Phẫu thuật là phương pháp điều trị mang tính triệt căn nhất cho bệnh nhân ung thư thực quản, đặc biệt là ở giai đoạn sớm. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu cụ thể về phẫu thuật ung thư thực quản qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Phẫu thuật ung thư thực quản đặc biệt là ở giai đoạn sớm
Phẫu thuật ung thư thực quản là gì?
Có nhiều phương pháp điều trị ung thư thực quản trong đó phẫu thuật được đánh giá là phương pháp điều trị ung thư thực quản triệt để và hiệu quả nhất.
Căn cứ vào vị trí khối u, loại bệnh, mức độ tiến triển và tình trạng sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn loại phẫu thuật phù hợp nhất. Nhìn chung mục tiêu của phẫu thuật là giảm nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm của ung thư dạ dày, giảm thiểu đau đớn, kết hợp với các phương pháp điều trị (hóa chất và tia xạ) để tiêu diệt các tế bào ung thư, mang lại cơ hội sống cho người bệnh.
Phẫu thuật được đánh giá là phương pháp điều trị ung thư thực quản triệt để và hiệu quả nhất.
Các loại phẫu thuật ung thư thực quản
Phẫu thuật cắt thực quản
Bác sĩ có thể cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ thực quản. Nếu chỉ cắt một phần, bác sĩ sẽ nối phần còn lại với dạ dày. Một phần của dạ dày được kéo lên vào ngực hoặc cổ để trở thành thực quản mới. Thực quản được lấy ra bao nhiêu phụ thuộc vào giai đoạn của khối u và vị trí của khối u. Nếu cắt toàn bộ thực quản, bác sĩ sẽ tái tạo thực quản mới bằng dạ dày.
Đây là phương pháp tốt nhất giúp người bệnh kéo dài và nâng cao chất lượng cuộc sống. Do tính chất khó khăn và phức tạp của phẫu thuật nên thời gian cuộc mổ thường kéo dài 5 – 6 giờ.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp cho mẹ bầu: Mổ đẻ có cần phải nhịn ăn không?
Bác sĩ có thể cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ thực quản và tạo thực quản mới bằng dạ dày
Tạo thực quản giả bằng đại tràng
Thực quản giả được tạo bằng đại tràng, không loại bỏ khối u. Phẫu thuật nhằm mục đích hỗ trợ bệnh nhân có thể ăn uống bằng đường miệng.
Mở thông ruột non:
Phương pháp này áp dụng cho bệnh nhân ở giai đoạn muộn, có nhiều biến chứng như: khàn tiếng, khó thở, đau cột sống dai dẳng, tràn dịch màng phổi ác tính hoặc những khối u quá lớn (dài trên 8cm và giảm 20% cân nặng trong 1 tháng). Đây là loại phẫu thuật mang tính chất tạm thời, giúp bệnh nhân không bị chết đói. Thay vì qua đường miệng, các loại thức ăn sẽ qua một ống thông để đưa vào dạ dày hay ruột non.
Đặt khung đỡ qua đường nội soi thực quản.
Phương pháp này cũng bệnh nhân ở giai đoạn không thể phẫu thuật triệt để được, mang tính tạm thời, kéo dài 2 -3 tháng.
>>>>>Xem thêm: Khám chẩn đoán ung thư đại tràng ở đâu?
Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị cụ thể
Rủi ro và tác dụng phụ
Giống như hầu hết các phương pháp phẫu thuật ung thư khác, phẫu thuật thực quản có một số rủi ro. Rủi ro ngắn hạn bao gồm chảy máu quá mức, cục máu đông trong phổi hay ở nơi khác, và nhiễm trùng. Hầu hết mọi người sẽ bị đau sau phẫu thuật, và cần sự hỗ trợ từ thuốc giảm đau. Biến chứng ở phổi như bị viêm phổi, dẫn đến người bệnh phải nằm viện lâu hơn. Một số người có thể bị thay đổi giọng nói sau khi phẫu thuật; rò rỉ tại dạ dày (hoặc ruột) nơi được kết nối với thực quản, và cần phải khắc phục. Sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể cảm thấy buồn nôn và nôn mửa thường xuyên. Bệnh nhân cũng có thể bị ợ nóng.
Để phẫu thuật ung thư thực quản an toàn và hiệu quả, nâng cao cơ hội điều trị thành công đòi hỏi phải có sự kết hợp giữa bác sĩ giỏi, trang thiết bị y tế hiện đại và chăm sóc hậu phẫu chu đáo. Khoa Ngoại – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là nơi đáp ứng được tất cả các yêu cầu trên.