Phát hiện cục cứng ở vú

Khi phát hiện cục cứng ở vú, nhiều người lo lắng không biết có phải bị ung thư vú hay không? Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả tìm hiểu thêm về vấn đề này.
Theo bác sĩ Lucy – khoa Ung bướu, bệnh viện Thu Cúc, cục cứng xuất hiện ở một hoặc cả 2 bên vú có thể gặp ở bất cứ phụ nữ nào. Đó có thể là một khối u. Tuy nhiên để xác định u lành hay u ác tính (ung thư vú) thì cần phải làm xét nghiệm, chẩn đoán chuyên sâu.

Bạn đang đọc: Phát hiện cục cứng ở vú

Tham khảo: Những dấu hiệu nhận biết ung thư vú

Cục cứng ở vú có thể là u lành hoặc u ác tính

  • U lành ở vú có đặc điểm thường chậm phát triển, đau, cương khi sắp đến kỳ kinh nguyệt, có ranh giới rõ ràng, hay xuất hiện ở người trẻ.
  • U ác tính thường phát triển nhanh, thường gây đau ở bất cứ thời điểm nào, không liên quan đến kỳ kinh nguyệt, không có ranh giới rõ ràng, hay gặp ở người cao tuổi.

Phát hiện cục cứng ở vú

Nổi cục cứng ở vú có thể là lành tính hoặc ung thư vú

Cục cứng ở vú là u lành tính

Trong trường hợp này, chị em có thể mắc một số bệnh sau:

  • Xơ nang tuyến vú: thường gặp ở độ tuổi từ 30-35, do rối loạn nội tiết gây ra. Bệnh thường biểu hiện bằng sự xuất hiện của những mảng hoặc cục cứng ở một bên hoặc cả 2 bên vú. Xơ nang tuyến vú thường gây đau với mức độ khác nhau kèm theo biểu hiện đau bụng, đau lưng nhiều khi tới kỳ kinh nguyệt.
  • Bướu sợi tuyến vú: bệnh thường gặp ở phụ nữ trẻ từ 18-40. Bệnh cũng có thể gặp ở phụ nữ sau mãn kinh. Bướu vú cứng, chắc, hình tròn, có thể di động và không gây đau.
  • Viêm tuyến vú: thường gặp ở phụ nữ mới sinh và đang cho con vú. Khi bị viêm tuyến vú, chị em sẽ thấy vú xuất hiện u cục, đau khi chạm vào vú, sốt, tắc tia sữa, nóng sưng đỏ vú…

Cục cứng ở vú là ung thư vú

Khi bị ung thư vú, chị em cũng thấy xuất hiện cục cứng ở vú. Theo nghiên cứu, có tới 80-90% bệnh nhân ung thư vú có khối u và có thể sờ nắn được bằng tay khi kích thước từ 1cm trở lên.

Các triệu chứng khác của ung thư vú

Ngoài phát hiện cục cứng ở vú, nếu mắc ung thư vú, chị em còn có thể thấy xuất hiện các triệu chứng khác kèm theo như:

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân gây ra đau xương mu vùng kín khi mang thai

Phát hiện cục cứng ở vú

Chị em cần phải đi khám ngay nếu có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường ở vú

  • Tiết dịch ở núm vú: dịch này có thể có lẫn máu hoặc màu hồng
  • Núm vú thụt vào trong: ung thư vú sẽ khiến núm vú tụt sâu, cứng vào trong, dùng tay kéo cũng không ra được
  • Bề mặc núm vú nhăn: khi ngực xuất hiện khối u sẽ phá vỡ cấu cúc tra và tạo nên những nếp nhằn ở bề mặt vú
  • Viêm da vùng quanh vú: người bệnh ung thư vú sẽ thấy da đỏ, phù hoặc bong da vảy nến, da sần sùi, kèm nổi mẩn ngứa khó chịu
  • Nổi hạch ở nách: khi bị ung thư vú, chị em sẽ thấy dưới cánh tay xuất hiện hạch. Hạch này có thể đau hoặc không đau

Ung thư vú thường không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu vì thế mà nhiều người không phát hiện sớm bệnh. Ở giai đoạn muộn, khối u to ra xâm lấn gây vỡ, chảy dịch và máu. Nhiều trường hợp di căn xa sang nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể như xương, phổi… có thể nguy hiểm tới tính mạng.

Cách phát hiện sớm ung thư vú

Để phát hiện sớm bạn có mắc ung thư vú hay không thì ngay khi phát hiện cục cứng ở vú, bạn cần tới ngay các cơ sở y tế, bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe.

Phát hiện cục cứng ở vú

>>>>>Xem thêm: Phục hình răng mẻ bằng phương pháp nào?

Chụp X-quang tuyến vú là một trong những phương pháp hiệu quả giúp phát hiện sớm ung thư vú

Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng, kiểm tra vùng vú, hỏi tiền sử bản thân và gia đình nhằm chẩn đoán sơ qua tình trạng sức khỏe.

Người bệnh có thể cần phải làm các xét nghiệm chuyên sâu khác như:

  • Chụp X-quang vú: phát hiện những dấu hiệu bất thường ban đầu của bệnh ung thư vú.
  • Siêu âm vú: đây là phương pháp có chi phí thấp và tương đối hiệu quả giúp xác định kích thước, vị trí của khối u trong cơ thể
  • Chụp cắt lớp vi tính giúp đánh giá giai đoạn bệnh, sự lây lan của các tế bào ung thư một cách chính xác.
  • Sinh thiết: Người bệnh có thể cần phải làm sinh thiết để xác định cục cứng trong vú là u lành tính hay ác tính để có phương pháp điều trị phù hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *