Ốm nghén – nỗi lo của các mẹ bầu

Thời gian mang thai bên cạnh niềm hạnh phúc thì mẹ cũng phải chịu nhiều khó chịu. Một trong những triệu chứng khiến mẹ rất mệt mỏi đó là ốm nghén thường diễn ra trong thời gian đầu thai kỳ.

Bạn đang đọc: Ốm nghén – nỗi lo của các mẹ bầu

Ốm nghén – nỗi lo của các mẹ bầu

Ốm nghén không phải là bệnh lý gây nguy cơ cho thai nhi hay sức khỏe của mẹ, tuy nhiên khi ốm nghén quá nghiêm trọng, khiến mẹ không thể ăn uống được, không hấp thụ được dưỡng chất cũng có thể khiến cho thai nhi bị thiếu dinh dưỡng.

Ốm nghén – nỗi lo của các mẹ bầu

Một trong những triệu chứng khiến mẹ rất mệt mỏi đó là ốm nghén thường diễn ra trong thời gian đầu thai kỳ.

Ốm nghén là gì?

Ốm nghén ở nhiều mẹ cảm giác là khó chịu ở bụng, đầy hơi, buồn nôn nhiều lần trong ngày. Khi bị ốm nghén, mẹ bầu thường thấy buồn nôn, ăn không ngon, nôn nhiều, mất nước, chóng mặt…

Sau 3 tháng, thường mẹ bầu sẽ thấy khỏe hơn, tuy nhiên có không ít người tiếp tục sự tồi tệ này trong toàn bộ thai kỳ.

Nguyên nhân của nghén ở mẹ bầu

– Do nồng độ hCG tăng cao: Hormone hCG tăng rất nhanh trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Nồng độ hCG cũng có liên quan tình trạng ốm nghén.

– Sự tăng cảm giác về mùi khi mang thai: Khi mang thai mũi của bạn nhạy cảm với mùi hơn, những mùi hương làm phiền mẹ bầu và khiến cho mẹ mệt mỏi.

– Dạ dày nhạy cảm: Thường khi mang thai, hệ tiêu hóa trở nên nhạy cảm, một số nghiên cứu chỉ ra, sự hiện diện của một loại vi khuẩn dạ dày trong thai kỳ có tên là Helicobacter pylori có thể làm tăng khả năng xảy ra ốm nghén.

Những mẹ bầu sau đây thường có nguy cơ bị ốm nghén:

– Mẹ mang đa thai.

– Từng bị ốm nghén trong thai kỳ trước đó.

– Nếu mẹ/chị từng bị ốm nghén, khả năng cao bạn cũng bị ốm nghén.

Tìm hiểu thêm: Tỉ lệ tinh trùng tiến tới nhanh như thế nào là bình thường?

Ốm nghén – nỗi lo của các mẹ bầu

Nồng độ hCG tăng cao cũng có liên quan tình trạng ốm nghén.

Làm thế nào để tình trạng ốm nghén dễ chịu hơn?

  • Tránh các thực phẩm dễ gây nôn mửa, thường thức ăn lạnh, thơm dịu sẽ dễ dung nạp hơn so với thức ăn nóng, thức ăn nóng dễ tạo ra mùi nồng hơn.
  • Sự hỗ trợ tâm lý cũng rất quan trọng. Hãy nghỉ ngơi nhiều hơn, thoải mái tâm trạng, đi dạo thư giãn để giảm thiểu triệu chứng nghén khi mang thai.
  • Chia nhỏ bữa ăn, ăn thành nhiều bữa trong ngày.
  • Cần có một số loại đồ ăn vặt như bánh mỳ nướng, bánh quy giòn mặn giúp duy trì lượng đường trong máu chống buồn nôn. Tránh các thức ăn nhiều gia vị hay dầu mỡ.
  • Uống nước thành từng ngụm nhỏ, và uống thường xuyên.

Khi các triệu chứng ốm nghén nặng ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của mẹ, nên nhờ bác sĩ tư vấn cách điều trị ốm nghén kịp thời. Nếu tình trạng ốm nghén quá mức,  có thể làm bạn mất nước và cơ thể không thể hấp thụ dưỡng chất đang rất cần, mẹ cần phải điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Ốm nghén – nỗi lo của các mẹ bầu

>>>>>Xem thêm: Đẻ non, sảy thai nếu mẹ bầu mắc sốt xuất huyết

Chú ý chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi thích hợp, giữ tâm trạng thoải mái.

Thông tin về ốm nghén khi mang thai hi vọng đã mang đến cho chị em những chia sẻ hữu ích, nếu cần tư vấn thêm kiến thức liên quan vui lòng liên hệ Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc tổng đài 1900 55 88 92 để được giải đáp miễn phí.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *