảm giác nghe tiếng ồn trong tai mà không có âm thanh bên ngoài, thường do tổn thương hoặc rối loạn ở tai giữa hoặc ống tai.

Khi các triệu chứng này xuất hiện cùng lúc, đặc biệt là ở những người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), rất có thể đây là dấu hiệu của các biến chứng do axit dạ dày gây ra. Trào ngược dạ dày không chỉ ảnh hưởng đến thực quản mà còn tác động lên các bộ phận khác như họng, thanh quản và tai giữa, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu.

Nuốt vướng ù tai khi trào ngược – Làm sao để chẩn đoán

Biểu hiện nuốt vướng và ù tai

2. Trào ngược dạ dày gây nuốt vướng và ù tai như thế nào?

Trong bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản, axit từ dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản và thậm chí có thể xâm nhập vào đường hô hấp trên. Khi đó, niêm mạc họng và thanh quản dễ bị tổn thương do tiếp xúc với axit, dẫn đến cảm giác nuốt vướng. Đồng thời, axit này cũng có thể tác động đến ống Eustachian – ống nối giữa tai giữa và vòm họng, gây ra tình trạng ù tai.

3. Nguyên nhân dẫn đến nuốt vướng và ù tai khi trào ngược dạ dày

Có nhiều yếu tố dẫn đến triệu chứng nuốt vướng ù tai ở người mắc trào ngược dạ dày, trong đó có một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:

– Axit dạ dày trào ngược lên họng và tai: Axit trào lên thực quản rồi lan rộng đến họng và ống tai, gây ra viêm nhiễm và tắc nghẽn.

– Viêm họng mạn tính do trào ngược: Tình trạng viêm họng kéo dài gây ra sưng tấy, dẫn đến cảm giác nuốt vướng và ù tai.

– Bất thường ở ống Eustachian: Axit gây viêm nhiễm, tắc nghẽn ống Eustachian, ảnh hưởng đến sự lưu thông không khí và dẫn đến ù tai.

4. Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Triệu chứng nuốt vướng kèm ù tai không nên bị xem nhẹ, đặc biệt khi bạn đã được chẩn đoán mắc trào ngược dạ dày. Nếu các triệu chứng này kéo dài và không giảm dù đã điều trị trào ngược, bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng và tiêu hóa để xác định nguyên nhân và có phương pháp điều trị hiệu quả.

Dưới đây là một số trường hợp bạn cần đi khám ngay:

– Nuốt vướng ù tai kéo dài trên 2 tuần và không giảm.

– Cảm giác nuốt vướng trở nên nghiêm trọng, kèm theo đau khi nuốt.

– Ù tai kéo dài và ảnh hưởng đến thính giác hoặc gây đau tai.

– Triệu chứng kèm theo khàn giọng, khó thở, hoặc ho kéo dài.

5. Phương pháp chẩn đoán nuốt vướng ù tai do trào ngược GERD

Để chẩn đoán chính xác triệu chứng nuốt vướng ù tai do GERD, các bác sĩ sẽ tiến hành một số phương pháp kiểm tra và xét nghiệm chuyên sâu. Các kỹ thuật này giúp xác định nguyên nhân gây triệu chứng và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

5.1 Nội soi thực quản chẩn đoán GERD gây nuốt vướng, ù tai

Nội soi thực quản là phương pháp hiệu quả trong việc phát hiện các tổn thương thực quản do trào ngược axit. Thông qua việc sử dụng một ống nội soi mềm có camera, bác sĩ có thể quan sát trực tiếp niêm mạc thực quản để đánh giá mức độ viêm nhiễm, loét hoặc biến chứng như Barrett thực quản.

Với phương pháp chẩn đoán này có thể giúp phát hiện các tổn thương tại chỗ của thực quản, xác định được mức độ ảnh hưởng do axit trào ngược. Tuy nhiên, nội soi chỉ giúp quan sát tổn thương bề mặt, không đánh giá được mức độ trào ngược trong suốt thời gian dài.

5.2 Đo áp lực vận động thực quản (HRM)

Kỹ thuật đo áp lực vận động thực quản (HRM) là phương pháp hiện đại, giúp đo lường chức năng co thắt của cơ vòng thực quản và khả năng dẫn truyền thức ăn qua thực quản. Đây là kỹ thuật rất hữu ích trong việc chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản và các vấn đề liên quan đến chức năng nuốt.

Kỹ thuậ đo HRM giúp đánh giá chính xác tình trạng co thắt của thực quản, xác định nguyên nhân gây nuốt vướng do trào ngược, khẳng định nguyên nhân gây nuốt vướng do GERD hoặc các bệnh lý liên quan đến rối loạn nuốt gây triệu chứng nuốt vướng tương tự GERD. Tuy nhiên phương pháp chẩn đoán này sẽ không trực tiếp chẩn đoán được ù tai, cần phối hợp với các phương pháp khác.

Nuốt vướng ù tai khi trào ngược – Làm sao để chẩn đoán

Đo HRM đánh giá chức năng cơ vòng thực quản dưới có nhiệm vụ ngăn dịch dạ dày trào ngược lên thực quản. Nếu cơ này yếu hoặc không đóng chặt có thể khiến dịch dạ dày dễ trào ngược lên thực quản.

5.3 PH24H – Tiêu chuẩn vàng chẩn đoán GERD gây nuốt vướng ù tai

Đo pH trở kháng thực quản 24 giờ (PH24H) là phương pháp hiện đại và “tiêu chuẩn vàng” để đánh giá mức độ trào ngược axit dạ dày. Kỹ thuật này đo lượng axit bị đẩy lên thực quản trong suốt 24 giờ, đồng thời ghi nhận số lần và thời gian xảy ra hiện tượng trào ngược. Điều này giúp bác sĩ xác định mối liên hệ giữa triệu chứng nuốt vướng ù tai và tình trạng trào ngược axit.

Kết quả đo pH trở kháng thực quản 24h sẽ cung cấp thông tin chi tiết về tần suất và thời gian trào ngược axit, giúp xác định chính xác mức độ trào ngược và tác động lên thực quản. Chẩn đoán phân biệt GERD gây nuốt vướng ù tai và các bệnh lý khác có triệu chứng tương tự GERD. Từ đó tăng hiệu quả điều trị trúng đích, cải thiện tình trạng sức khỏe nhanh chóng, gia tăng chất lượng cuộc sống.

Phương pháp này yêu cầu bệnh nhân phải mang thiết bị trong suốt 24 giờ, có thể gây một chút khó chịu.

Nuốt vướng ù tai khi trào ngược – Làm sao để chẩn đoán

Đo pH trở kháng thực quản 24h là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản

5.4 Nội soi tai mũi họng

Nội soi là phương pháp chẩn đoán cơ bản để kiểm tra tình trạng họng, mũi và tai. Bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi mềm có gắn camera để quan sát các bất thường ở niêm mạc họng, ống Eustachian và các cấu trúc khác.

Phương pháp này giúp quan sát trực tiếp các tổn thương hoặc viêm nhiễm trong khu vực tai mũi – họng. Tuy nhiên, chỉ phát hiện được các tổn thương trên bề mặt niêm mạc, không chẩn đoán được các rối loạn chức năng.

Kết hợp các phương pháp chẩn đoán phía trên tùy theo tình trạng sức khỏe cá nhân, bác sĩ có thể đưa ra kết luận chính xác nhất về tình trạng nuốt vướng ù tai và các biến chứng của trào ngược dạ dày thực quản.

Nuốt vướng ù tai khi trào ngược dạ dày là một triệu chứng phức tạp, cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời để tránh biến chứng nghiêm trọng. Với các phương pháp chẩn đoán hiện đại như đo pH trở kháng thực quản 24h, đo áp lực thực quản HRM…, bạn có thể xác định chính xác nguyên nhân và tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả. Nếu gặp phải triệu chứng này, đừng ngần ngại đi khám bác sĩ chuyên khoa để bảo vệ sức khỏe của mình.

Nguồn bài viết: Benhvienthucuc.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *