Thiên đầu thống là bệnh lý có nguy cơ gây mù lòa đứng thứ 2, chỉ sau đục thủy tinh thể. Bệnh thường gặp ở người trên 35 tuổi, có tính di truyền nên người bệnh cần có kiến thức nhận biết triệu chứng thiên đầu thống để kịp thời đến các cơ sở y tế thăm khám và điều trị.
Bạn đang đọc: Phát hiện sớm triệu chứng thiên đầu thống phòng biến chứng
1. Bệnh thiên đầu thống là gì?
Thiên đầu thống là một trong những bệnh lý hàng đầu gây mù lòa
Thiên đầu thống (cườm nước, glocom) thuộc nhóm bệnh lý gây tổn hại thần kinh thị giác qua cơ chế làm tăng áp lực (nhãn áp) trong mắt. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời, các dây thần kinh thị giác ngày càng tổn hại trầm trọng và có nguy cơ mất thị lực vĩnh viễn.
Bệnh thường xuất hiện ở những người trung tuổi và người cao tuổi, diễn biến âm thầm, giai đoạn đầu thường khó nhận biết. Ở giai đoạn toàn phát, bệnh sẽ gây ra các biến chứng như thu hẹp vùng nhìn, tăng áp lực trong mắt, tổn thương thị giác.
2. Nguyên nhân của bệnh thiên đầu thống là gì?
Một số nhóm đối tượng dễ có nguy cơ cao mắc bệnh như:
– Có người trong gia đình mắc bệnh thiên đầu thống vì bệnh có tính chất di truyền.
– Người lạm dụng thuốc nhỏ có thành phần corticoid kéo dài
– Người đang mắc các bệnh lý như đái tháo đường, cao huyết áp, chấn thương mắt
– Người có nhãn cầu, giác mạc nhỏ như bị viễn thị nặng hoặc người hay lo âu, dễ xúc cảm
– Người có chỉ số đo nhãn áp cao trên 25 mmHg
– Nhóm đối tượng trên 35 tuổi. Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng lớn Đặc biệt, phụ nữ có nguy cơ mắc glocom cao gấp 2 lần so với đàn ông.
3. Các triệu chứng thiên đầu thống thường gặp
Bệnh được chia làm 2 thể bệnh chính là glôcôm góc đóng và glôcôm góc mở. Do đó, triệu chứng thiên đầu thống cũng rất khác nhau tùy thể bệnh. Đa phần triệu chứng ban đầu thường không rõ ràng và hay bị bỏ qua.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Có nên đeo kính lão thường xuyên không?
Bệnh nhân phát hiện thiên đầu thống muộn có thể bị mù lòa vĩnh viễn.
3.1 Triệu chứng bệnh khởi phát đột ngột
Bệnh nhân thấy xuất hiện triệu chứng đột ngột khi đang đọc sách, xúc động mạnh và thường xảy ra vào buổi chiều tối. Một số triệu chứng điển hình như mắt đỏ, đau nhức, thị lực suy yếu, gặp ảo giác là những quầng tối có màu sắc. Người bệnh còn gặp tình trạng chảy nước mắt, đau nhức dữ dội lan lên đầu.
Triệu chứng này sau một thời gian ngắn có thể khiến người bệnh không nhìn thấy gì. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp hiện tượng buồn nôn và nôn mửa.
3.2 Triệu chứng bệnh khởi phát âm ỉ
Bệnh nhân thường xuất hiện những cơn đau đầu một bên và khi tới một giai đoạn nào đó, cơn đau sẽ trở nên dữ dội khiến người bệnh không thể tập trung làm việc hay suy nghĩ.
Bệnh lúc này ảnh hưởng tới thị lực rõ rệt như mắt mờ, tầm nhìn bị thu hẹp, mắt căng tức, đau nhức, sờ mắt thấy nhãn cầu căng cứng, phù giác mạc.
3.3 Triệu chứng thần kinh
Ngoài gây ảnh hưởng đến thị lực, bệnh thiên đầu thống còn có các triệu chứng điển hình như sợ ánh sáng, sợ tiếng động và tính khí thất thường.
