Phẫu thuật trong điều trị ung thư tuyến giáp

Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính trong hầu hết các trường hợp bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp. Cùng tìm hiểu chi tiết phương pháp phẫu thuật điều trị ung thư tuyến giáp và giải đáp một số câu hỏi thắc mắc của người bệnh là phương pháp này trong bài viết dưới đây. 

Bạn đang đọc: Phẫu thuật trong điều trị ung thư tuyến giáp

1. Các hình thức phẫu thuật đối với bệnh ung thư tuyến giáp

1.1 Cắt bỏ một phần tuyến giáp trong điều trị ung thư tuyến giáp

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết có hình dạng như con bướm nằm ở vị trí phía trước cổ trên cơ thể con người, với 2 thùy là thùy trái và thùy phải, liên kết với nhau thành một khối với thùy eo rất nhỏ.

Phẫu thuật cắt bỏ một phần tuyến giáp nghĩa là phẫu thuật loại bỏ một trong hai thùy tạo nên tuyến giáp, hoặc cắt bỏ một nửa tuyến giáp. Phẫu thuật này bác sĩ sẽ lấy đi một nửa tuyến giáp (một thùy) và đoạn nối giữa 2 thùy giáp (eo giáp).

Đối tượng thường được chỉ định thực hiện cắt thùy tuyến giáp thường là những bệnh nhân ở giai đoạn đầu, ung thư tuyến giáp phát triển chậm ở một phần của tuyến giáp, không có nốt đáng ngờ ở các khu vực khác của tuyến giáp và không có dấu hiệu ung thư ở các hạch bạch huyết.

Phẫu thuật trong điều trị ung thư tuyến giáp

Hình ảnh minh họa phẫu thuật cắt bỏ một bên thùy của tuyến giáp trong điều trị bệnh ung thư tuyến giáp. Người bệnh sau phẫu thuật sẽ vẫn còn một bên thùy tuyến giáp.

1.2 Phẫu thuật cắt tuyến giáp

Đây là phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp được thực hiện bằng cách loại bỏ toàn bộ tuyến giáp hoặc hầu hết các mô tuyến giáp (cắt bỏ gần như toàn bộ tuyến giáp). Bác sĩ phẫu thuật thường để lại những vành mô tuyến giáp nhỏ xung quanh tuyến cận giáp để giúp giảm nguy cơ tổn thương tuyến cận giáp, đồng thời điều chỉnh nồng độ canxi trong máu của người bệnh.

Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu ung thư vòm họng nhiều người bỏ qua

Phẫu thuật trong điều trị ung thư tuyến giáp

Phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp là cuộc phẫu thuật lớn. Sau phẫu thuật người bệnh cần được sử dụng hormone thay thế

1.3 Phẫu thuật bóc tách hạch bạch huyết ở cổ

Ung thư tuyến giáp thường lan đến các hạch bạch huyết lân cận ở cổ. Vì vậy nếu được xác định ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết này, chúng sẽ được cắt bỏ cùng lúc với phẫu thuật tuyến giáp.

Mục tiêu loại bỏ các hạch bạch huyết được xác định là chứa hoặc có khả năng chứa tế bào ung thư giúp giảm thiểu các biến chứng.

2. Sau điều trị bằng phẫu thuật ung thư tuyến giáp

2.1 Xét nghiệm máu để theo dõi, kiểm tra

Sau khi thực hiện phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ hoặc hầu hết tuyến giáp, bạn có thể được yêu cầu thực hiện xét nghiệm máu để bác sĩ có thể xác định được:

– Thyroglobulin – một loại protein được tạo ra bởi các tế bào tuyến giáp khỏe mạnh và các tế bào ung thư tuyến giáp thể biệt hóa.

– Calcitonin – một loại hormone được tạo ra bởi các tế bào ung thư tuyến giáp thể tủy.

– Kháng nguyên carcinoembryonic – một chất hóa học được sản xuất bởi các tế bào ung thư tuyến giáp thể tủy.

Những xét nghiệm máu này cũng được sử dụng để tìm kiếm dấu hiệu tái phát ung thư.

2.2 Liệu pháp hormone tuyến giáp sau phẫu thuật

Phẫu thuật tuyến giáp thường có ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone của cơ thể. Mức hormone bình thường rất quan trọng đối với sức khỏe của bạn, bao gồm cả quá trình trao đổi chất và ngăn ngừa các tế bào ung thư tuyến giáp tái phát.

Nếu tuyến giáp của người bệnh bị cắt bỏ hoàn toàn, thì sử dụng liệu pháp thay thế hormone tuyến giáp trong suốt quãng đời còn lại để thay thế lượng hormone mà tuyến giáp tạo ra tự nhiên của bạn.

Người bệnh cũng có thể cần sử dụng thuốc uống thay thế hormone tuyến giáp sau khi phẫu thuật cắt bỏ một phần tuyến giáp, tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng làm như vậy. Nếu hormone tuyến giáp của bạn quá thấp sau phẫu thuật (suy giáp), bác sĩ có thể sẽ khuyên dùng hormone tuyến giáp.

3. Giải đáp một số câu hỏi của người bệnh về phẫu thuật ung thư tuyến giáp

3.1 Mất bao lâu để hồi phục sau phẫu thuật điều trị ung thư tuyến giáp?

Cơ thể của người bệnh có thể sẽ mất vài tuần để hồi phục sau khi thực hiện phẫu thuật cắt bỏ điều trị bệnh ung thư tuyến giáp. Trong thời gian này, bệnh nhân nên tránh một số điều sau để quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng hơn:

– Tránh ngâm vết mổ dưới nước

– Tránh nâng một vật nặng hơn 6kg

– Tránh làm nhiều hơn là tập thể dục nhẹ nhàng trong thời gian này

– Tránh gây áp lực lên vết thương (chẳng hạn như mắc cảm lạnh, ho…)

3.2 Nếu một phần tuyến giáp bị cắt bỏ, liệu phần còn lại có thể tạo ra đủ hormone?

Phẫu thuật cắt bỏ một phần tuyến giáp và để lại một thùy giáp còn lại có thể tiếp tục tạo ra và giải phóng hormone. Khoảng 75% bệnh nhân chỉ cắt bỏ một bên tuyến giáp có thể sản xuất đủ hormone tuyến giáp sau phẫu thuật mà không cần liệu pháp thay thế hormone.

Vậy nên để xác định chính xác người bệnh có cần điều trị bổ sung sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp hay không, cần trải qua quá trình thăm khám kỹ lưỡng, đánh giá dựa trên tình trạng bệnh và sức khỏe của mỗi người.

Phẫu thuật trong điều trị ung thư tuyến giáp

>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu của ung thư bàng quang ai cũng cần biết

Sử dụng hormone sau điều trị bệnh ung thư tuyến giáp bằng phẫu thuật được chỉ định bởi bác sĩ thông qua các xét nghiệm đánh giá và kiểm tra. Người bệnh cũng cần tái khám định kỳ theo chỉ dẫn đến được theo dõi sức khỏe chặt chẽ.

3.3 Cần chú ý điều gì sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp

Người bệnh nên theo dõi sức khỏe chặt chẽ, thông báo cho bác sĩ khi cổ bạn bắt đầu đỏ, sưng tấy hoặc đau đớn, hoặc bạn bị sốt cao, hoặc vết thương chảy nước.

Ngoài ra, nên sử dụng một chế độ ăn uống bổ dưỡng, ăn thức ăn mềm lỏng. Cố gắng duy trì hoạt động thể chất tích cực một chút mỗi ngày và hãy nghỉ ngơi nếu bạn cảm thấy mệt mỏi. Nên lựa chọn các bài tập thể dục theo hướng dẫn của bác sĩ, để giúp giảm tình trạng đau và cứng khớp.

Trên đây là các thông tin về phẫu thuật điều trị ung thư tuyến giáp, hy vọng người bệnh có thêm thông tin hữu ích về phương pháp điều trị này và lựa chọn được địa chỉ điều trị K tuyến giáp uy tín, giúp người bệnh có được hiệu quả, đạt được mục đích và mong muốn trong điều trị.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *