Phân loại động kinh bắt đầu với việc xác định biểu hiện của cơn động kinh là cục bộ hay toàn thể. Khởi đầu có thể bị bỏ lỡ hay không rõ ràng như trong trường hợp cơn động kinh không rõ khởi phát. Cùng tìm hiểu các biểu hiện lên cơn động kinh và phân loại cơn động kinh dựa vào các biểu hiện lâm sàng, trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Phân loại cơn động kinh dựa vào biểu hiện lên cơn động kinh
1. Biểu hiện lên cơn động kinh
Khi người bệnh lên cơn động kinh thường có biểu hiện co giật, sùi bọt mép, mắt trợn ngược, suy giảm ý thức, trương lực cơ (cơ co cứng).
Nhiều người khi nhìn thấy biểu hiện này thường rất sợ và không ít người cho rằng đây là biểu hiện của bệnh tâm thần, nên có xu hướng né tránh. Tuy nhiên, động kinh không phải bệnh tâm thần và khi người bệnh lên cơn động kinh rất cần được quan tâm, trợ giúp từ những người xung quanh.
Cơn động kinh thường diễn ra chỉ trong thời gian ngắn, thường dưới 5 phút. Nhưng cũng có cơn co giật (động kinh) kéo dài hơn, có cơn động kinh có thể kéo dài 30-45 phút gây ra các tổn thương ở não.
Trong cơn động kinh, người bệnh thường mất ý thức trong một thời gian ngắn. Chính vì vậy, trong cơn động kinh nhiều người bệnh đã không thể kiểm soát hành động của mình, do đó có nhiều tai nạn thương tâm xảy ra như người bệnh lên cơn động kinh đút tay vào bếp lửa, người bệnh lên cơn động kinh bị ngã xuống ao hồ khi đang đứng cạnh ao hồ,…. Do đó, sự quan tâm và giúp đỡ của gia đình người bệnh và những người xung quanh có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp người bệnh vượt qua cơn động kinh một cách an toàn, ít bị tổn thương nhất.
Biểu hiện lên cơn động kinh là co giật, sùi bọt mép, mắt trợn ngược, suy giảm ý thức, trương lực cơ (cơ co cứng).
2. Phân loại cơn động kinh dựa vào biểu hiện
Nhiệm vụ đầu tiên của bác sĩ lâm sàng là quyết định các đặc điểm của cơn động kinh để nhận diện chính xác đó có phải là một cơn động kinh hay giải động kinh. Tiếp theo là phân loại cơn động kinh dựa trên biểu hiện và tiền sử bệnh.
2.1 Lên cơn động kinh cục bộ
Khởi phát cục bộ: còn ý thức hoặc suy giảm ý thức. Khởi phát vận động, khởi phát không vận động. Cơn cục bộ chuyển thành co cứng co giật hai bên.
+ Khởi phát vận động gồm: cơn vận động tự động, mất trương lực cơ, cơn co giật, cơn co thắt, cơn tăng vận động, cơn giật cơ, cơn co cứng.
+ Khởi phát không vận động gồm: cơn thần kinh tự chủ, cơn ngưng hành vi, cơn nhận thức, cơn cảm xúc, cơn giác quan.
2.2 Lên cơn động kinh toàn thể
Khởi phát toàn thể: co cứng – co giật – mất trương lực cơ – cơn co thắt (vận động), giật cơ – giật cơ mí mắt (không vận động. Từ “cục bộ” hay “toàn thể” vào thời điểm khởi phát của tên gọi cơn động kinh được cho là định nghĩa khởi phát cục bộ hay toàn thể.
Không rõ khởi phát: co cứng – co giật – cơn co thắt(vận động), không vận động.
Trong cơn động kinh cục bộ còn được phân ra gồm: cục bộ từng phần và cục bộ toàn thể.
Tìm hiểu thêm: Cách khám thần kinh hiệu quả là như thế nào?
Phân loại cơn động kinh dựa vào biểu hiện cục bộ hoặc toàn thể.
3. Phương pháp phân loại cơn động kinh
Phân loại một cơn động kinh bắt đầu với khai thác bệnh sử hay quan sát những triệu chứng/dấu hiệu lên cơn động kinh thường gặp. Mỗi triệu chứng có thể có trong nhiều loại cơn do đó không thể lấy một triệu chứng riêng biệt nào để khẳng định cơn của bệnh nhân là thuộc một loại cơn xác định nào đó.
Ví dụ, triệu chứng ngưng hành vi có thể xuất hiện trong cả cơn động kinh cục bộ có suy giảm ý thức và cơn vắng ý thức. Triệu chứng co cứng- co giật có thể xuất hiện trong cơn toàn thể hoặc là diễn tiến của một cơn khởi phát cục bộ. Ngược lại, một loại cơn thường là một phức hợp của nhiều triệu chứng.
Sẽ rất khó để phân biệt giữa cơn động kinh cục bộ có suy giảm ý thức và cơn vắng ý thức.Bởi vì 2 loại cơn này điều trị và tiên lượng khác nhau, phân ra làm hai sẽ hữu ích hơn, dù ta sẽ phải cần nhiều thông tin hơn là việc chứng kiến được trực tiếp cơn.
Việc phân loại cơn thường có thể thực hiện được bằng cách nhận diện được trình tự xảy ra triệu chứng và những thông tin khác trên lâm sàng. Ví dụ, trong cơn vắng ý thức điển hình bệnh nhân sẽ hồi phục nhanh hơn cơn cục bộ có suy giảm ý thức. Một số trường hợp, thông tin từ điện não, hình ảnh học và xét nghiệm giúp phân loại chính xác hơn cơn động kinh. Trong những trường hợp này, việc phân loại cơn động kinh là bước đầu trong chẩn đoán hội chứng động kinh.
Bởi vì chúng ta thiếu sự hiểu biết về nguồn gốc sinh bệnh học, về biểu hiện của các cơn động kinh khác nhau. Do đó, việc gộp các triệu chứng lại để phân thành các loại cơn khác nhau là một cách hợp lí để xác định nhóm nào là riêng biệt và thường gặp và có thể thành một phân loại riêng.
>>>>>Xem thêm: Bệnh lý điển hình của 12 dây thần kinh sọ não
Đo điện não đồ giúp chẩn đoán xem người bệnh có xuất hiện cơn động kinh hay không.
4. Cộng cụ hỗ trợ chẩn đoán bệnh động kinh
Điện não đồ (EEG) được xem là một trong những kỹ thuật cận lâm sàng được bác sĩ chuyên khoa áp dụng sau khi thăm khám và nghi ngờ người bệnh có yếu tố động kinh.
Sóng điện não (sóng não) thu được trong quá trình đo điện não đồ sẽ thể hiện sự thay đổi trong hoạt động não của bệnh nhân. Khi kết quả điện não đồ thu được có phát hiện sóng điện não bất thường (sóng động kinh), điều này phản ánh có sự mất cân bằng giữa nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh và những chất điện giải giữa bên trong và bên ngoài màng tế bào.
20 điện cực được phân bố đối xứng trên da đầu của người bệnh khi đo điện não đồ, sẽ giúp phát hiện những thay đổi điện trong não liên quan đến các cơn động kinh, rối loạn giấc ngủ, bệnh não do chuyển hóa hoặc tổn thương cấu trúc. Điện não đồ đặc biệt hữu ích trong việc xác định tình trạng thay đổi ý thức theo từng giai đoạn mà chưa rõ nguyên nhân.
Nếu nghi ngờ người bệnh bị động kinh mà kết quả đo điện não đồ EEG thường quy bình thường, các bác sĩ có thể cân nhắc đo điện não đồ video – đây là kỹ thuật xác định những biểu hiện bất thường của bệnh nhân để phân biệt cơn động kinh hay rối loạn tâm thần, có sử dụng máy quay để theo dõi bệnh nhân trong quá trình làm EEG tại bệnh viện. Kỹ thuật đo điện não video cũng hay được sử dụng trước khi phẫu thuật để xem bất thường tại ổ động kinh sẽ gây ra thể động kinh nào.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.