Vắc xin phòng bệnh thủy đậu của Mỹ (Varivax) là một trong những loại vắc xin phổ biến hiện nay. Phác đồ tiêm chủng đối với vắc xin này như thế nào, những đối tượng nào nên tiêm và không nên tiêm chủng vắc xin thủy đậu,…hãy cùng tìm hiểu qua bài viết chi tiết bên dưới đây của Thu Cúc TCI.
Bạn đang đọc: Phác đồ tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu của Mỹ
1. Tầm quan trọng của việc tiêm chủng vắc xin thủy đậu
1.1. Bệnh thủy đậu là gì và có nguy hiểm không?
Thủy đậu được dân gian hay gọi bằng cái tên là “trái rạ”. Đây là một loại bệnh có tính truyền nhiễm xảy ra bởi sự tấn công của một loại virus thủy đậu ( varicella zoster). Bệnh thủy đậu được xem như một dịch bệnh nguy hiểm đối với con người, đặc biệt là đối với trẻ em – những người có hệ miễn dịch còn non yếu. Thủy đậu được chia làm nhiều giai đoạn khác nhau, trong đó có thời gian ủ bệnh khoảng 1 – 2 tuần trước khi chính thức phát thành bệnh. Bệnh lý thủy đậu cũng thường xuất hiện và đạt đỉnh vào thời gian mùa đông sang xuân.
Thủy đậu được dân gian hay gọi bằng cái tên là “trái rạ”
Bệnh thủy đậu là một trong những loại bệnh nguy hiểm bởi chúng có khả năng lây lan khá nhanh, đặc biệt là thông qua con đường hô hấp. Khi người mang bệnh hắt xì hơi, ho hắng, nói chuyện, virus mầm bệnh sẽ được phóng ra không khí. Nếu người thường hít phải virus thì cũng sẽ bị mắc thủy đậu. Bên cạnh đó, bệnh thủy đậu còn có thể lây nhiễm sang người lành qua con đường dùng chung các đồ dùng cá nhân như: khăn mặt, quần áo, bàn chải đánh răng,…
Thủy đậu rất nguy hiểm và có khả năng gây ra các biến chứng như: nhiễm trùng da, viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng huyết,…Đặc biệt với đối tượng trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ hoặc phụ nữ đang mang thai, nếu mắc thủy đậu thì sẽ rất nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe và quá trình sinh nở.
1.2. Tại sao phải cần tiêm chủng vắc xin thủy đậu?
Hiện nay, việc tiêm chủng vắc xin trở nên khá phổ biến và được Bộ Y tế khuyến cáo sử dụng rộng rãi. Tiêm phòng vắc xin sẽ giúp con người phòng tránh được khả năng mắc bệnh, cũng như nâng cao chất lượng sức khỏe cho cộng đồng, xã hội.
Ngoài ra, việc tiêm chủng vắc xin đầy đủ cũng giúp hạn chế biến chứng do bệnh để lại. Theo nghiên cứu, so sánh những người đã tiêm đầy đủ vắc xin với người không tiêm đầy đủ vắc xin, thì khi mắc bệnh tỉ lệ xảy ra biến chứng, tỉ lệ tử vong sẽ thấp hơn rất nhiều.
Hiện nay có hai loại vắc xin phòng bệnh thủy đậu được sử dụng phổ biến đó là: vắc xin Varivax của Mỹ và vắc xin Varicella của Hàn Quốc. Mỗi loại vắc xin này đều đem lại hiệu quả phòng thủy đậu hiệu quả.
2. Những thông tin cần biết về vắc xin phòng bệnh thủy đậu Varivax
Trong số các loại vắc xin phòng bệnh thủy đậu được sử dụng phổ biến hiện nay, thì loại vắc xin Mỹ (Varivax) được nhiều người tiêm chủng hơn cả. Vắc xin này cũng có mặt rộng rãi ở các cơ sở y tế, phòng tiêm chủng trên cả nước.
2.1. Vắc xin phòng thủy đậu của Mỹ có phác đồ tiêm chủng ra sao?
Đối với loại vắc xin thủy đậu Mỹ, chúng ta cần nắm được lịch tiêm chủng cụ thể như sau:
Đối với trẻ em từ 12 tháng tới 12 tuổi:
– Cần tiêm tổng cộng 2 mũi vắc xin.
– Mũi tiêm đầu tiên thực hiện khi trẻ đạt đủ 12 tháng tuổi trở lên.
– Mũi tiêm thứ 2 nên tiêm cách mũi đầu tiên ít nhất 3 tháng.
– Đối với trẻ em dưới 4 tuổi, mũi tiêm thứ 2 nên tiêm vào lúc trẻ được 4 đến 6 tuổi.
Đối với trẻ em từ 13 tuổi trở lên và người lớn trưởng thành:
– Cần hoàn thành 2 mũi tiêm chủng vắc xin.
– Mũi tiêm đầu tiên có thể tiêm khi trẻ từ 13 tuổi trở lên.
– Mũi nhắc lại nên tiêm cách mũi đầu tiên ít nhất 1,5 tháng.
– Đối với phụ nữ chuẩn bị mang thai, nên chủ động hoàn thành 2 mũi tiêm thủy đậu trước khi có bầu ít nhất 3 tháng.
Để cơ thể có đủ thời gian để đáp ứng vắc xin và hình thành kháng thể, nên lưu ý cần tiêm trước thời điểm dịch thủy đậu đạt đỉnh ít nhất 1 tháng. Sau khi đã hoàn thành 2 mũi tiêm vắc xin thủy đậu, cần tiêm định kỳ nhắc lại mỗi 15 năm 1 lần.
2.2. Vắc xin phòng thủy đậu của Mỹ áp dụng với những đối tượng nào?
Tìm hiểu thêm: Thông tin quan trọng của vắc xin viêm não Nhật Bản Jevax
Loại vắc xin Mỹ (Varivax) được nhiều người tiêm chủng hơn cả
Trước khi tiêm chủng vắc xin thủy đậu, chúng ta cần ghi nhớ một số đối tượng rất nên tiêm chủng vắc xin thủy đậu đó là:
– Người chưa từng mắc bệnh lý thủy đậu bao giờ, hoặc những người chuẩn bị đến vùng có nguy cơ lây lan dịch bệnh cao.
– Những người đang bị mắc bệnh có liên quan đến bạch cầu như: bạch cầu dạng cấp tính, bệnh suy giảm hệ miễn dịch,…
– Đối tượng công tác trong lĩnh vực y tế, thường xuyên phải tiếp xúc gần với các bệnh nhân thủy đậu.
– Người mắc bệnh hội chứng thận hư, bệnh viêm phế quản dạng nặng, đang phải sử dụng thuốc ACTH hoặc Corticosteroids.
– Người đang sinh sống tại những môi trường dễ lây nhiễm bệnh như: ký túc xá, trường học, khu tập thể,…
2.3. Những đối tượng nào không nên tiêm chủng vắc xin phòng bệnh thủy đậu?
– Những người đang có dấu hiệu bị dị ứng, nổi ban, mề đay.
– Đối tượng bị bệnh liên quan đến suy giảm hệ miễn dịch tế bào.
– Người đã từng có tiền sử bị co giật, phản ứng sau khi tiêm vắc xin.
– Những người bị dị ứng với các thành phần trong vắc xin.
– Người bị bệnh u ác tính, bạch cầu tủy cấp,…
3. Cần lưu ý điều gì khi thực hiện tiêm chủng vắc xin thủy đậu?
>>>>>Xem thêm: Tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin ngừa uốn ván
Theo dõi sức khỏe sau tiêm chủng cẩn thận
– Nên thông báo với bác sĩ về lịch sử các bệnh, cũng như các tiền sử dị ứng,…nếu có. Điều này sẽ giúp bác sĩ đưa ra được lời khuyên, tư vấn và phác đồ tiêm chủng phù hơp nhất.
– Sau khi tiêm chủng xong vắc xin thủy đậu. phụ nữ cần tránh không mang thai trong vòng 3 tháng.
– Với phụ nữ đang trong thời gian cho con bú, trước khi tiêm vắc xin thủy đậu cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
– Sau tiêm thủy đậu khoảng 6 tuần, nên hạn chế tối đa việc tiếp xúc gần với người mắc bệnh hoặc có nghi ngờ mắc bệnh.
– Cần theo dõi sau tiêm chủng thủy đậu ít nhất 30 phút để đề phòng khả năng bị phản ứng, sốc phản vệ.
– Theo dõi sức khỏe sau tiêm chủng cẩn thận. Nếu có bất cứ biểu hiện nào bất thường, nên lập tức đến bệnh viện để được điều trị.
Trên đây là những thông tin quan trọng về vắc xin thủy đậu của Mỹ. Nếu bạn có nhu cầu đặt lịch thăm khám với bác sĩ hoặc đăng ký tiêm chủng vắc xin, vui lòng liên hệ với phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để được hỗ trợ nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.