Phẫu thuật sa tử cung là một phương pháp hiệu quả cao trong việc thực hiện điều trị sa sinh dục – một bệnh lý gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, sinh hoạt và tâm lý của chị em sau sinh. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có thể hiểu rõ hơn về phương pháp này nhé!
Bạn đang đọc: Phẫu thuật sa tử cung có nguy hiểm không?
Bệnh sa tử cung là bệnh gì được nhiều người quan tâm
1. Sa tử cung là bệnh gì?
Sa sinh dục hay còn gọi là bệnh sa tử cung, đây là tình trạng tử cung bị sa xuống trong âm đạo, ở trường hợp nặng thì sẽ sa hẳn ra ngoài âm đạo. Sa tử cung thường xảy ra khi cơ ở sàn chậu và dây chằng bị yếu. Việc khung xương chậu bị hẹp cũng là một trong những nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng sa tử cung.
Bệnh sa tử cung thường có dấu hiệu ban đầu là những cơn đau bụng hơi lâm râm ở khu vực tử cung, cảm giác vùng âm đạo nặng hơn so với bình thường. Tuy nhiên, nếu chỉ xét về biểu hiện đau tử cung thì sẽ không đủ để cho các bác sĩ thăm khám có thể chẩn đoán bệnh chính xác. Chị em phụ nữ khi nghi ngờ cần được thăm khám và thực hiện những xét nghiệm được chỉ định để biết được chính xác tình trạng bệnh của mình đang diễn ra như thế nào, đã bị hay chưa.
Một số những triệu chứng khác của bệnh sa tử cung mà các chị em cần đặc biệt lưu tâm bao gồm:
- Đau thắt vùng eo, đau rát khi quan hệ vợ chồng
- Cảm giác khó chịu như có vật cản ở giữa 2 chân khi đi bộ
- Rối loạn tiểu tiện
Một số biến chứng dễ gặp phải khi bị sa tử cung có thể kể đến như: loét trợt cổ tử cung, tiểu khó, viêm loét khối sa, són tiểu, đại tiện khó, nhiễm trùng đường tiểu, táo bón,…
2. Nguyên nhân có thể dẫn đến sa tử cung
Bệnh sa tử cung là bệnh mà có thể bắt nguồn từ một trong những nguyên nhân sau đây:
- Phụ nữ đã bị chấn thương tại khu vực cơ đáy xương chậu, cùng với các mô nâng đỡ tử cung hoặc là cổ tử cung trong khi sinh. Nếu như thai phụ mà sinh con quá to hay là thời gian chuyển dạ lâu cũng có thể dễ bị sa sinh dục.
- Việc lao động quá mức sau khi sinh sẽ khiến cho các cơ và dây chằng nâng đỡ tử cung bị tổn thương, nhưng lúc đó thì các cơ quan này chưa được phục hồi hoàn toàn ngay sau khi sinh sẽ dẫn tới thành tử cung bị sa xuống.
- Không chỉ những nguyên đến từ bên ngoài mà bệnh sa tử cung cũng có thể đến từ việc chị em bị dị tật bẩm sinh ở tử cung. Một số trường hợp được kể đến như là: tử cung 2 buồng, cổ và eo tử cung có kích thước bất thường,…
- Một hiện tượng thường gặp ở phụ nữ sau sinh là đại tiện khó. Khi đó những chị em bị táo bón hoặc rối loạn đại tiện sẽ là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh.
3. Những trường hợp phụ nữ dễ bị sa tử cung
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân gây ung thư bàng quang ở mọi lứa tuổi
Tình trạng sa tử cung có thể được can thiệp bởi phương pháp phẫu thuật
Sa tử cung có thể gặp ở bất cứ ai, tuy nhiên những đối tượng sau sẽ có nguy cơ cao hơn bình thường:
- Phụ nữ sau khi sinh con, đặc biệt nếu thai phụ lựa chọn phương pháp sinh thường nhưng thai nhi lại quá lớn.
- Những phụ nữ mà vận động nhiều, phụ nữ mang vác nặng sau khi sinh. Lao động quá sức có thể khiến cho các cơ vùng chậu phải chịu áp lực nhiều dẫn đến sa tử cung.
- Phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh, những phụ nữ lớn tuổi, lúc ấy cơ và dây chằng đã trở nên suy yếu và lão hóa.
Không chỉ những nguyên nhân chính trên mà những yếu tố được liệt kê sau đây cũng có thể làm tăng nguy cơ chị em phụ nữ sa tử cung:
- Mẹ bầu mang thai đôi, đa thai, thai lớn
- Mang thai khi tuổi đã cao
- Thai phụ trước đó đã từng mang thai nhiều lần
- Mẹ bị sinh khó và dẫn đến tử cung bị co thắt quá lâu
Sa sinh dục là bệnh thường gặp ở phụ nữ đã chửa đẻ. Tuy nhiên phụ nữ chưa từng chửa đẻ cũng có thể là đối tượng có thể bị sa sinh dục, nhưng thường là sa cổ tử cung đơn thuần.
4. Phẫu thuật sa tử cung có nguy hiểm không?
Bệnh sa tử cung có thể được bác sĩ can thiệp thông qua việc thực hiện phẫu thuật sa tử cung. Tuy nhiên cần sự thăm khám từ những bác sĩ có chuyên môn cao, để xác định được phương pháp can thiệp phù hợp. Khi bác sĩ đã chỉ định phẫu thuật nghĩa là bác sĩ đã cân nhắc dựa trên những yếu tố của người bệnh như độ tuổi, nhu cầu sinh đẻ, tình trạng sức khỏe và quan trọng nhất chính là mức độ sa sinh dục. Dưới đây là một số phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng:
4.1 Phương pháp Manchester
Đây là phương pháp mổ sẽ được chỉ định chủ yếu với phụ nữ còn trẻ, vẫn đang mong muốn có con và chỉ bị sa độ II. Bên cạnh đó phẫu thuật này cũng có thể được áp dụng với người già nếu bị sa sinh dục độ III, không thể đảm bảo sức khỏe để có thể chịu được một cuộc phẫu thuật lớn hơn.
4.2 Phương pháp Crossen
Phương pháp là được chỉ định với tình trạng người bệnh bị sa sinh dục độ III. Cũng giống như phương pháp phẫu thuật Manchester, phương pháp phẫu thuật Crossen sẽ được tiến hành khi kiểm tra mà cổ tử cung không có hiện tượng bị viêm loét.
4.3 Phương pháp Lefort
Đây là sẽ được các các sĩ chỉ định cho cho người già, phụ nữ đã lớn tuổi, hiện không còn quan hệ tình dục hay nhu cầu có con và khu vực âm đạo cổ tử cung không viêm nhiễm. Phương pháp này sẽ sử dụng kỹ thuật khâu kín âm đạo. Bên cạnh đó thì cũng tương tự những phương pháp trên thì làm lại thành trước và thành sau của âm đạo, tiến hành nâng bàng quang trở về vị trí ban đầu.
Phẫu thuật sa tử cung là một trong những phẫu thuật an toàn bởi trước đó những thông tin của người bệnh đều đã được kiểm tra đầy đủ. Bạn nên chú ý theo dõi và thực hiện chăm sóc cơ thể sau phẫu thuật theo hướng hướng dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả tốt nhất.
5. Phòng ngừa bệnh sa sinh dục như thế nào?
>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn 3
Phòng tránh bệnh sa tử cung như thế nào là vấn đề được nhiều chị em sau sinh quan tâm
Để hạn chế nguy cơ mắc sa tử cung sau sinh chị em nên lưu ý những nguyên tắc sau:
- Phụ nữ có thể thực hiện việc tập Kegel hàng ngày giúp việc duy trì sức mạnh cơ vùng xương chậu
- Duy trì sức khỏe bản thân
- Ăn đồ nhiều chất xơ, sinh hoạt điều độ để tránh bị táo bón
- Không nên hút thuốc, việc bạn hút thuốc sẽ ảnh hưởng đến các mô và có thể làm tăng nguy cơ bị sa sinh dục.
Hy vọng với những thông tin trên các bạn đã hiểu hơn về bệnh sa tử cung và trả lời được câu hỏi “Phẫu thuật sa tử cung có nguy hiểm hay không?” rồi. Hãy luôn chú ý sức khỏe của mình và thăm khám ngay khi có dấu hiệu bất thường bạn nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.