Phân biệt hai tật khúc xạ cận thị và lão thị

Cận thị và lão thị là một trong những tật khúc xạ rất phổ biến, tuy nhiên vẫn có nhiều người nhầm lẫn về 2 tật khúc xạ này. Dù cận thị và tật lão thị đều gây suy giảm thị lực ở người mắc nhưng chúng cũng có những điểm khác biệt. Trong bài viết dưới đây, cùng Thu Cúc TCI phân biệt hai tật khúc xạ cận thị và lão thị ngay nhé.

Bạn đang đọc: Phân biệt hai tật khúc xạ cận thị và lão thị

1. Khái niệm của lão thị và cận thị là gì?

Cận thị và lão thị nói chung đều gây ảnh hưởng đến thị lực và cuộc sống của người bệnh. Cận thị là một vấn đề khúc xạ có thể mắc ở mọi đối tượng, trong khi lão thị đa số mắc do quá trình lão hóa theo tuổi tác. Khái niệm cụ thể như sau:

Phân biệt hai tật khúc xạ cận thị và lão thị

Hình ảnh khi qua mắt người bị cận và người bị lão thị (minh họa).

Cận thị là trạng thái mắt chỉ nhìn rõ những vật ở khoảng cách gần mà không thể nhìn rõ ở khoảng cách xa. Người bị cận thị khi nhìn vật ở xa sẽ không thể nhìn rõ đến từng chi tiết nhỏ của mọi vật, mà mọi vật chỉ có thể thấy mờ nhòe.

Lão thị là tình trạng thủy tinh thể bị lão hóa dần mất đi độ đàn hồi, khiến mắt điều tiết kém và thị lực suy giảm. Lão thị thường chỉ nhìn tốt những vật ở khoảng cách xa thay vì ở gần. Lão thị xảy ra do quá trình lão hóa tự nhiên của mắt nên khi về già rất nhiều người có khả năng bị tật khúc xạ này.

2. Phân biệt cận thị và lão thị

Để bạn có thể thấy rõ sự khác nhau giữa hai tật khúc xạ trên, chúng ta sẽ đi phân biệt dựa vào các yếu tố như nguyên nhân, dấu hiệu, đối tượng mắc bệnh,…

2.1 Dựa vào nguyên nhân mắc cận thị và lão thị

Về tổng quan nguyên nhân gây ra tật lão thị và tật cận thị hoàn toàn khác nhau. Cụ thể như sau:

Cận thị có thể xảy ra do các nguyên nhân như là:

– Do bẩm sinh, có thể đến từ việc trẻ sinh non hoặc mắc bệnh lý di truyền từ mẹ trong quá trình mang bầu.

– Do quá trình học tập và làm việc trong điều kiện thiếu sáng kéo dài hoặc tư thế ngồi làm việc bị sai.

– Do tiếp xúc với ánh sáng xanh có nhiều trong các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại, laptop,…

– Do chế độ ăn uống thiếu chất và ít vận động ngoài trời.

Ở lão thị nguyên nhân gây bệnh bao gồm:

– Do sự lão hóa tự nhiên của cơ thể trong đó có mắt khi bạn tầm ngoài 40 tuổi. Ở độ tuổi này, thủy tinh thể có thể trở nên xơ cứng, mất độ đàn hồi gây nên trạng thái nhìn gần thì rõ nhưng khi nhìn xa lại rất mờ.

2.2 Dựa vào dấu hiệu khi cận thị và lão thị

Để phân biệt 2 tật khúc xạ trên, bạn cần nắm được cả những điểm giống và khác nhau về dấu hiệu mắc, cụ thể là:

Giống nhau:

– Ban đầu người bệnh có thể thấy mắt hay nhức mỏi kèm đau đầu hoặc khô mắt.

– Nhiều khi muốn nhìn rõ vật ở xa/gần đều phải cố nheo mắt để nhìn rõ.

– Thường xuyên chảy nước mắt không rõ lý do, đôi khi phải dụi mắt.

Khác nhau:

– Với cận thị người bệnh thường hay có dấu hiệu đưa mắt lại gần vật để nhìn cho rõ hơn, với vật ở xa thì nhìn thấy hơi mờ. Độ nhảy cảm của mắt cũng là dấu hiệu cho thấy mắt có thể bị cận thị.

– Với lão thị người mắc thường gặp khó khăn khi đọc chữ ở gần, chữ nhỏ, nhưng khi đưa ra xa lại nhìn rõ hơn.

2.3 Dựa vào đối tượng

Dựa vào đối tượng mắc tật khúc xạ, bạn cũng có thể phân biệt được giữa lão thị và cận thị. Tuy nhiên không có độ tuổi chính xác cho 2 tật khúc xạ trên, mà bất cứ ai cũng có khả năng mắc nếu không chăm sóc và bảo vệ mắt từ sớm.

Nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc cận thị bao gồm:

– Trẻ sinh non, nhẹ cân hoặc có tiền sử mắc bệnh lý từ trong bụng mẹ.

– Học sinh, sinh viên và dân văn phòng là những nhóm đối tượng tiếp xúc nhiều với ánh sáng xanh, có thói quen học tập và làm việc thiếu khoa học.

– Trẻ sinh ra trong gia đình có cả bố và mẹ bị tật cận thị.

Nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc lão thị bao gồm:

– Nam nữ trên 40 tuổi đều có thể mắc lão thị khi mắt bị lão hóa.

– Ngoài ra, người tiểu đường và mắc bệnh tim mạch có nguy cơ cao mắc lão thị từ sớm.

– Ở người bị cận và viễn trước đó sẽ có nguy cơ bị tật lão thị sớm.

3. Giải pháp điều trị cho 2 tật khúc xạ trên là gì?

Dù là cận thị hay lão thị, phương pháp điều trị sẽ khác nhau tùy vào tình trạng của mỗi cá nhân. Bác sĩ chuyên khoa Mắt sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe, độ cận hoặc độ lão, khả năng chi trả của người bệnh để đưa ra giải pháp thích hợp.

3.1 Đeo kính

Đeo kính là giải pháp hiệu quả và tiết kiệm dành cho người bị cận và bị lão . Kính gọng có thể linh hoạt về thời gian đeo, mẫu mã và kiểu dáng phù hợp sở thích mỗi người. Tuy kính gọng không thể điều trị dứt điểm 2 tật khúc xạ trên, nhưng nó có thể làm mắt người bệnh nhìn rõ hơn.

Tìm hiểu thêm: Chẩn đoán bệnh qua mắt

Phân biệt hai tật khúc xạ cận thị và lão thị

Người bị lão thị thường phải đưa vật ra xa mới nhìn rõ (minh họa).

Số ít trường hợp không may mắc cả tật khúc xạ lão và cận thì sẽ phải sử dụng kính hai tròng hoặc kính đa tròng. Loại thấu kính 2 trong 1 này giúp người bệnh nhìn được vật ở khoảng cách gần và xa mà không phải đeo 2 chiếc kính cùng lúc.

3.2 Phẫu thuật tật khúc xạ

Với việc phẫu thuật điều chỉnh 2 tật khúc xạ cận và lão, người bệnh cần đáp ứng một số yêu cầu như: sức khỏe ổn định, độ tuổi từ 18 trở lên,… Bác sĩ sẽ thăm khám và đưa ra lời khuyên về phương pháp phù hợp với từng người. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị tật khúc xạ cận thị hiện đại để bạn tham khảo như: phẫu thuật Femto Lasik, phẫu thuật Lasik, Relex Smile hoặc Phẫu thuật Phakic ICL… Ngoài ra, với tật lão thị các bác sĩ cũng khuyến khích người bệnh nên phẫu thuật Phaco hoặc phương pháp Presbyond để có tầm nhìn sáng rõ.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo mọi người nên đi khám mắt định kỳ thường xuyên từ 1-2 lần mỗi năm để sớm phát hiện cận thị hoặc lão thị. Việc phát hiện sớm tật khúc xạ giúp bác sĩ điều trị được dễ dàng và tiết kiệm chi phí nhất có thể.

Phân biệt hai tật khúc xạ cận thị và lão thị

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về các bệnh lý võng mạc thường gặp

Khách hàng đang khám mắt tại TCI (minh họa).

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn phân biệt hai tật khúc xạ cận thị và lão thị. Dù bạn mắc tật khúc xạ nào thì chúng đều nguy hiểm và cản trở bạn tận hưởng cuộc sống trọn vẹn. Vậy nên, hãy chăm sóc và bảo vệ mắt từ khi còn trẻ để tránh mắc tật lão hoặc cận thị nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *