Phác đồ điều trị hen suyễn trẻ em như thế nào là đúng, mang lại hiệu quả cao? Đây hiện là thắc mắc của không ít phụ huynh, gia đình có trẻ nhỏ mắc hen suyễn. Dưới đây, bài biết sẽ cập nhật tới các bố mẹ phác đồ điều trị hen suyễn cho bé dưới 5 tuổi đúng chuẩn Bộ Y tế.
Bạn đang đọc: Phác đồ điều trị hen suyễn trẻ em dưới 5 tuổi
1. Tổng quan về bệnh hen suyễn ở trẻ em
Hen suyễn, còn được gọi là hen phế quản, là một bệnh hô hấp mạn tính phổ biến ở trẻ em, có đặc điểm là viêm mạn tính của đường dẫn khí. Khi tiếp xúc với các tác nhân gây kích thích, phế quản của bé co thắt, sưng phù và sản xuất ra rất nhiều chất nhầy gây tắc nghẽn và dẫn tới các triệu chứng như ho, khò khè và khó thở.
Các yếu tố kích thích thường gây ra cơn hen suyễn ở trẻ em là tiếp xúc với các tác nhân dị ứng như phấn hoa, lông động vật, khói thuốc lá, và hóa chất. Ngoài ra, cảm lạnh hoặc biến đổi thời tiết cũng có thể góp phần gây ra cơn hen suyễn ở trẻ em.
-
Bé nghi mắc hen suyễn cần được khi khám lâm sàng, cận lâm sàng cần thiết để xác định bệnh sớm
Các triệu chứng hen suyễn ở trẻ càng nhỏ càng không rõ ràng. Lý do là bởi triệu chứng hen ở đối tượng trẻ nhỏ không điển hình nên rất khó các định bệnh.
Để biết trẻ có mắc hen suyễn hay không, bố mẹ cần cho bé đi khám. Tại bệnh viện, các bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết để xác định bệnh và tình trạng bệnh cho bé. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho bé. Phác đồ này sẽ dựa trên chuẩn chung của Bộ Y tế, đồng thời có điều chỉnh dựa vào tình trạng bệnh của từng bé.
2. Phác đồ điều trị hen suyễn trẻ em dưới 5 tuổi chuẩn Bộ Y tế
Ngày 12/9/20216, Bộ Y tế ra Quyết định số 4888, chính thức ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hen cho trẻ dưới 5 tuổi”. Trong đó, Bộ Y tế cũng hướng dẫn khá chi tiết phác đồ điều trị bệnh hen suyễn cho đối tượng trẻ dưới 5 tuổi.
Tìm hiểu thêm: Triệu chứng viêm xoang ở trẻ em
Phác đồ điều trị bệnh hen suyễn cho trẻ dưới 5 tuổi chuẩn Bộ Y tế
2.1. Xử trí cơn hen cấp cho trẻ tại nhà
Trẻ dưới 5 tuổi khi lên cơn hen cấp tại nhà, bố mẹ có thể xử trí bước đầu bằng cách xịt 2 lần salbutamol 200 mcg, có thể lặp lại sau mỗi 20 phút, nếu cần thiết. Sau đó, khi trẻ đã ổn định cơn hen, bố mẹ cần đưa con đến khám tại cơ sở y tế uy tín gần nhất càng sớm càng tốt.
Ngoài ra, khi nhà có trẻ dưới 5 tuổi bị hen phế quản, bố mẹ cần nên luôn lưu ý con. Trường hợp bé xuất hiện các triệu chứng bất thường, bố mẹ cần đưa bé tới viện khám ngay:
– Bé có biểu hiện cố gắng sức thở do quá khó thở;
– Triệu chứng hen suyễn của bé không đỡ ngay cả khi đã xịt 6 lần thuốc giãn phế quản trong vòng 2 giờ;
– Bố mẹ hay người chăm sóc chưa được trang bị kĩ năng nên không thể xử trí cơn hen cấp cho bé dưới 5 tuổi tại nhà.
2.2. Xử trí cơn hen cấp cho trẻ tại bệnh viện
Trẻ khi lên cơn hen cấp ở mức nhẹ hoặc trung bình sẽ được bác sĩ cho sử dụng khí dung salbutamol hoặc MDI với buồng đệm với liều lượng phù hợp. Sau 1 giờ bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá:
– Nếu trẻ đáp ứng tốt thuốc, hết khò khè, không thở khó, Sa02 đạt từ 95% thì sẽ được đưa về điều trị ngoại trú tại nhà. Khi đã về nhà, bé dưới 5 tuổi vẫn cần được điều trị với MDI salbutamol và cần tái khám theo đúng chỉ định của bác sĩ.
– Nếu trẻ đáp ứng thuốc không hoàn toàn, còn ran rít, khó thở, Sa02 chỉ đạt từ 92 – 95%, bé cần được nhập viện để bác sĩ theo dõi thêm. Chỉ khi bé đáp ứng thuốc thì mới được về điều trị tại nhà.
– Nếu trẻ hoàn toàn không đáp ứng thuốc, còn ran rít, khó thở, rút lõm ngực, Sa02 ở mức dưới 92%, bé cần nhập viện để được bác sĩ điều trị với phác đồ phù hợp.
Trẻ khi lên cơn hen cấp ở mức độ nặng, bé sẽ được nhập cấp cứu và nhập viện để được bác sĩ hỗ trợ điều trị. Điều này là bắt buộc nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe và tính mạnh của bé.
Khi điều trị hen suyễn tại bệnh viện, bé sẽ được bác sĩ tiến hành các đánh giá giá các yếu tố nguy cơ diễn biến nặng và thăm dò cận lâm sàng. Mục đích là để điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp cho bé nếu cần.
Trong cơn hen cấp, trẻ không nên sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc an thần, thuốc làm lỏng chất Tiết (nhóm acetylcystein gây co thắt phế quản), thuốc gây giảm xuất Tiết nhóm kháng histamin, thuốc siro ho có chứa dextromethorphan. Bên cạnh đó, trẻ cũng không nên áp dụng biện pháp truyền dịch hay vật lý trị liệu hô hấp trong cơn hen cấp.
2.3. Điều trị duy trì bệnh hen suyễn cho trẻ
2.3.1. Mục tiêu của việc điều trị duy trì bệnh hen suyễn cho trẻ
Đối với trẻ dưới 5 tuổi, điều trị duy trì được áp dụng với các mục tiêu sau:
– Đạt được kiểm soát tốt các triệu chứng và duy trì mức độ hoạt động bình thường.
– Giảm thiểu nguy cơ diễn tiến xấu trong tương lai, bao gồm việc giảm nguy cơ xuất hiện cơn hen cấp, duy trì chức năng hô hấp và đảm bảo phát triển phổi gần như bình thường nhất có thể.
– Giảm thiểu tác dụng phụ có thể xảy ra của các thuốc điều trị.
2.3.2. Chỉ định điều trị duy trì bệnh hen suyễn cho trẻ
Trẻ hen suyễn dưới 5 tuổi áp dụng điều trị duy trì với các trường hợp sau
– Trẻ xuất hiện các triệu chứng gợi chẩn đoán mắc hen, các triệu chứng này đều không kiểm soát được;
– Trẻ xuất hiện những đợt khò khè nặng khởi phát do virus, khoảng 1 – 2 đợt trong một mùa;
– Trẻ vào viện do cơn hen nặng hoặc nguy kịch.
2.3.3. Cách điều trị duy trì cho bé hen suyễn dưới 5 tuổi
Ở lần đánh giá đầu tiên, trẻ sẽ được áp dụng biện pháp điều trị theo mức độ nặng:
– Ở mức độ gián đoạn, bé sẽ điều trị duy trì bằng SABA hít khi cần và LTRA;
– Ở mức độ dai dẳng nhẹ, trẻ sẽ điều trị với ICS liều thấp;
– Ở mức độ dai dẳng trung bình, trẻ điều trị với ICS liều trung bình;
– Ở mức độ dai dẳng, trẻ sẽ điều trị với ICS liều cao.
Sau đánh giá ban đầu, thuốc điều trị duy trì bệnh hen suyễn của trẻ sẽ phụ thuộc vào mức độ kiểm soát hen. Việc tiếp cận điều trị duy trì theo phương pháp tăng bước hoặc giảm bước sẽ giúp kiểm soát tốt các triệu chứng, giảm nguy cơ xuất hiện cơn hen cấp và các tạc phụ do thuốc trẻ có thể gặp phải.
-
>>>>>Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt, cha mẹ cần làm gì?
Bảng tiếp cận điều trị duy trì theo mức độ kiểm soát triệu chứng
Trẻ 0 – 2 tuổi sẽ điều trị duy trì hen suyễn như sau:
– Trẻ hen khởi phát do virus sẽ điều trị với thuốc LTRA. Trường hợp có đáp ứng thuốc, trẻ sẽ được ngưng thuốc để theo dõi. Trường hợp không đáp ứng thuốc, trẻ sẽ chuyển sang dùng ICS và cho tiến hành khám chuyên khoa.
– Trẻ hen khởi phát do nhiều yếu tố, do dị ứng hoặc ở mức độ hen dai dẳng sẽ điều trị duy trì với ICS liều thấp. Trường hợp đáp ứng tốt sẽ sẽ tiếp tục dùng thuốc trong 3 tháng rồi ngưng. Nếu không đáp ứng thì trẻ sẽ được cho tiến hành khám chuyên khoa, chuyển sang dùng ICS liều trung bình, có thể phối hợp thêm LTRA tùy trường hợp.
Lưu ý rằng, trong quá trình điều trị hen suyễn cho trẻ, các bố mẹ cần đảm bảo bé được tái khám, sử dụng thuốc theo đúng phác đồ điều trị hen suyễn trẻ em mà bác sĩ chỉ định. Để tìm hiểu chi tiết hơn về chẩn đoán và điều trị hen phế quản trẻ em dưới 5 tuổi, các bố mẹ có thể tìm đọc thêm Quyết định số 4888 của Bộ Y tế.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.