Thông thường, triệu chứng đột ngột xảy ra khiến bệnh nhân không kịp xử lý. Còn triệu chứng âm ỉ thường khó nhận biết nên hay bị bệnh nhân bỏ qua. Đến khi bệnh nhân phát hiện có dấu hiệu đi thăm khám thì thị lực đã khó có thể phục hồi lại như ban đầu, mất một phần hay toàn phần thị lực vĩnh viễn.
4. Điều trị, phòng ngừa bệnh thiên đầu thống thế nào?
4.1 Phương pháp điều trị bệnh thiên đầu thống
Các phương pháp hiện nay chủ yếu tập trung làm chậm diễn tiến của bệnh, ngăn tổn thương dây thần kinh thị giác giúp mắt cải thiện thị lực và bớt đau đớn chứ không chữa bệnh khỏi được hoàn toàn. Tùy theo mỗi giai đoạn, bệnh nhân có thể điều trị bằng thuốc, laser hay phẫu thuật.
Việc sử dụng thuốc bệnh nhân cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc bừa bãi. Bởi thuốc có thể giúp phục hồi phần nào thị lực nhưng cũng gây ra tác dụng phụ cho sức khỏe người bệnh.
Ngoài ra, các phương pháp phẫu thuật phổ biến điều trị bệnh thiên đầu thống hiện nay như cắt bè củng giác mạc, cấy ghép ống thoát thủy dịch, mổ glocom bằng laser. Đây là giải pháp tạm thời giúp giảm triệu chứng và duy trì thị lực nhưng cũng có trường hợp phẫu thuật rồi vẫn có thể tái phát lại. Do vậy, sau phẫu thuật người bệnh nên đi thăm khám định kỳ để được tư vấn và theo dõi sức khỏe đôi mắt.
>>>>>Xem thêm: Giải đáp: viêm kết mạc điều trị bao lâu?
Tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị bệnh thích hợp.
4.2 Phòng ngừa bệnh thiên đầu thống hiệu quả
– Bệnh thiên đầu thống có nguyên nhân do yếu tố di truyền. Vì vậy, nếu trong gia đình có người thân mắc căn bệnh này, mọi người cần chủ động theo dõi, thăm khám tái các chuyên khoa định kỳ để phát hiện phòng ngừa bệnh từ sớm, tránh để bệnh biến chứng năng gây nguy cơ mất thị lực vĩnh viễn.
– Đối với những người có bệnh lý như cao huyết áp, đái tháo đường cần đi thăm khám mắt định kỳ để phòng ngừa bệnh gây biến chứng làm suy giảm thị lực.
– Trường hợp người bệnh đã từng mắc bệnh thiên đầu thống cần duy trì thói quen đi khám thường xuyên, trung bình 3 tháng 1 lần để kịp thời xử trí nếu bệnh tiến triển nặng.
– Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc tra mắt hoặc tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ vì thuốc chứa chất corticoid kéo dài cũng là nguyên nhân dẫn tới bệnh thiên đầu thống.
Theo thống kê, có đến 50% người mắc bệnh thiên đầu thống mãn tính mà không biết mình bị bệnh, tới khi bệnh đã tiến triển rất nặng, tầm nhìn suy giảm rõ rệt bệnh nhân mới phát hiện ra. Do đó, chỉ cần thấy có những dấu hiệu của bệnh như mắt mờ, đau mắt, nhức đầu,…cần đến ngay chuyên khoa mắt để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.
Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, mỗi chúng ta cần nắm rõ các triệu chứng thiên đầu thống từ sớm. Bệnh đến nay vẫn là mối nguy hiểm đe dọa đến thị lực, việc điều trị và khắc phục biến chứng của bệnh còn gặp nhiều khó khăn. Nếu cần tư vấn thêm về bệnh cũng như tìm hiểu về các gói khám mắt, bạn hãy đến ngay Chuyên khoa Mắt – Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để được các bác sĩ nhãn khoa trực tiếp thăm khám và giải đáp chính xác nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.