Khi bị ung thư dạ dày người bệnh thường được chỉ đinh phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày bị bệnh. Vậy sau phẫu thuật ung thư dạ dày sống được bao lâu?
Trước khi giải đáp thắc mắc phẫu thuật ung thư dạ dày sống được bao lâu, độc giả cần hiểu rõ về các phương pháp phẫu thuật ung thư dạ dày và mục đích của từng phương pháp điều trị.
Bạn đang đọc: Phẫu thuật ung thư dạ dày sống được bao lâu?
Các phương pháp phẫu thuật ung thư dạ dày
Phẫu thuật ung thư dạ dày là phương pháp sử dụng dao mổ cắt đi một phần hoặc toàn bộ dạ dày bị bệnh nhằm loại bỏ hoàn toàn các tế bào ung thư. Tùy từng trường hợp cụ thể, mức độ bệnh, vị trí, kích thước và giai đoạn của khối u, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
Phẫu thuật cắt ung thư dạ dày giúp loại bỏ phần dạ dày bị bệnh
-
Cắt một phần dạ dày
Khi khối u nằm ở dưới dạ dày thì người bệnh sẽ được chỉ đinh cắt bỏ một phần dạ dày, tức là đoạn dạ dày dưới bị bệnh. Bác sĩ cũng có thể loại bỏ thêm một số bộ phận lân cận có khả năng mắc bệnh như các hạch bạch huyết, lá lạch hoặc mô mỡ bảo phủ dạ dày và ruột.
Khi cắt đi phần dưới của dạ dày thì đoạn dạ dày còn lại sẽ được kéo xuống để nối với tá tràng và ruột non. Người bệnh sau cắt 1 phần dạ dày vẫn có thể ăn uống dễ dàng hơn cắt toàn bộ dạ dày.
-
Cắt toàn bộ dạ dày
Phương pháp này thường được áp dụng khi tế bào ung thư nằm ở phần trên của dạ dày, gần thực quản. Bác sĩ sẽ cắt đi toàn bộ dạ dày và các hạch bạch huyết lân cận, mạc nối và một phần thực quản hoặc các cơ quan lân cận khác.
Sau cắt toàn bộ dạ dày, đoạn cuối của thực quản sẽ được gắn với một phần của ruột non giúp thức ăn di chuyển xuống ruột dễ dàng hơn. Tuy nhiên khi bị cắt toàn bộ dạ dày, khả năng ăn uống của người bệnh giảm, người bệnh cần chú ý tới thực đơn ăn hàng ngày, ăn những thực phẩm mềm, lỏng, ăn từng ít một…
Tìm hiểu thêm: Hỏi đáp: Tầm soát ung thư cổ tử cung bao lâu có kết quả?
Người bệnh cần lựa chọn địa chỉ phẫu thuật uy tín để đạt kết quả cao
Dù cắt dạ dày bằng phương pháp nào cũng nhằm mục đích loại bỏ tế bào ung thư, ngăn ngừa bệnh tiến triển và di căn, đồng thời kéo dài cơ hội sống cho người bệnh. Vì thế người bệnh ung thư dạ dày cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, chú ý nghỉ ngơi, ăn uống và sinh hoạt điều độ nhằm cải thiện sớm sức khỏe.
Phẫu thuật ung thư dạ dày sống được bao lâu?
Đây cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm, tìm hiểu. Để đánh giá khả năng sống của người bệnh sau phẫu thuật ung thư dạ dày cần phải dựa vào nhiều yếu tố như độ tuổi, tình trạng sức khỏe, mức độ bệnh, giai đoạn cụ thể, khả năng đáp ứng của cơ thể sau điều trị… của mỗi người.
- Nếu ung thư dạ dày ở giai I: khi tế bào ung thư chỉ xâm lấn dưới lớp niêm mạc và chưa có di căn xa, chỉ lây lan ra các hạch bạch huyết thì việc phẫu thuật sớm, loại bỏ hoàn toàn khối u sẽ giúp kéo dài cơ hội sống. Tỷ lệ sống sau 5 năm ở giai đoạn IA là 71%, IB: 57%.
>>>>>Xem thêm: Cách khắc phục tình trạng răng lung lay tụt lợi
Tỷ lệ sống sau phẫu thuật ung thư dạ dày phù thuộc vào nhiều yếu tố, do đó người bệnh cần tuân thủ theo đúng phác đồ của bác sĩ
- Nếu ung thư ở giai đoạn II: Tế bào ung thư đã lan ra nhiều hạch bạch huyết, xâm lấn đến lớp ngoài của dạ dày thì tỷ lệ sống sau 5 năm chỉ đạt 46% giai đoạn IIA, 33% giai đoạn IIB
- Ở giai đoạn III: Khi tế bào ung thư đã xâm lấn vào các cơ quan lân cận như gan, đại tràng hoặc lá lạch thì tỷ lệ sống sau 5 năm thấp hơn, khoảng 20% giai đoạn IIIA, 14% giai đoạn IIIB và 9% giai đoạn IIIC.
- Ở giai đoạn 4: Tế bào ung thư đã xâm lấn ra xa thì tỷ lệ sống sau 5 năm chỉ đạt 4%.
Tham khảo thêm:
các phương pháp điều trị ung thư dạ dày
Tổng quan phẫu thuật ung thư dạ dày
Tùy vào giai đoạn bệnh cụ thể của mỗi người, bác sĩ có thể chỉ định điều trị kết hợp với nhiều phương pháp khác như hóa trị hoặc xạ trị nhằm loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư.
Hiện nay, khoa Ung bướu – bệnh viện Thu Cúc có hợp tác chuyên môn với đội ngũ các chuyên gia y tế hàng đầu Singapore trong đó có bác sĩ Zee Ying Kiat – nổi tiếng trong điều trị các bệnh lý ung thư đường tiêu hóa. Bác sĩ sẽ trực tiếp tư vấn và điều trị hiệu quả bệnh cho người bệnh, giúp kéo dài cơ hội sống và tăng tỷ lệ chữa trị thành công.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.