Phác đồ trị HP chuẩn theo công bố của Bộ Y tế

Phác đồ trị HP được Bộ Y tế công bố và áp dụng thực hiện với từng trường hợp cụ thể. Người bệnh nhiễm khuẩn HP dương tính chủ động thăm khám chuyên khoa để được bác sĩ lên đơn thuốc theo phác đồ điều trị phù hợp.

Bạn đang đọc: Phác đồ trị HP chuẩn theo công bố của Bộ Y tế

1. Vi khuẩn HP có bắt buộc phải tiến hành điều trị?

Vi khuẩn HP khi xâm nhập vào cơ thể người sẽ gây ra những biến đổi ở dạ dày. Hoạt động của HP kích thích niêm mạc dạ dày tiết ra lượng acid cao hơn, đồng thời làm suy yếu dần chức năng của lớp niêm mạc thành dạ dày. Về lâu về dài, dạ dày sẽ dần tổn thương, viêm, loét và nặng hơn là xung huyết hoặc thủng dạ dày.

Trên thực tế, không phải chủng HP nào cũng gây ra bệnh tiêu hóa và cần điều trị. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn gặp phải các triệu chứng tiêu hóa bất thường như đau bụng, chán ăn, khó tiêu, ợ chua, buồn nôn, rối loạn đại tiện, sụt cân nhanh không chủ đích thì cần chủ động thăm khám sớm, thực hiện test vi khuẩn HP và thực hiện điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ.

2. Nguyên tắc trong điều trị vi khuẩn HP

Điều trị vi khuẩn HP được thực hiện bằng phương pháp nội khoa, sử dụng nhóm thuốc kháng sinh tương thích nhằm ức chế hoạt động và tiêu diệt dần HP. Việc điều trị bằng thuốc nhìn chung sẽ không quá phức tạp, song vi khuẩn HP có xu hướng tăng dần đề kháng với các loại kháng sinh hiện hành nên tình trạng kháng thuốc, tái nhiễm xảy ra với tỷ lệ cao hơn.

Vì vậy, tiến hành điều trị HP cần tuân thủ đúng theo các yêu cầu sau về nguyên tắc điều trị bệnh:

– Vi khuẩn HP không thể tự triệt tiêu, tiến hành điều trị đúng cách mới giúp bệnh âm tính trở lại.

– Người bệnh chỉ thực hiện điều trị sau khi đã có chẩn đoán chính xác kết quả xét nghiệm HP dương tính.

– Thăm khám với bác sĩ chuyên khoa, bác sĩ lên đơn thuốc và phác đồ điều trị HP phù hợp.

– Theo dõi sát sao các triệu chứng, tác dụng phụ nếu có trong suốt quá trình dùng thuốc.

– Người bệnh tuân thủ nghiêm túc phác đồ điều trị và kết hợp cùng chế độ ăn khoa học cùng nếp sống lành mạnh.

– Thực hiện tái khám theo đúng hẹn của bác sĩ, xét nghiệm lại HP sau điều trị.

Phác đồ trị HP chuẩn theo công bố của Bộ Y tế

Người bệnh chỉ tiến hành điều trị vi khuẩn HP khi đã có kết quả xét nghiệm HP dương tính.

3. Các phác đồ trị HP mới nhất được áp dụng

Trước khi đi vào chi tiết các phác đồ điều trị vi khuẩn HP bạn lưu ý rằng, mỗi một trường hợp bệnh cụ thể sẽ được áp dụng theo phác đồ riêng. Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc và vận dụng theo khi không có chỉ định của bác sĩ. Điều trị sai cách sẽ khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng và việc điều trị khắc phục sau đó sẽ khó khăn hơn.

Dưới đây là 4 loại phác đồ điều trị HP chuẩn được Bộ Y tế công bố:

Tìm hiểu thêm: Viêm đại tràng uống thuốc gì, nên ăn gì?

Phác đồ trị HP chuẩn theo công bố của Bộ Y tế

Người bệnh tiến hành thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định phác đồ điều trị HP phù hợp.

2.1. Phác đồ trị HP liệu pháp 3 thuốc

Điều trị vi khuẩn HP theo phác đồ 3 thuốc được áp dụng trong các trường hợp nhiễm vi khuẩn mới ở giai đoạn đầu, mức độ ảnh hưởng còn nhẹ. Nhóm 3 thuốc được sử dụng trong phác đồ bao gồm: Kháng sinh, PPI – thuốc ức chế bơm proton và Amoxicillin hoặc Metronidazole.

Người bệnh thực hiện phác đồ 3 thuốc được áp dụng từ 10-14 ngày. Kết quả sau điều trị cho hiệu quả tiêu diệt khuẩn HP lên tới trên 80% ngay ở lần điều trị đầu tiên. Tuy nhiên, phác đồ này lại ít được áp dụng tại Việt Nam do khả năng kháng Metronidazole của các chủng HP thường khá cao.

2.2. Phác đồ điều trị 4 thuốc

Phác đồ điều trị 4 thuốc là giải pháp thay thế tốt trong trường hợp phác đồ 3 thuốc không phù hợp hoặc không mang tới kết quả tốt. Áp dụng phác đồ 4 thuốc có thể chia thành 2 loại. Cụ thể:

– Phác đồ 4 thuốc có Bismuth gồm có Bismuth; Tinidazole hoặc dùng Metronidazol; Tetracyclin; Nhóm PPI.

– Phác đồ 4 thuốc không thêm Bismuth gồm có: Nhóm PPI; Kháng sinh Amoxicillin; Tinidazole hoặc dùng Metronidazol; Clarithromycin.

Giống như ở phác đồ 3 thuốc, phác đồ điều trị HP liệu pháp 4 thuốc cũng thường được áp dụng từ 10 – 14 ngày. Ở liệu pháp 4 thuốc có sử dụng Bismuth sẽ cho hiệu quả tiêu diệt HP lên tới 95%. Tuy nhiên, việc áp dụng điều trị theo phác đồ này khá phức tạp và cần tham khảo kỹ lưỡng ý kiến từ bác sĩ để tránh dẫn đến trường hợp kháng thuốc.

2.3. Phác đồ trị HP nối tiếp

Phác đồ nối tiếp được thực hiện như một giải pháp kế tiếp khi các phương pháp điều trị trước đó không mang lại kết quả tốt. Giống như tên gói, phác đồ chia thành 2 giai đoạn nối tiếp nhau, cụ thể:

– Ở 5 ngày đầu tiên: Dùng kháng sinh Amoxicillin + PPI .

– Ở 5 ngày tiếp theo: Dùng Tinidazole + Clarithromycin + PPI.

Phác đồ nối tiếp được áp dụng thực hiện trong thời gian 10 ngày. Phác đồ điều trị này cho kết quả tiêu diệt HP đạt tỷ lệ khá cao, chiếm tới 88,9% với các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh Clarithromycin và đạt tỷ lệ 28,6% so với trường hợp thực hiện phác đồ điều trị 3 thuốc.

Phác đồ trị HP chuẩn theo công bố của Bộ Y tế

>>>>>Xem thêm: Những điều bạn cần biết khị bị đợt cấp viêm đại tràng

Điều trị vi khuẩn HP bằng thuốc cần tuân thủ đúng phác đồ được bác sĩ chỉ định.

2.4. Phác đồ kết hợp liệu pháp 3 thuốc và có chứa thêm Levofloxacin

Phác đồ trị HP kết hợp liệu pháp 3 thuốc và chứa có thêm Levofloxacin sẽ được áp dụng khi các liệu pháp 4 thuốc và phác đồ điều trị nối tiếp không mang lại tác dụng loại bỏ HP như mong muốn. Nhóm thuốc được chỉ định trong phác đồ bao gồm: PPI; Levofloxacin; Amoxicillin.

Phác đồ kết hợp được thực hiện trong thời gian 10 ngày. Theo các chuyên gia, phác đồ kết hợp trị vi khuẩn HP 3 thuốc có chứa Levofloxacin cho hiệu quả cao hơn so với liệu pháp 4 thuốc. Tuy nhiên, phác đồ này thường chỉ được áp dụng đối với một số trường hợp cụ thể có chọn lọc.

4. Kết quả điều trị HP theo phác đồ thuốc Tây y

Việc điều trị vi khuẩn HP theo đúng các phác đồ thuốc Tây y thường được thực hiện trong khoảng 10-14 ngày tùy từng phác đồ cụ thể. Đối với các trường hợp nhiễm khuẩn HP phát triển thành các bệnh lý ở dạ dày, người bệnh sẽ cần tiếp tục điều trị duy trì thêm 4-8 tuần nhằm mục đích làm lành các ổ viêm loét.

Trong quá trình dùng thuốc kháng sinh, người bệnh có thể gặp phải một số các tác dụng phụ như mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn, tiêu chảy,… Về cơ bản, các triệu chứng này sẽ dừng lại khi việc điều trị kết thúc. Tuy nhiên, trong trường hợp các triệu chứng phụ có dấu hiệu nặng, gây nhiều khó chịu cho người bệnh thì cần thông báo ngay với bác sĩ để được hướng dẫn xử lý đúng cách.

Người bệnh cần tuân thủ đúng các yêu cầu điều trị cũng như phác đồ trị HP được chỉ định. Sau khi kết thúc phác đồ cần thực hiện tái khám và xét nghiệm lại xem bản thân đã âm tính trở lại chưa và thực hiện các chỉ định tiếp theo của bác sĩ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *