Phát hiện và chẩn đoán bệnh viêm đa khớp dạng thấp

Viêm đa khớp dạng thấp (viêm khớp dạng thấp) là bệnh lý mạn tính do sự rối loạn tự miễn trong cơ thể gây nên. Bệnh không chỉ phá hủy và gây tổn thương đến hệ khớp mà có thể làm tổn thương đến hệ thống cơ thể gồm da, mắt, phổi, tim và mạch máu. Do đó, việc phát hiện và chẩn đoán sớm căn bệnh này có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Bạn đang đọc: Phát hiện và chẩn đoán bệnh viêm đa khớp dạng thấp

1. Khái quát về bệnh viêm đa khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các mô trong chính cơ thể. Không giống như các tổn thương hao mòn của viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp thường gây ảnh hưởng tới niêm mạc khớp của bạn. Nó còn gây sưng đau và cuối cùng có thể dẫn tới xói mòn xương, biến dạng khớp.

Căn bệnh này gây ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt hàng ngày của người mắc phải như giảm thiểu khả năng viết, mở chai lọ, mặc quần áo hoặc bê vác đồ vật. Bệnh viêm khớp ở mắt cá, khớp gối hoặc khớp bàn chân cũng có thể gây khó khăn cho bệnh nhân khi đi đứng và cúi người.

Theo thống kê, cứ khoảng 100 người trưởng thành thì có 1 tới 5 người bị bệnh viêm khớp dạng thấp. Căn bệnh này thường phổ biến ở người có độ tuổi từ 20 tới 40 tuổi. Trong số đó, bệnh nhân nữ giới, đặc biệt là phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai có tỷ lệ nhiều gấp 2-3 lần các bệnh nhân nam.

Phát hiện và chẩn đoán bệnh viêm đa khớp dạng thấp

Đây là bệnh lý mạn tính do sự rối loạn tự miễn trong cơ thể gây nên

2. Nguyên nhân và đối tượng mắc bệnh thường gặp

2.1. Nguyên nhân gây viêm đa khớp dạng thấp là gì?

Bệnh viêm khớp dạng thấp thường xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bị tấn công synovium – lớp màng của màng bao quanh khớp dẫn tới tình trạng viêm, kết quả là làm dày synovium. Cuối cùng, nó có thể phá hủy phần sụn và xương ở trong khớp. Ngoài ra các gân và dây chằng giữ cho các khớp với nhau cũng sẽ bị giãn và suy yếu khiến khớp gặp biến dạng và mất đi tính liên kết.

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa biết được nguyên nhân chính xác của căn bệnh viêm khớp dạng thấp là gì dẫn tới tình trạng rối loạn miễn dịch này. Tuy nhiên, yếu tố di truyền được xem là có thể liên quan tới căn bệnh này vì một số gen mặc dù không trực tiếp gây ra bệnh nhưng sẽ khiến bạn nhạy cảm hơn với các yếu tố môi trường. Chẳng hạn như bệnh nhân bị nhiễm một số vi khuẩn hoặc virus nhất định và từ đó có thể gây khởi phát bệnh.

2.2. Đối tượng nào có nguy cơ bệnh viêm đa khớp dạng thấp?

– Nữ giới có nhiều khả năng mắc căn bệnh viêm khớp dạng thấp hơn nam giới.

– Bệnh viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra với mọi lứa tuổi, nhưng thường bắt đầu ở độ tuổi trung niên.

– Nếu trong gia đình bạn có người bị viêm khớp dạng thấp thì có nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn.

– Việc hút thuốc lá cũng có khả năng làm gia tăng nguy cơ phát triển bệnh viêm khớp dạng thấp.

– Một số phơi nhiễm như amiăng hoặc silica cũng có thể làm gia tăng nguy cơ phát triển bệnh viêm khớp dạng thấp.

– Những đối tượng (đặc biệt là phụ nữ từ 55 tuổi trở xuống) bị người thừa cân hoặc béo phì thường có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cao hơn.

Tìm hiểu thêm: Mẹo hay giảm đau cơ khi tập thể dục không nên bỏ qua

Phát hiện và chẩn đoán bệnh viêm đa khớp dạng thấp

Người béo phì dễ có nguy cơ bị bệnh viêm khớp dạng thấp

3. Các biện pháp giúp chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp

Bệnh viêm khớp dạng thấp có thể khó chẩn đoán lúc còn ở giai đoạn đầu vì các dấu hiệu ban đầu thường giống với các bệnh lý khác. Một số triệu chứng lâm sàng nghèo nàn có thể sẽ được nhận thấy như sưng khớp, biến dạng khớp lúc vào giai đoạn muộn.

Theo tiêu chuẩn của Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ (ACR), một số biểu hiện bên ngoài giúp xác định căn bệnh này có thể kể đến như:

– Hiện tượng cứng khớp buổi sáng kéo dài khoảng trên 1 giờ

– Bị tình trạng viêm tối thiểu ở ba nhóm khớp

– Bị viêm các khớp ở bàn tay: sưng tối thiểu một trong số các khớp cổ tay, khớp bàn ngón tay, khớp ngón gần

– Bị viêm khớp đối xứng

– Nổi hạt dưới da

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể được chỉ định thực hiện một số phương pháp như:

Phương pháp xét nghiệm máu

Những người bị bệnh viêm khớp dạng thấp thường sẽ có tốc độ lắng hồng cầu tăng (ESR hoặc tốc độ sed) hoặc protein phản ứng C (CRP), có thể cho thấy sự hiện diện của quá trình bị viêm ở bên trong cơ thể. Các xét nghiệm máu thông thường khác cũng sẽ giúp tìm kiếm yếu tố thấp khớp và kháng thể peptide citrullated chống cyclic.

Phương pháp chẩn đoán hình ảnh

Bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân tiến hành chụp X-quang để theo dõi sự tiến triển của bệnh viêm khớp dạng thấp trong khớp của bạn theo thời gian. Ngoài ra, phương pháp chụp MRI và siêu âm có thể giúp bác sĩ đánh giá được mức độ nghiêm trọng của bệnh ở trong cơ thể của bạn.

Chẩn đoán xác định bệnh thường diễn ra khi có ≥ 4 tiêu chuẩn. Triệu chứng viêm khớp (tiêu chuẩn 1- 4) cần phải có thời gian diễn biến ≥ 6 tuần và được xác định bởi bác sĩ chuyên khoa.

Phát hiện và chẩn đoán bệnh viêm đa khớp dạng thấp

>>>>>Xem thêm: Bệnh viêm cột sống dính khớp có thể chữa được không?

Chụp X-quang để giúp bác sĩ theo dõi những tiến triển của bệnh viêm khớp dạng thấp

Có thể thấy, bệnh viêm khớp dạng thấp không thể chữa khỏi được hoàn toàn. Tuy nhiên việc điều trị tích cực ngay từ ban đầu bằng các biện pháp đúng đắn sẽ giúp làm ngừng hoặc chậm tiến triển của bệnh, từ đó hạn chế việc bị tàn phế và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh. Do đó, bạn nên tiến hành thăm khám định kỳ để giúp kịp thời phát hiện bệnh và điều trị sớm nhất có thể.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *