Phải làm sao khi răng số 7 bị sâu vỡ?

Răng là bộ phận rất bền bỉ có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo chức năng ăn uống suốt quãng đời. Trong đó, răng hàm đóng có vai trò ăn nhai chính. Răng hàm khỏe giúp nghiền thức ăn, đảm bảo tiêu hóa bình thường tạo năng lượng cho các hoạt động sống. Tuy bền bỉ nhưng răng hoàn toàn có thể bị sâu thậm chí vỡ chỉ còn chân răng hoặc mất cả chân răng khi không được chăm sóc tốt. Răng số 7 bị sâu vỡ có thể đem đến nguy cơ mất răng, khiến các răng bên cạnh bị xô lệch khỏi cung hàm.

Bạn đang đọc: Phải làm sao khi răng số 7 bị sâu vỡ?

Phải làm sao khi răng số 7 bị sâu vỡ?

Hình ảnh răng hàm bị sâu vỡ nghiêm trọng.

1. Răng hàm và cấu tạo của răng hàm

Người trưởng thành khi mọc đủ răng sẽ có 32 chiếc, bao gồm cả 4 chiếc răng khôn. Có người có đủ 4 chiếc răng khôn nhưng cũng có người chỉ có 2 hoặc không có chiếc răng khôn nào. Răng khôn là răng số 8, là răng hàm lớn nhưng lại hầu như không có tác dụng trong ăn nhai. Quá trình thay răng, con người sẽ mọc tới chiếc răng hàm số 7. Sau đó, khi bước vào độ tuổi 17 – 35 mới bắt đầu mọc răng khôn. Răng số 7 có cấu tạo tương tự với các răng khác:
– Thân răng là phần trên nướu, có thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Thân răng bao gồm men răng, ngà răng, tủy răng nằm trong buồng tủy, ống tủy.
– Chân răng nằm sâu bên dưới lợi và trong xương hàm. Thông thường, răng hàm có 2 hoặc 4 chân. Với răng khôn, các chân răng có thể dài và xoắn hơn răng số 7. Đỉnh của chân răng có các mạch máu và dây thần kinh đi vào thân răng, đây được gọi là cuống răng.

Men răng là lớp cứng bên ngoài bao bọc và bảo vệ răng. Lớp men răng bị tổn thương tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập làm phá hủy khoáng, phá hủy răng, tạo thành các lỗ. Đây gọi là hiện tượng sâu răng. Các răng hàm có nguy cơ bị sâu cao hơn do nằm ở vị trí khó vệ sinh, khó thấy. Thức ăn dễ dắt vào, khó vệ sinh sạch sẽ gây sâu. Bên cạnh đó, răng số 7 còn dễ bị tổn thương khi răng số 8 bắt đầu mọc. Vậy, lý do nào khiến răng bị sâu vỡ?

2. Răng số 7 bị sâu vỡ do đâu?

Răng số 7 có thể bị sâu vỡ chỉ còn lại chân răng. Đây là tình trạng hư hại răng rất nặng nề, sâu răng chuyển nặng, các lỗ sâu răng biến tướng, vỡ lớn, ăn vào chân răng, viêm nhiễm tủy răng. Tình trạng này xảy ra khi:
– Chải răng qua loa, không chải sâu vào trong răng hàm
– Không chú trọng làm sạch các kẽ răng
– Không có thói quen vệ sinh răng sau bữa ăn, không hoặc chỉ vệ sinh răng 1 lần/ngày
– Coi nhẹ tầm quan trọng của việc làm sạch cao răng
– Tự ý điều trị sâu răng bằng các biện pháp không an toàn
– Thiếu canxi trong thời gian dài khiến răng kém chắc khỏe
– Răng đã có sẵn các bệnh lý răng miệng
– Dùng lực cắn, nhai quá mạnh
– Chấn thương, tai nạn, va chạm
– Chế độ ăn gây hại đến men răng: quá nhiều đồ chua, có gas,…

Tóm lại, răng tuy bền bỉ nhưng vẫn cần được chăm sóc và chú ý để phòng ngừa các nguy cơ hỏng răng. Có thể thấy, răng có thể bị hư hại từ chính những nguyên nhân rất đơn giản nhưng chủ yếu là xuất phát từ sự chủ quan và thái độ thờ ơ với răng miệng. Do vậy mà càng ngày càng có nhiều người bị hỏng răng, mất răng sớm.

Tìm hiểu thêm: Phẫu thuật u xơ tử cung có nguy hiểm không?

