Phẫu thuật cắt dính thắng lưỡi ở trẻ hay còn gọi là phẫu thuật cắt dính phanh lưỡi. Đây là một thủ thuật khá đơn giản, ít đau, hầu như không gây chảy máu. Trẻ bị dính thắng lưỡi nên được phẫu thuật càng sớm càng tốt, để không ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt hay phát âm của bé.
Bạn đang đọc: Phẫu thuật cắt dính thắng lưỡi ở trẻ nhỏ nguy hiểm không?
1. Tại sao cần phẫu thuật cắt dính thắng lưỡi ở trẻ em?
Dính thắng lưỡi sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ và sinh hoạt của trẻ, nên cần điều trị càng sớm càng tốt
Thắng lưỡi là một màng niêm mạc hình tam giác dính từ sàn miệng đến dưới của lưỡi. Dính thắng lưỡi ở trẻ em là khi lớp màng niêm mạc này ở trẻ ngắn hoặc có thể dính sát đầu lưỡi làm cho lưỡi của trẻ khó di động hoặc di động kém. Đây là một dị tật bẩm sinh thường gặp ở trẻ nhỏ cần, nên thực hiện phẫu thuật dính cắt dính thắng lưỡi cho con càng sớm càng tốt bởi khi bị dính thắng lưỡi, thường khiến trẻ nhỏ khó bú, chậm tăng cân, làm đau núm vú hoặc viêm vú ở mẹ.
Khi lớn hơn thắng lưỡi sẽ cản trở đến quá trình phát âm của trẻ khiến việc phát âm của bé gặp khó khăn hơn, phát âm không rõ một số âm tiết như t, d, l, n, t,… các cử động của lưỡi bị kém linh hoạt, điều này sẽ khiến con trở nên mất tự tin khi giao tiếp, tự cô lập bản thân và có xu hướng không muốn tiếp xúc với xung quanh.
2. Phân loại mức độ dính thắng lưỡi ở trẻ em
Có hai loại dính thắng lưỡi là dính phía trước của lưỡi, tức là chỉ dính phần màng mỏng gần đầu lưỡi. Đây loại này rất thường gặp, chiếm hơn 90% các ca phẫu thuật dính thắng lưỡi ở trẻ em. Loại thứ hai là dính phía dưới của lưỡi (dính sàn miệng vào phía sau mặt dưới của lưỡi).
Tìm hiểu thêm: Tất tần tật về biểu hiện bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ
Dính phần màng mỏng gần đầu lưỡi là loại dính thắng lưỡi phổ biến nhất.
Tùy vào từng mức độ dính thắng lưỡi của trẻ mà bé có các biểu hiện, cử động lưỡi và mức độ vận động khi phát âm, bú, cũng khác nhau như:
2.1 Cấp độ 1: Dính thắng lưỡi nhẹ từ 12-16 mm
Mức độ này đầu lưỡi có thể chạm vào vòm khẩu cái cứng, lưỡi hoạt động bình thường, đưa ra trước và hai bên đều dễ dàng.
2.2 Cấp độ 2: Dính thắng lưỡi trung bình từ 8-11 mm
Khi này đầu lưỡi của trẻ không thể chạm vòm khẩu cái cứng, có sự hạn chế chuyển động của lưỡi.
2.3 Cấp độ 3: Dính thắng lưỡi nặng từ 3-7 mm
Ở mức độ này đầu lưỡi của trẻ hầu như dính vào sàn miệng, di chuyển rất kém, không thể đưa đầu lưỡi lên trên, ra ngoài và sang hai bên, bé cử động lưỡi rất khó khăn, gây cản trở quá trình vận động của lưỡi.
2.4 Cấp độ 4: Dính thắng lưỡi hoàn toàn dưới 3 mm
3. Thời điểm nên cắt thắng lưỡi phù hợp cho bé?
Nếu trẻ bị dính thắng lưỡi nên được phẫu thuật càng sớm càng tốt. Thông thường sau khi sinh, các bác sĩ Nhi khoa sẽ tiến hành kiểm tra và thăm khám cho bé, nếu có dính thắng lưỡi hay nghi ngờ bé bị dính thắng lưỡi, sẽ chuyển con đến chuyên khoa Tai mũi họng để các bác sĩ tai mũi họng thăm khám và đưa ra chẩn đoán sau cùng. Nếu đúng bé có dính thắng lưỡi nên được phẫu thuật cắt sớm.
Phần lớn trẻ từ 1 tuổi trở lên đã có thể phẫu thuật cắt dinh thắng lưỡi được. Vì vậy các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng. Khi nghi ngờ con mình bị dính thắng lưỡi, nên cho bé đến cơ sở y tế để thăm khám với bác sĩ Nhi khoa. Các bác sĩ Nhi khoa sẽ tư vấn và chỉ định cho bé thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng khi cần thiết và thực hiện cắt dính thắng lưỡi cho bé an toàn.
4. Phẫu thuật cắt dính thắng lưỡi ở trẻ em có nguy hiểm không?
>>>>>Xem thêm: Từ A đến Z về cách phòng tránh bệnh còi xương
Nếu lo lắng trẻ bị dính thắng lưỡi, ba mẹ nên cho bé đi thăm khám sớm với bác sĩ để được con chẩn đoán và có biện pháp chỉ định phẫu thuật khi cần thiết.
Cắt dính thắng lưỡi ở trẻ em là một thủ thuật rất đơn giản, Chỉ cần dùng kéo cắt ngay phần màng, trẻ không cần tiêm thuốc mê, có thể sử dụng xịt tê tại chỗ khi thực hiện cắt. Hầu như không chảy máu, rất ít đau, bé có thể bú lại ngay sau khi cắt từ 10-15 phút và không làm tổn thương đến tâm lý của trẻ về sau, khiến các bậc phụ huynh an tâm không phải lo lắng theo dõi.
Việc phẫu thuật dính thắng lưỡi ở trẻ nên thực hiện càng sớm cầng tốt, không nên trì hoãn. Vì khi trẻ càng lớn, mạch máu và thần kinh đến nuôi thắng lưỡi sẽ nhiều hơn, do vậy khi cắt trẻ sẽ cảm thấy đau hơn, có thể chảy máu nhiều hơn trẻ được cắt sớm.
Các trường hợp dính thắng lưỡi phía sau có thể phải đợi trẻ lớn đến tuổi mới có thể tiến hành phẫu thuật tạo hình lưỡi dưới gây mê. Điều này sẽ căn cứ vào tình trạng và mức độ dính thắng lưỡi của trẻ khi đó bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định.
5. Trường hợp nào thì không nên phẫu thuật cắt dính thắng lưỡi cho bé?
Theo các bác sĩ, hầu hết trẻ nhỏ khi bị dính thắng lưỡi đều nên phẫu thuật cắt dính thắng lưỡi càng sớm càng tốt. Phẫu thuật cắt dính thắng lưỡi là một thủ thuật nhỏ nhưng không nên thực hiện trong những trường hợp trẻ có rối loạn đông máu hoặc có nhiễm trùng tăng miệng. Bạn cần cho bé đi thăm khám với bác sĩ để được tư vấn tốt nhất.
6. Dính thắng lưỡi có phải là nguyên nhân khiến bé chậm nói?
Dính thắng lưỡi ở trẻ em có thể khiến bé bị nọi ngọng một số âm cần sử dụng đến đầu lưỡi như t, d, l, n, th. Nhưng còn việc bé chậm nói hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tốt như trẻ nghe kém do bị viêm tai giữa tiết dịch, bất thường của cơ quan não bộ như viêm não, bại não, rối loạn phát triển, do di truyền hoặc một số bệnh lý vùng họng.
Có thể thấy rằng, dính thắng lưới không phải một bệnh lý nguy hiểm nhưng lại gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ cũng như sinh hoạt hàng ngày của trẻ nếu không được điều trị sớm. Chính vì vậy, khi thấy trẻ có biểu hiện của dính thắng lưới, cần đưa con đến các cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ chuyên môn thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.