Phẫu thuật cười hở lợi và những điều cần biết 

Cười hở lợi sẽ không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của răng miệng cũng như không cản trở chức năng ăn nhai của răng hàm. Tuy nhiên khi cười hở phần lợi sẽ khiến nhiều người cảm thấy tự ti vô cùng. Đó chính là lý do, ngày càng nhiều người có nhu cầu tìm hiểu phẫu thuật cười hở lợi để khắc phục khiếm khuyết này và sở hữu một nụ cười hoàn hảo.

Bạn đang đọc: Phẫu thuật cười hở lợi và những điều cần biết 

1. Tìm hiểu về cười hở lợi

1.1 Các cấp độ của cười hở lợi

Phẫu thuật cười hở lợi và những điều cần biết 

Có 4 cấp độ cười hởi lợi

Theo các chuyên gia, có 4 mức độ cười hở lợi với các đặc điểm như sau:

– Mức độ 1: hở lợi nhẹ, khi cười, mô nướu chỉ lộ khoảng 3mm, tương đương

– Mức độ 2, hở lợi vừa, mô nướu lộ nhiều hơn mức 1, khi cười lộ từ 25 – 50% chiều dài thân răng.

– Mức độ 3, hở lợi nặng, mô nướu lộ 50 – 100% chiều dài răng khi cười.

– Mức độ 4, hở lợi rất nặng, mô nướu lộ > 100% chiều dài của răng.

1.2 Vì sao lại có bị cười hở lợi?

Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc cười hở lợi, bao gồm:

– Do cơ môi: lực nâng của cơ môi trên quá lớn, dẫn tới việc môi trên bị kéo để lộ lợi nhiều hơn mức trung bình.

– Do xương hàm phát triển quá mức, bị nhô ra trước và làm nướu lộ ra nhiều khi cười.

– Do đặc điểm răng: người có răng ngắn, nhỏ sẽ hay bị cười hở lợi do độ dài cũng như độ rộng tại nướu bị thiếu cân bằng. Việc này sẽ làm phần nướu hở ra nhiều khi mỉm cười.

– Do nướu (lợi): phát triển nhiều quá dày, bao trùm lên phần răng và làm cho lộ nướu khi cười.

Tìm hiểu thêm: Viêm VA có nên nạo không?

Phẫu thuật cười hở lợi và những điều cần biết 

Nướu phát triển quá dày là một trong nguyên nhân khiến cười hở lợi.

Ngoài những nguyên nhân trên, yếu tố di truyền hoặc những thói quen xấu (như đẩy lưỡi,..) cũng là những tác nhân dẫn tới việc cười hở lợi. Dù là nguyên nhân do đâu, việc cười hở lợi cũng sẽ ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ. Vì thế, phẫu thuật cười hở lợi là lựa chọn mang tới kết quả thẩm mỹ tối ưu nhất cho người cười hở lợi.

2. Quy trình phẫu thuật cười hở lợi gồm những gì?

2.1 Các phương pháp phẫu thuật cười hở lợi

Bác sĩ sẽ tuỳ thuộc vào tình trạng răng hàm cũng như là mức độ hở lợi của mỗi người để đưa ra giải pháp chữa trị phù hợp. Hiện nay đang có 3 phương pháp phẫu thuật hở lợi phổ biến là:

– Phẫu thuật cắt chỉnh xương hàm: thường được chỉ định với những người có cấu trúc xương hàm phát triển quá mức, hàm răng bị nhô ra và lợi bị lộ nhiều khi cười. Bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định cắt xương hàm để dịch chuyển vào phía trong, làm cân đối hai hàm, khắc phục dứt điểm hiệu quả cười hở lợi. Đây là một loại phẫu thuật tương đối phức tạp, do đó, người bệnh cần lựa chọn ê kíp bác sĩ có tay nghề cao, nha khoa uy tín để đảm bảo an toàn và tính thẩm mỹ cho khuôn hàm.

– Tiêm chất giãn cơ: biện pháp này được biết đến để cải thiện một số nhược điểm trên khuôn mặt như tạo môi trái tim, cao sống mũi,… Kỹ thuật này cũng được áp dụng phổ biến trong việc điều trị cười hở lợi. Bởi chất giãn cơ chứa một hàm lượng protein lớn sẽ giúp giảm hoạt động của môi trên. Sau khi tiêm, độ cao của môi sẽ hạ dần xuống, việc này sẽ làm phần nướu bị lộ được che bớt, đem đến nụ cười tươi cho khách hàng.

– Tạo hình thân răng: đây là kỹ thuật kéo dài thân răng nhằm che bớt phần lợi bị hở. Các bác sĩ nha khoa sẽ giúp bệnh nhân thoát khỏi tình trạng cười hở lợi nhanh chóng mà không cần dùng đến dao kéo. Phương pháp này có khả năng làm cân chỉnh tỉ lệ giữa răng và nướu sao cho phù hợp nhất để khi cười phần lợi không bị lộ ra quá nhiều.

Phẫu thuật cười hở lợi và những điều cần biết 

>>>>>Xem thêm: Viêm tai giữa trẻ sơ sinh và những điều cần biết

Bác sĩ sẽ tuỳ thuộc vào tình trạng răng hàm cũng như là mức độ hở lợi của mỗi người để đưa ra giải pháp phẫu thuật cười hở lợi phù hợp

Quy trình kéo dài thân răng nhân tạo được diễn ra hết sức đơn giản với những ưu điểm vượt trội như sau:

– Thời gian tạo hình rất ngắn, thường chỉ khoảng 10 phút /1 răng.

– Bệnh nhân được gây tê kỹ thuật cao thoải mái vì không gây áp lực cục bộ, không đau nhức.

– Sau phẫu thuật không chảy máu và ít biến chứng, không xảy ra dị ứng hay viêm nhiễm.

Đắp thân răng thường được tiến hành bằng kỹ thuật hiện đại sẽ là phương pháp khá an toàn mà vẫn đạt kết quả cao, mang đến hàm răng đều đặn và cân xứng.

2.2 Phẫu thuật cười hở lợi bao lâu thì lành

Thời gian lành bệnh còn phụ thuộc vào phương pháp điều trị và thể trạng của từng bệnh nhân.

Nếu chỉ cắt lợi đơn thuần mà không can thiệp đến vùng xương bên dưới thì thời gian lành khoảng 14 ngày. Tốc độ lành thương mô lợi trung bình ở mỗi người là 1mm/ngày, ứng với tốc độ lành thương biểu mô. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp cắt không đúng kỹ thuật điển hình là cắt quá sâu chạm xương ổ răng, thì quá trình lợi mọc tái phát lại diễn ra lâu hơn trong 3 tháng. Còn với trường hợp cắt đúng kỹ thuật thì chỉ tầm 10-14 ngày sẽ có một nụ cười khỏe mạnh. Với kỹ thuật này người bệnh gần như không phải trải qua sưng, viêm đau đơn hay chế độ giữ gìn đặc biệt nào cả.

Trường hợp cắt lợi có can thiệp xương ổ răng thì thời gian lành thương, tái cấu trúc sẽ diễn ra lâu hơn, thường từ 3-6 tháng. Bởi việc bóc vạt làm mất đi bộ phận bám dính hiện tại nên cần có thời gian để liên kết mô và xương.

2.3 Một số lưu ý khi phẫu thuật hở lợi

– Sau khi phẫu thuật, không nên chải răng, chỉ súc miệng nhẹ nhàng.

– Không nên ăn đồ cứng, đồ dai hay sắc nhọn điển hình như xương sườn, chân gà…để ổn định các nút chỉ.

– Có thể xuất hiện chảy máu trong 2 ngày đầu,bệnh nhân cần ép chặt miếng gạc vào vị trí máu rỉ. Trong những ngày đầu càng ít đụng vào vết thương càng tốt, hạn chế tối đa việc khạc nhổ cũng như thay gạc.

– Hiện tượng sưng sau phẫu thuật sẽ phụ thuộc vào cơ địa từng người, tuy nhiên không nên lo lắng quá vì đây là kỹ thuật ít khi sưng nề.

Trên đây là những thông tin cần thiết về quá trình phẫu thuật hở lợi. Đây là phẫu thuật phụ thuộc nhiều vào tình trạng sức khỏe của người bệnh. Chỉ những trường hợp đảm bảo về sức khỏe, không mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch, huyết áp, máu khó đông,…thì mới được chỉ định phẫu thuật chữa cười hở lợi.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *