Panadol extra là loại thuốc có thành phần chính là paracetamol giúp giảm đau, hạ sốt và thêm thành phần caffeine tăng cường tác dụng của paracetamol. Đây là thuốc không kê đơn và đang được lưu hành, sử dụng rất phổ biến hiện nay.
Bạn đang đọc: Panadol extra và những lưu ý quan trọng khi sử dụng
1. Thuốc panadol extra
1.1. Panadol extra sử dụng trong trường hợp nào?
Thuốc panadol extra được khuyến cáo sử dụng trong các trường hợp gặp triệu chứng đau từ nhẹ đến vừa và các trường hợp bị sốt. Ví dụ như:
– Đau đầu, đau nửa đầu
– Đau lưng
– Đau răng
– Đau bụng kinh
– Đau họng
– Đau khớp
– Cảm lạnh, cảm cúm
Thuốc panadol extra có hộp màu đỏ nên còn có tên gọi khác là panadol đỏ.
1.2. Liều dùng panadol extra được khuyến cáo
Liều dùng panadol extra theo khuyến cáo từ nhà sản xuất sẽ phụ thuộc vào từng đối tượng và độ tuổi cụ thể:
– Người lớn và trẻ em từ 16 tuổi trở lên: Uống 1-2 viên/lần, có thể dùng 4 uống 4 lần trong một ngày và không dùng quá 8 viên trong 24h.
– Trẻ em từ 12-15 tuổi: Uống 1 viên/lần, có thể uống 4 lần trong ngày và không uống quá 4 viên trong 24h.
– Trẻ em dưới 12 tuổi: Đối tượng này không được khuyến nghị dùng thuốc này.
2. Những lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc
2.1. Sử dụng đúng hướng dẫn và liều dùng được chỉ định
Panadol extra chỉ sử dụng qua đường uống, không được dùng quá liều theo chỉ định. Thuốc có thể uống cả khi bụng đói. Nên sử dụng với liều thấp nhất cần thiết để mang lại hiệu quả nhanh chóng.
Thời gian tự điều trị khuyến cáo không quá 3 ngày. Trong trường hợp bạn đã sử dụng thuốc đúng cách, đúng liều liên tục trong 3 ngày mà các triệu chứng không thuyên giảm hoặc tiếp tục nghiêm trọng hơn hoặc gây ra thêm triệu chứng khác thì cần tạm dừng thuốc và tiến hành thăm khám bác sĩ ngay.
2.2. Uống đúng loại panadol được chỉ định
Panadol có 3 loại phổ biến được biết đến bao gồm:
– Panadol dạng viên sủi 500mg, hay thường được gọi là panadol sủi
– Panadol dạng viên nén 500mg, hay thường được gọi là panadol xanh
– Panadol extra, hay thường được gọi là panadol đỏ
Cả 3 loại panadol trên đều có thành phần chính là paracetamol, riêng panadol đỏ có thêm thành phần là caffeine. Nhờ đó, panadol đỏ sẽ giúp tăng cường tác dụng giảm đau, hạ sốt đồng thời giúp phục hồi sự tỉnh táo, tập trung khi mệt mỏi. Bạn hãy sử dụng đúng loại panadol đúng theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất.
Tìm hiểu thêm: Sử dụng Gabapentin 300mg điều trị động kinh, đau thần kinh
Vì panadol có nhiều loại nên người bệnh cần lưu ý lựa chọn đúng loại thuốc panadol được bác sĩ chỉ định.
2.3. Thận trọng khi dùng thuốc ở người bệnh gan, thận hoặc có dị ứng thuốc
Người có bệnh về gan, thận, người nghiện rượu mạn tính, uống rượu bia quá nhiều hoặc có tiền sử nghiện rượu cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng panadol extra. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý không uống rượu và các loại đồ uống có cồn trong thời gian uống thuốc vì cồn có thể làm gia tăng độc tính cho gan, thận của thuốc.
Một số trường hợp có thể dị ứng với thuốc. Vì vậy, sau khi uống thuốc có phát hiện các dấu hiệu bất thường như phát ban trên da hoặc bất kỳ một dấu hiệu phản ứng quá mẫn nào khác thì cần ngừng uống thuốc ngay. Với những người đã từng bị các phản ứng nghiêm trọng trên da do paracetamol gây ra tuyệt đối không được dùng thuốc trở lại và cần thông báo cho nhân viên y tế về tình trạng dị ứng với paracetamol mỗi khi thực hiện thăm khám chữa bệnh.
2.4. Không dùng đồng thời các loại thuốc khác cũng có chứa paracetamol
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại thuốc trong thành phần chứa paracetamol, vì vậy cần thận trọng khi uống phối hợp panadol extra với các loại thuốc khác. Lưu ý không sử dụng đồng thời panadol extra với các loại thuốc khác cùng có chứa paracetamol vì có thể dẫn đến quá liều paracetamol.
Các trường hợp quá liều paracetamol sẽ gây độc tính lên gan, thận kéo theo các biểu hiện thường xuất hiện trong 24h uống thuốc như chán ăn, buồn nôn, nôn, da tái, người khó chịu, vã mồ hôi,… Quá liều paracetamol kéo dài có thể gây tổn thương gan, thận nghiêm trọng và đặc biệt nguy hiểm tới sức khỏe.
Vì vậy, hãy thực hiện uống thuốc theo đúng đơn kê của bác sĩ chỉ định để đảm bảo tính an toàn và phát huy tốt nhất tác dụng của thuốc.
2.5. Tránh dùng quá nhiều caffeine
Trong thành phần của panadol extra đã có một lượng caffeine, vì vậy khi uống thuốc bạn cần tránh dùng quá nhiều các sản phẩm có chứa caffeine như cà phê, trà, đồ uống đóng hộp, hút thuốc lá,… Trường hợp quá liều caffeine sẽ có thể gây ra các tác dụng phụ như mất ngủ, thao thức, lo âu, cáu kỉnh, đau đầu, hồi hộp, rối loạn tiêu hóa,…
Đặc biệt lưu ý ở đối tượng phụ nữ mang thai hoặc đang giai đoạn cho con bú khi sử dụng thuốc có thành phần caffeine. Đối với phụ nữ mang thai, việc tích lũy caffeine trong cơ thể có thể dẫn tới nguy cơ sảy thai tự nhiên. Còn đối với phụ nữ cho con bú, caffeine có thể bài tiết vào sữa mẹ và gây ra các tác dụng kích thích đối với trẻ. Vì vậy, không khuyến nghị sử dụng thuốc với những trường hợp này.
2.6. Không lạm dụng thuốc
Trong trường hợp bạn chỉ bị cảm, sốt nhẹ (dưới 38,5 độ C) và không xuất hiện các triệu chứng như đau nhức, khó thở thì chưa cần uống panadol extra. Thay vào đó, hay ưu tiên thực hiện các biện pháp hạ sốt tự nhiên như chườm mát, lau người, dùng nha đam, tía tô,… và theo dõi thân nhiệt liên tục.
>>>>>Xem thêm: Thuốc V phonte: Cách dùng và lưu ý khi sử dụng
Với những trường hợp sốt nhẹ dưới 38,5 độ thì chưa cần sử dụng thuốc.
Bạn không nên tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc dưới mọi hình thức tại nhà. Chỉ sử dụng thuốc khi đã tham khảo ý kiến của bác sĩ để có chỉ định về liều dùng phù hợp.
Hy vọng những thông tin về thuốc panadol extra và những lưu ý khi sử dụng thuốc được cung cấp bên trên sẽ hữu ích đến bạn. Trên hết, bạn hãy thực hiện thăm khám khi cần thiết để tìm hiểu đúng về nguyên nhân bệnh, từ đó nhận chỉ định dùng thuốc đúng cách từ bác sĩ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.