Nứt kẽ hậu môn ngâm nước muối có tốt không là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm. Bởi từ trước đến nay, nước muối vẫn thường được sử dụng để làm sạch vết thương, loại bỏ các chất bẩn, giảm bớt các triệu chứng đau nhức khó chịu. Tất cả thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết sau, đồng thời cung cấp đến các bạn những thông tin về cách chăm sóc và điều trị khi mắc phải căn bệnh nứt kẽ hậu môn.
Bạn đang đọc: Nứt kẽ hậu môn ngâm nước muối có tốt không?
1. Giải đáp nứt kẽ hậu môn ngâm nước muối có tốt không?
Nứt kẽ hậu môn là hiện tượng không hiếm gặp. Đây là tình trạng những vết rách ở niêm mạc hậu môn, gây đau đớn, chảy máu, đặc biệt là đi đại tiện. Phân loại giai đoạn tiến triển của bệnh nứt kẽ hậu môn như sau:
- Giai đoạn đầu: Vết nứt mới bắt đầu hình thành nên không quá sâu, người bệnh đau rát, ngứa ngáy khó chịu mỗi khi đi vệ sinh.
- Giai đoạn tiến triển: Các vết nứt theo thời gian bị rạn dần, chai cứng, hướng dần ra phía lỗ hậu môn, có thể bị chảy máu. Tình trạng sẽ rất nặng nề khi bệnh nhân đi đại tiện. Vì vết nứt cũ và mới bị rách toác chồng nhau rất đau đớn.
- Giai đoạn nặng: Khi bị nặng hơn, các chỗ nứt bị chai hóa, cứng và thô ráp. Ở giai đoạn này nếu không can thiệp sớm có thể các biến chứng nặng nề như nhiễm trùng máu, tạo các ổ áp xe hậu môn. Vết nứt cứ chai rồi lại nứt, người bệnh đau đớn chán nản.
Trong hai giai đoạn đầu, người bệnh có thể điều trị bằng thuốc theo chỉ định, chế độ ăn uống hợp lý và ngâm hậu môn bằng nước ấm sạch pha muối loãng hằng ngày. Khi ngâm hậu môn sẽ làm dịu đi cảm giác ngứa rát và đau đớn. Tuy nhiên lưu ý là dùng với nước muối sạch pha loãng, tuyệt đối không dùng muối trực tiếp đắp vào vùng bị thương. Nếu một thời gian dùng thuốc và chăm sóc tại nhà mà vẫn không đỡ, bệnh nhân cần đến bệnh viện khám lại, có thể chỉ định phẫu thuật nếu cần.
Lưu ý
Như vậy việc ngâm nước muối cũng chỉ là một giải pháp làm dịu vết nứt chứ thể chữa bệnh triệt để. Do đó khi phát hiện dấu hiệu nứt kẽ hậu môn, bệnh nhân cần đến ngay cơ sở uy tín để được tư vấn điều trị. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hay áp dụng các biện pháp dân gian như đắp lá, rễ cậy… lên vết nứt. Điều này có thể khiến vết thương nhiễm trùng và lâu lành hơn.
2. Những dấu hiệu cho biết bạn bị nứt kẽ hậu môn
Nếu có những dấu hiệu sau, bạn cần thăm khám ngay để điều trị dễ dàng hơn bệnh nứt kẽ hậu môn:
- Đau vùng hậu môn, cảm giác nóng rát khó chịu khi đi đại tiện
- Bệnh nhân có cảm giác sợ hãi khi đi đại tiện. Tình trạng đau đớn có thể kéo dài cả sau khi đã chấm dứt việc đi vệ sinh.
- Cơn đau khi bị nứt kẽ có thể hình thành theo giai đoạn: Đau trong quá trình rặn, hết đau trong vài phút rồi lại đột ngột đau đớn
- Sau khi đi vệ sinh xong thì có vết máu đỏ dính trên phân, trên giấy vệ sinh
- Thi thoảng có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở vùng hậu môn
- Vùng hậu môn bắt đầu hình thành những vết rách trên da
- Sau một thời gian sẽ có da thừa hoặc chỗ hậu môn phì đại hơn so với thông thường.
Tìm hiểu thêm: Tiêu hóa kém
3. Điều trị nứt kẽ hậu môn hiệu quả
Nứt kẽ hậu môn thường không cần can thiệp phẫu thuật trong hai giai đoạn đầu. Điều kiện là các phương pháp nội khoa (điều trị bằng thuốc) phát huy tác dụng và vết nứt cũ chóng lành, không xuất hiện vết nứt mới. Cụ thể như sau:
3.1 Điều trị nội khoa
– Chế độ ăn uống khoa học: Bệnh nứt kẽ hậu môn phần lớn là do táo bón gây nên. Do đó, cần có chế độ ăn nhiều chất xơ, rau xanh, đặc biệt cần uống đủ nước, ít nhất là 2l mỗi ngày.
– Chế độ sinh hoạt và tập luyện: Sinh hoạt điều độ, không thức khuya, tránh stress ảnh hưởng đến tiêu hóa, dễ gây táo bón. Tập thể dục để máu lưu thông dễ dàng đến các cơ quan của cơ thể, thúc đẩy chữa lành nứt kẽ hậu môn.
– Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Sau thăm khám, bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định một số loại thuốc như: thuốc làm mềm phân, thuốc bôi sau khi vệ sinh giảm đau rát, thuốc giãn cơ thắt… Người bệnh cần tuân thủ mọi chỉ định của bác sĩ. Không tự ý dùng bất cứ loại thuốc nào mà phải hỏi ý kiến bác sĩ.
– Hạn chế tình trạng rặn quá mức: Nên chú ý đến việc đi vệ sinh, tránh rặn quá mức, cần đi vệ sinh ngay khi muốn. Cố gắng hình thành thói quen đi vào khung giờ nhất định.
Nứt kẽ hậu môn ngâm nước muối: Đây là giải pháp làm dịu các vết nứt, giảm ngứa rát. Sau khi đi vệ sinh bạn nên ngâm hậu môn trong nước ấm, thêm một chút muối pha loãng. Nếu trong ngày quá ngứa ngáy khó chịu bạn cũng có thể ngâm nhiều lần hơn.
>>>>>Xem thêm: Sa trực tràng kiểu túi: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
3.2 Phẫu thuật
Sau khi điều trị thuốc mà bệnh vẫn không thuyên giảm, người bệnh có thể được phẫu thuật. Phẫu thuật thường được thực hiện đó là nong hậu môn (dành cho vết nứt mới), cắt hết phần nứt cũ hoặc mở cơ thắt trong. Mục đích của việc mở cơ thắt là làm cho cơ thắt lỏng hơn. Các vết thương cũ sẽ có “không gian” để lành sẹo và giảm bớt đau đớn. Hầu hết các bệnh nhân sau phẫu thuật đều khỏi bệnh.
Sau phẫu thuật, người bệnh cần tuân thủ các chế độ chăm sóc vết mổ theo hướng dẫn của bác sĩ. Bệnh nhân nứt kẽ hậu môn có thể ngâm nước muối sau phẫu thuật để làm dịu và sạch vết thương. Đồng thời, bệnh nhân phải luôn duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ để phòng ngừa tái phát.
Nứt kẽ hậu môn ngâm nước muối không phải là phương pháp điều trị dứt bệnh nhưng vẫn có tác dụng hỗ trợ nhất định cho quá trình chữa và hồi phục của bệnh nhân. Bệnh nhân nên gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào ở vùng hậu môn, tránh các bệnh vùng hậu môn như nứt kẽ hậu môn, áp xe hậu môn, rò hậu môn hay trĩ…để được xử lý dứt điểm.