Phải làm sao khi răng số 7 bị sâu vỡ?

Răng số 7 có thể bị nhổ bỏ khi tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng.

3. Biến chứng khi răng bị sâu vỡ

Các biến chứng khi răng bị sâu vỡ có thể xảy ra như:
– Răng bị sâu mất chân răng, hoàn toàn mất khả năng ăn nhai, ăn uống kém dẫn đến sút cân
– Các cơn đau ảnh hưởng đến tâm lý, công việc và học tập hàng ngày
– Hốc răng sâu thành ổ lưu trữ thức ăn thừa khó loại bỏ. Vi khuẩn từ đó sinh sôi, phá hủy răng sâu hơn và gây hôi miệng.
– Lợi dễ trùm vào các hốc răng, ma sát ăn uống, nói chuyện dễ khiến viêm lợi và các bệnh lý khác
– Viêm nhiễm tủy, làm chết tủy
– Các viêm nhiễm ở tủy có thể lan xuống chóp răng
– Lợi, chóp răng bị viêm khiến răng yếu đi, lung lay, dễ mất răng
– Nguy cơ hình thành các ổ áp xe
– Tình trạng quá xấu có thể phải nhổ bỏ nhiều răng liên quan
– Lây lan viêm nhiễm xuống xương hàm gây hại đến sức khỏe toàn thân
– Răng sâu có thể còn lại chân răng hoặc tiêu biến hoàn toàn chân răng
– Ăn nhai gặp ảnh hưởng thì dạ dày và hệ tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng
– Răng nhạy cảm hơn, bị ê buốt, đau nhức do bị lộ ngà răng và viêm đến tủy

4. Phương pháp điều trị răng số 7 bị sâu vỡ

Vậy khi răng bị sâu vỡ, đặc biệt là các răng hàm như răng số 7 thì phải làm sao? Dù điều trị bằng phương pháp nào thì cũng cần đảm bảo bảo tồn tối đa răng thật của bệnh nhân. Việc điều trị cần được tiến hành bởi bác sĩ chuyên khoa, tại các phòng khám vô trùng để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.

4.1. Với trường hợp răng còn chân

Chân răng vẫn còn là dấu hiệu tốt cho việc tình trạng viêm nhiễm chưa lây lan quá sâu, có thể là chưa tới cuống răng. Khi này, các bác sĩ tiến hành điều trị:
– Vệ sinh răng và chân răng
– Lấy hết tủy viêm, làm sạch ống tủy và trám tạo hình
– Tái tạo thân răng và tiến hành bọc sứ
– Chụp mão sứ phù hợp, đảm bảo thân răng bên trong, chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ của hàm răng
Nếu có chân răng bị hư hại thì bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ chân răng đó, giữ lại chân răng còn tốt. Chân răng được giữ lại sẽ được điều trị như trên.

Phải làm sao khi răng số 7 bị sâu vỡ?

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu những điều cần biết về ung thư gan

Điều trị sâu răng kịp thời đảm bảo sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân

4.2. Không còn chân răng

Trường hợp xấu hơn là các chân răng đã bị hư hại, quá trình điều trị lúc này là khá phức tạp và mất nhiều thời gian:
– Nhổ bỏ chân răng, nạo bỏ các ổ viêm nhiễm, triệt để loại bỏ vi khuẩn, tránh để gây hại cho các răng khác
– Làm răng giả: có thể sử dụng các biện pháp như cầu răng sứ, cấy ghép răng Implant. Quá trình này giúp đảm bảo chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ. Răng trống có thể sẽ khiến các răng khác bị xô lệch, không theo hàng lối.

Để giảm thiểu nguy cơ bị sâu răng, hãy chú ý thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần và lấy cao răng định kỳ.

Tác hại của răng sâu vỡ nguy hiểm hơn bạn nghĩ rất nhiều, đặc biệt với trường hợp răng hàm bị sâu vỡ thì càng trở nên nguy hại. Nó không chỉ gây ra các cơn đau mà còn đem đến nguy cơ bị mất răng. Tác hại của mất răng lại càng nguy hiểm hơn. Nếu không điều trị kịp thời thì quá trình chữa trị bệnh sau này sẽ rất phức tạp và mất nhiều thời gian cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý của người bệnh. Vì vậy, ngay từ hôm nay hãy chú ý hơn đến các vấn đề răng miệng và sớm điều trị các bệnh lý liên quan. Nha khoa Thu Cúc TCI luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *