Phân biệt nốt thủy đậu với nốt phát ban sốt xuất huyết

Thủy đậu và sốt xuất huyết là hai bệnh truyền nhiễm phổ biến, đặc biệt ở trẻ em và người trẻ tuổi. Cả hai đều có thể gây ra các nốt phát ban trên da, khiến nhiều người nhầm lẫn khi chẩn đoán. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ sự giống và khác nhau giữa nốt thủy đậu và nốt phát ban sốt xuất huyết, cũng như cách điều trị phù hợp cho từng bệnh.

Bạn đang đọc: Phân biệt nốt thủy đậu với nốt phát ban sốt xuất huyết

1. Sự giống và khác nhau giữa nốt thủy đậu và nốt phát ban sốt xuất huyết

Bệnh thủy đậu hình thành do virus Varicella zoster, lây truyền trực tiếp từ người sang người thông qua giọt bắn chứa virus từ miệng, mũi. Trong khi đó sốt xuất huyết do virus Dengue truyền qua muỗi Aedes aegypti. Đặc trưng của hai bệnh này là dấu hiệu nổi mẩn đỏ trên da. Tuy nhiên, nốt thủy đậu và nốt phát ban sốt xuất huyết có những đặc điểm chung và riêng.

1.1. Những đặc điểm giống nhau

Mặc dù có nhiều điểm khác biệt, nốt thủy đậu và nốt phát ban sốt xuất huyết vẫn có một số đặc điểm tương đồng:

Phân biệt nốt thủy đậu với nốt phát ban sốt xuất huyết

Nốt thủy đậu khô, đóng vảy

– Đều là các nốt phát ban xuất hiện trên da, gây tổn thương.

– Cả hai loại nốt đều có thể gây ngứa.

– Thường xuất hiện kèm theo các triệu chứng như sốt, mệt mỏi.

– Đều có thể lan rộng trên toàn thân.

– Hiện tại hai bệnh này đều chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ có thể phòng ngừa và cải thiện triệu chứng.

– Cả hai bệnh đều dễ lây lan và cần được theo dõi, điều trị kịp thời.

1.2. Sự khác nhau giữa nốt thủy đậu và nốt phát ban sốt xuất huyết

Mặc dù có một số điểm tương đồng, nốt thủy đậu và nốt phát ban sốt xuất huyết có nhiều điểm khác biệt quan trọng:

Nốt thủy đậu hình thành trên da với biểu hiện sớm là các nốt đỏ nhỏ, phẳng. Sau đó nó nhanh chóng biến thành mụn nước, bên trong có chứa dịch. Mụn nước căng ra, vỡ, tiết dịch và khô lại, đóng thành vảy. Nốt mụn thủy đậu mọc thành nhiều đợt trên cùng một vùng da. Nó thường khởi phát ở thân mình, sau đó mọc lan ra mặt và chân tay.

– Nốt phát ban sốt xuất huyết có dạng phẳng, màu đỏ, không nổi vảy. Nó không chứa dịch bên trong, cũng không có xu hướng nổi lên mà thường kèm theo chấm xuất huyết dưới da.

– Vị trí nốt mụn thủy đậu có thể xuất hiện toàn thân, trên đầu, trong mắt, miệng. Nốt phát ban sốt xuất huyết hiếm khi xuất hiện ở mặt, đầu và không hình thành trong miệng, mắt.

Nốt thủy đậu xuất hiện trong 24 – 48 giờ sau khi trẻ sốt và tiếp tục mọc lên trong 5 – 7 ngày. Sau đó chúng khô và đóng vảy trong khoảng 1 – 2 tuần, nếu bị bội nhiễm sẽ để lại sẹo.

– Phát ban do sốt xuất huyết hình thành sau khi sốt 3- 4 ngày và tổn tại từ 2,3 ngày đến 1 tuần. Sau đó nó biến mất mà không để lại sẹo.

Bên cạnh mụn nước, trẻ bị thủy đậu còn có triệu chứng sốt (38 -39 độ C), đau họng, ho nhẹ, đau đầu và chán ăn. Ở bệnh nhân sốt xuất huyết có triệu chứng phát ban kèm theo sốt cao đột ngột, đau đầu dữ dội, đau hốc mắt, cơ, khớp và chảy máu mũi, máu chân răng, buồn nôn…

2. Cách chăm sóc trẻ

Phân biệt được đâu là nốt mụn thủy đậu, đâu là nốt phát ban do sốt xuất huyết sẽ giúp bạn hiểu rõ con bị bệnh gì. Từ đó biết cách chăm sóc trẻ sao cho đúng, cải thiện triệu chứng hiệu quả.

Tìm hiểu thêm: Trẻ bị sốc nhiệt mùa nắng nóng, ba mẹ cần làm gì?

Phân biệt nốt thủy đậu với nốt phát ban sốt xuất huyết

Muỗi là vật lây truyền trung gian của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ

2.1. Cách chăm sóc trẻ bị thủy đậu tốt nhất

Đến nay thủy đậu chưa có thuốc đặc hiệu, điều trị triệu chứng thủy đậu là cách duy nhất để giảm thiểu tình trạng bệnh. Bố mẹ nên tiến hành:

– Cho trẻ nghỉ ngơi tại nhà, cách ly với người khác để hạn chế lây lan bệnh thủy đậu.

– Bổ sung nhiều nước cho trẻ, tránh để cơ thể trẻ bị tình trạng mất nước, đặc biệt là khi trẻ sốt cao.

– Nhắc nhở trẻ không gãi ngứa tại nốt phát ban để ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng.

– Cho trẻ sử dụng kem bôi chống ngứa, thuốc kháng virus, thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý: Để ngừa hội chứng Reye do thủy đậu, tuyệt đối không cho trẻ dùng Aspirin trong thời gian bị bệnh.

2.2. Cách chăm sóc trẻ sốt xuất huyết như thế nào hiệu quả?

Cũng giống như thủy đậu, sốt xuất huyết không có thuốc đặc hiệu, chỉ có thể tập trung cải thiện triệu chứng. Bố mẹ nên:

– Cho trẻ nghỉ ngơi tại giường và bổ sung nước uống thường xuyên.

– Bổ sung các dưỡng chất tốt cho sức khỏe, giúp tăng đề kháng cho bé như trái cây, đậu phụ, trứng, cá, súp gà…

– Khi trẻ sốt cao trên 38,5 độ, cần cho uống thuốc hạ sốt như Paracetamol. Không dùng thuốc chứa Aspirin hoặc Ibuprofen vào lúc này.

Phân biệt nốt thủy đậu với nốt phát ban sốt xuất huyết

>>>>>Xem thêm: Mách cha mẹ các cách điều trị sốt virus ở trẻ em?

Cần cho trẻ uống nhiều nước khi bị sốt xuất huyết, thủy đậu

– Trường hợp bệnh có dấu hiệu biến chuyển nặng, cần đưa trẻ nhập viện ngay để điều trị tích cực. Phương pháp điều trị cơ bản là theo dõi huyết áp, chỉ số sinh tồn, truyền tiểu cầu hoặc máu (nếu cần thiết) và truyền dịch để cân bằng điện giải.

Hiện nay nước ta đã có cả vacxin ngừa thủy đậu và sốt xuất huyết. Tuy nhiên, CDC Hoa Kỳ khuyến cáo chỉ những trẻ đã bị sốt xuất huyết mới nên tiêm phòng. Lý do là vì những trẻ này có nguy cơ nhiễm các chủng sốt xuất huyết nặng hơn.

Để phòng ngừa bệnh cho con, cách tốt nhất là cho trẻ đi tiêm vacxin ngay khi trẻ đáp ứng điều kiện. Đồng thời giúp trẻ nâng cao sức đề kháng, tự bảo vệ bản thân trước các tác nhân gây bệnh. Phòng tiêm chủng TCI là một trong những địa chỉ tiêm vacxin cho trẻ có đầy đủ trang thiết bị y tế, vacxin nhập khẩu chính hãng được bảo vệ đúng quy định. Bố mẹ có thể đăng ký lịch tiêm chủng bằng cách liên hệ với tổng đài hoặc đến trực tiếp phòng tiêm chủng ở Trần Duy Hưng.

Việc phân biệt rõ sự giống và khác nhau giữa nốt thủy đậu và nốt phát ban sốt xuất huyết rất quan trọng. Nó giúp bố mẹ chuẩn bị sẵn tâm lý cũng như tìm hiểu hướng xử lý, điều trị phù hợp nhất. Dù có nhiều điểm tương đồng nhưng hai loại nốt mụn này cũng khác biệt nhiều về hình dạng, vị trí xuất hiện, thời gian xuất hiện và triệu chứng kèm theo. Nếu nghi ngờ trẻ mắc một trong hai bệnh này, bố mẹ nên cho con đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa Nhi chẩn đoán, hỗ trợ điều trị kịp thời, tránh biến chứng xảy ra.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *