Ốm nghén là hiện tượng bình thường ở phụ nữ mang thai, song nhiều mẹ bầu bị ốm nghén ảnh hưởng nghiệm trọng đến quá trình sinh hoạt, ăn uống. Ốm nghén xuất hiện ở tuần thứ mấy? Bao giờ thì hết ốm nghén? Phải làm gì để hết ốm nghén?…Tất cả những thắc mắc đó sẽ được giải đáp trong bài viết sau.
Bạn đang đọc: Ốm nghén xuất hiện ở tuần thứ mấy?
Ốm nghén xuất hiện ở tuần thứ mấy?
Thông thường hiện tượng ốm nghén xảy ra trong khoảng 3 tháng đầu của thai kỳ, cụ thể là từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 12.
Các biểu hiện nghén ở các mẹ lại khác nhau, song phổ biến nhất thường là: buồn nôn, nhạy cảm với mùi thức ăn, kén ăn hoặc ăn nhiều một vài món nào đó,…
Có mẹ bầu không thấy ảnh hưởng gì bởi hiện tượng nghén nhưng cũng có không ít mẹ cảm thấy “sợ” nghén, cơ thể mệt mỏi, uể oải…
Nguyên nhân gây nên ốm nghén là gì?
Dù chưa có kết luận chính thức về nguyên nhân gây ra ốm nghén tuy nhiên cũng có những cơ sở chỉ ra rằng có thể do những thay đổi vật lý diễn ra bên trong cơ thể mẹ bầu. Cụ thể là: hormone hCG gia tăng nhanh chóng trong thời kỳ đầu mang thai, hormone estrogen tăng cao cũng có thể là một trong những nguyên nhân hoặc do dạ dày của phụ nữ mang thai thường nhạy cảm hơn với những thay đổi của thai kỳ.
Tham khảo bài đọc sau: Thai máy bao nhiêu lần một ngày
Ốm nghén là hiện tượng bình thường trong thai kỳ
Hết nghén đột ngột có sao không?
Hết nghén đột ngột là hiện tượng những biểu hiện nghén thường ngày của mẹ bầu biến mất nhanh chóng. Mẹ bầu có thể cảm thấy dễ chịu hơn vì đã hết thời gian nghén. Tuy nhiên, để chắc chắn, mẹ vẫn nên đi kiểm tra lại tại các cơ sở y tế, phòng trừ các trường hợp bất thường.
Hết nghén ở tuần thứ 6
Nên và không làm gì để hết nghén sớm?
Việc mẹ nên làm
Dù ốm nghén là hiện tượng không quá nguy hiểm và nhìn về mặt tích cực, nó còn giúp mẹ bầu có thể ăn nhiều hơn, ngủ ngon hơn…Thế nhưng, phần lớn ốm nghén gây nên những khó chịu cho mẹ bầu. Do đó, mẹ có thể tìm cách làm giảm thiểu các triệu chứng nghén như:
- Chế độ ăn
Nên uống nước trước hoặc sau bữa ăn khoảng 30 phút và chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong một ngày.
Mẹ nên ăn nhiều trái cây, các loại rau xanh để bổ sung đủ vitamin và khoáng chất cần thiết
Đừng ngại ngần ăn những món mà mẹ cảm thấy thích hay thèm lúc có thể
Mang theo một số đồ ăn nhẹ bên người để sử dụng khi cảm thấy đói, tránh tình trạng cố chịu đựng không ăn khi cảm thấy muốn ăn.
Có thể uống các loại trà như: trà gừng, trà chanh mật ong để giảm cảm giác buồn nôn
Tìm hiểu thêm: Có nên tầm soát sớm ung thư dạ dày hay không?
Trà gừng có thể giúp mẹ bầu giảm buồn nôn
- Chế độ nghỉ ngơi
Dành thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ 8 – 9 tiếng mỗi ngày
Tập thể dục như: đi bộ, tập yoga cũng giúp tinh thần thoải mái hơn, giảm triệu chứng buồn nôn
Tránh những khu vực có nhiều mùi thức ăn, mùi nồng, mùi mà mẹ dị ứng…; tránh những nơi nóng ẩm
Giữ cho tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng
Bổ sung thuốc bổ và vitamin theo chỉ định của bác sĩ để giảm triệu chứng ốm nghén và tăng hiệu quả hấp thu sắt
>>>>>Xem thêm: Chi phí tầm soát ung thư cổ tử cung trọn gói hết bao nhiêu?
Mẹ bầu nên giữ tinh thần thoải mái và vui vẻ
Việc mẹ nên tránh
Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên tránh làm một số điều sau đây:
Mẹ không nên nằm ngay sau khi ăn. Điều này không tốt cho dạ dày, mẹ nên tránh nhé.
Tuyệt đối không bỏ bữa, không để cơ thể bị đói
Không ăn những điều nhiều dầu mỡ hay nhiều bột đường; không ăn đồ chế biến sẵn
Hạn chế hoặc kiêng hẳn những đồ uống chứa chất kích thích như: rượu, bia, cà phê…
Không nên làm việc quá sức, không thức khuya…
Tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc có triển khai các gói thai sản trọn gói cho các mẹ bầu nghĩa là sẽ đồng hành cùng mẹ trong suốt thai kỳ, lúc mẹ sinh bé cho đến những chăm sóc sau sinh. Bệnh viện Thu Cúc quy tụ đội ngũ bác sĩ đầu ngành trong nước và bác sĩ Quốc tế chuyên môn cao; hệ thống trang thiết bị hiện đại; dịch vụ chăm sóc tốt và chi phí rất hợp lý đang là địa chỉ khám thai và sinh con được nhiều chị em tin tưởng lựa chọn. Nhờ những tư vấn, theo dõi sát sao của bác sĩ và được cung cấp kiến thức đầy đủ qua lớp tiền sản của bệnh viện mà mẹ sẽ “tự tin” hơn trong hành trình mang thai và sinh con.
Trên đây là những kiến thức liên quan đến “Ốm nghén xuất hiện ở tuần thứ mấy?”. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để được tư vấn giải đáp. Chúc các mẹ có thai kỳ khỏe mạnh và “mẹ tròn, con vuông”.
Xem thêm
>> Nghén ngủ khi mang thai có tốt không?
> Nghén chua và cách chữa nghén cho bà bầu
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.