Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm hắt hơi, ho, đau họng, sốt

Cảm lạnh và cảm cúm đểu là những bệnh thuộc về đường hô hấp, tuy nhiên cảm lạnh nhẹ hơn cảm cúm. ai bệnh đều có những biểu hiện khá giống nhau như: hắt hơi, ho, đau họng, sốt…

Bạn đang đọc: Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm hắt hơi, ho, đau họng, sốt

Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm hắt hơi, ho, đau họng, sốt

Cảm lạnh là bệnh hô hấp nhẹ hơn cảm cúm

Sốt là cúm
Dấu hiệu của bệnh cúm là sốt. Với bệnh cúm, sốt sẽ rất cao, tuy nhiên nếu bị cảm lạnh những dấu hiệu ban đầu sẽ không sốt. Tuy nhiên sốt còn là triệu chứng của rất nhiều căn bệnh khác như viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu… Nếu chỉ để phân biệt giữa cảm lạnh và cảm cúm thì sốt thường xuất hiện ở bệnh cúm nhiều hơn.

Cúm thường làm cho cơ thể đau nhức

Nhức mỏi là dấu hiệu khác liên quan đến cúm, nếu xuất hiện sốt cao kèm theo đau đầu, lúc này hãy lập tức nghĩ ngay đến bệnh cúm. Người bệnh cần đề phòng lây cho người khác vì bệnh cúm rất dễ lây do tiếp xúc thông thường. Ở người bị cảm lạnh, đau nhức cơ thể rất ít khi xảy ra, nếu có thường xuất hiện ngay lập tức chứ không phải sau một vài ngày và dai dẳng giống bệnh cúm.

Cảm giác ớn lạnh cho thấy bệnh cúm

Đây là điểm đặc trưng để phân biệt giữa bệnh cảm cúm và cảm lạnh. Nếu thấy ớn lạnh đó là triệu chứng của cúm vì ớn lạnh là kết quả của một cơn sốt. Mà sốt thường không liên quan đến cảm lạnh. Các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng nếu thấy ớn lạnh, kèm theo sốt cao cần đến ngay cơ sở y tế để tìm nguyên nhân gây bệnh.

Mệt mỏi là do cúm

Hãy lắng nghe cơ thể bạn để biết rằng mình đang mắc căn bệnh gì, nếu đột nhiên bạn cảm thấy đau nhức mình mẩy, kèm theo các dấu hiệu mệt mỏi hãy nghĩ đến bệnh cúm nhiều hơn là cảm lạnh.

Tìm hiểu thêm: Copd là bệnh gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm hắt hơi, ho, đau họng, sốt

Nếu cảm thấy đau nhức mình mẩy, kèm theo các dấu hiệu mệt mỏi hãy nghĩ đến bệnh cúm

Cảm lạnh sẽ bị hắt hơi
Các triệu chứng như hắt hơi, nói ra bằng giọng mũi do nghẹt mũi thì đó là khi bạn bị cảm lạnh. Cảm lạnh thường khiến nước mũi chảy ra nhiều hơn, bị nặng nước mũi sẽ có màu xanh hoặc vàng do mũi đã bị nhiễm trùng. Đó là khi bạn đã mắc cảm lạnh khá nặng.
Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi hãy nghĩ đến cảm lạnh
Đây là một trong số ít các triệu chứng khó phân biệt nhất giữa bệnh cảm lạnh và cảm cúm, tuy nhiên nếu chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi hãy nghĩ ngay đến cảm lạnh, tuy nhiên những triệu chứng này cũng có khi xuất hiện ở cảm cúm.
Các triệu chứng dồn dập, đột ngột hãy ưu tiên cúm

Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm hắt hơi, ho, đau họng, sốt

>>>>>Xem thêm: Triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và cách kiểm soát

Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám nhằm xác định nguyên nhân bệnh

Nếu các triệu chứng vừa nói ở trên như lạnh, ho, sốt tấn công cơ thể đột ngột và dồn dập với mức độ nặng tăng nhanh, đó là dấu hiệu của bệnh cúm. Thậm chí có thể đây là loại cúm có nguy cơ gây tử vong cao như các chủng H1.
Có cảm giác khó chịu, bứt rứt – chỉ là cảm lạnh
Khi cơ thể cảm thấy không thoải mái với tình trạng hắt hơi, chảy nước mũi, nặng có thể đau họng – đó là cảm lạnh, khi đó bạn vẫn có thể làm các công việc như bình thường. Tuy nhiên nếu bị cúm, người bệnh sẽ kèm theo mệt mỏi, sốt và không muốn làm bất cứ việc gì.
Dùng thuốc
Đối với bệnh cúm, không có thuốc đặc trị bệnh vì cúm là do virus gây ra, nó sẽ tự khỏi sau 5-7 ngày với các loại cúm thường. Hiện nay việc điều trị thuốc cho người bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng. Khi bệnh cúm có những biến chứng như viêm phổi, nhiễm trùng lan rộng rất nguy hiểm đến tính mạng như chủng virus H1N1, H5N1 hiện nay. Còn ở người cảm lạnh, ban đầu có thể điều trị bằng những thuốc thông mũi, viêm họng. Tuy nhiên tùy thuộc vào dấu hiệu của bệnh bác sĩ sẽ cho chỉ định tốt nhất để bạn thoát khỏi tình trạng cảm lạnh hay cảm cúm mắc phải.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *