Khi màng nhĩ gặp tổn thương gây rách, hổng, bác sĩ thường cân nhắc sử dụng biện pháp phẫu thuật vá màng nhĩ. Tuy nhiên kỹ thuật này ẩn chứa nhiều vấn đề và có thể gây biến chứng phức tạp.
Bạn đang đọc: Phẫu thuật vá màng nhĩ có thể để lại biến chứng gì?
1. Tìm hiểu trước khi vá màng nhĩ
Màng nhĩ là một màng mỏng bên trong tai, phân chia tai giữa và tai ngoài. Khi tiếp xúc với âm thanh, màng nhĩ sẽ rung theo cường độ. Do tính chất mỏng manh, màng nhĩ dễ bị tổn thương hay bị thủng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới thính giác của người bệnh. Một trong những phương pháp xử lý phổ biến thường là phẫu thuật.
1.1. Mục đích của phẫu thuật vá màng nhĩ
Màng nhĩ có thể bị tổn thương do các nguyên nhân như:
– Do tác động bên ngoài: Vật nhọn đâm vào, âm thanh quá lớn,…
– Bệnh lý viêm tai mãn tính
– Viêm, bội nhiễm xương con của tai
– Cholestetome: Phần da nằm bên trong khoang tai giữa và lan dần ra. Đây được xem là một bệnh lý viêm tai mãn tính nguy hiểm
Sau khi chẩn đoán được nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Phẫu thuật màng nhĩ không phải phương pháp điều trị duy nhất. Trước đó, lỗ thủng có thể được dán bằng gel chuyên dụng hoặc dùng thuốc.
Màng nhĩ có thể bị tổn thương do tác động bên ngoài
Trường hợp nghiêm trọng, màng nhĩ thủng vết lớn hoặc viêm nhiễm tai nặng, bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật. Mục đích của kỹ thuật này nhằm vá kín màng nhĩ và thay thế phần xương con của tai bị phá hủy. Nhờ đó, khả năng nghe của bệnh nhân được cải thiện và phục hồi.
1.2. Phẫu thuật màng nhĩ có hiệu quả không?
Với kỹ thuật đơn giản, thiết bị không quá phức tạp, phẫu thuật màng nhĩ mang lại hiệu quả thành công cao. Theo nghiên cứu, tới 90% bệnh nhân sau phẫu thuật hồi phục tốt, không để lại biến chứng. Tỉ lệ giảm thính lực sau khi vá là rất thấp. Đối với vá màng nhĩ kết hợp thay thế xương nhỏ tai thì tỉ lệ khả quan sẽ thấp hơn.
Vì có khả năng xảy ra biến chứng về sau, nên bác sĩ sẽ trao đổi với bệnh nhân trước khi tiến hành. Quyết định cuối cùng của người bệnh là quan trọng nhất để bác sĩ xem xét có thực hiện hay không.
Hình ảnh mô phỏng rách màng nhĩ
2. Phẫu thuật màng nhĩ diễn ra như thế nào?
Sau khi đã tìm hiểu và chuẩn bị tinh thần, bệnh nhân từng bước thực hiện phác đồ phẫu thuật – điều trị tổn thương màng nhĩ.
2.1. Quá trình phẫu thuật vá màng nhĩ
Tùy vào nguyên nhân, bệnh lý gây rách màng nhĩ mà phương pháp phẫu thuật của bác sĩ sẽ thay đổi.
Khám tổng quát
Đầu tiên, bệnh nhân được khám tổng quát, nội soi, chụp cắt lớp để kiểm tra mức độ tổn thương và quan sát bên trong tai. Sau khi chẩn đoán được tình trạng, bệnh nhân được chỉ định chuyển tới khu phẫu thuật.
Tiến hành
Khi người bệnh đã được gây mê, các bác sĩ sẽ bắt đầu tiến hành. Có nhiều phương pháp phẫu thuật được sử dụng tùy theo từng cơ sở y tế.
Công nghệ vá nội soi được coi là phương pháp tân tiến nhất hiện nay. Thông qua ống nội soi tai mũi họng có gắn camera, các bác sĩ có thể dễ dàng vừa theo dõi vừa phẫu thuật.
Tìm hiểu thêm: Lưu ngay cách chữa hóc xương cá cho trẻ em
Vá màng nhĩ bằng kỹ thuật nội soi
Với cách truyền thống, bác sĩ dùng tia laser loại bỏ mô hay sẹo thừa trong tai. Tiếp đó, mô nhỏ từ tĩnh mạch hoặc vỏ sợi cơ của người bệnh được ghép vào màng nhĩ để vá lỗ thủng. Toàn bộ quá trình được tiến hành thông qua ống tai hoặc qua vết cắt được tạo sau tai.
Quy trình phẫu thuật thường kéo dài từ 2 – 3 tiếng. Tuy không quá phức tạp, nhưng yêu cầu bác sĩ cần tỉ mỉ và kỹ càng trong từng khâu. Nó đảm bảo không để lại hệ quả xấu và biến chứng cho người bệnh.
2.2. Biến chứng sau phẫu thuật vá nhĩ là gì?
Do nhiều nguyên nhân khách quan hay chủ quan, vá màng nhĩ có thể đi kèm với các vấn đề tiêu cực như: chảy máu, nhiễm trùng tai, dị ứng thuốc, thuốc gây mê. Ngoài ra, những nguy cơ biến chứng về sau có thể là:
– Dây thần kinh mặt hoặc dây thần kinh vị giác bị tổn thương
– Xương của tai giữa bị tổn thương, có thể mất thính lực
– Chóng mặt
– Lỗ thủng màng nhĩ không phục hồi hoàn toàn
Điều may mắn là các biến chứng này rất hiếm gặp nên người bệnh có thể yên tâm.
>>>>>Xem thêm: Viêm tai ngoài ở trẻ em: Dấu hiệu và cách phòng ngừa
Phẫu thuật tuy không quá phức tạp nhưng bác sĩ cần tỉ mỉ để tránh hệ quả và biến chứng
3. Chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật vá màng nhĩ như thế nào?
Sau khi phẫu thuật và hết thuốc tê, người bệnh sẽ gặp những cơn đau nhói hay đau vừa tùy trường hợp. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau từ 2 – 3 ngày. Nếu cơn đau có dấu hiệu nặng hơn, bệnh nhân có thể bị tụ máu hoặc nhiễm trùng. Thuốc kháng sinh được chỉ định trong tầm 5 ngày. Nếu có kết quả tốt, bệnh nhân được rút bấc và cắt chỉ sau khoảng 1 tuần.
Ngoài ra, bông tai và gạc băng bên trong và ngoài tai người bệnh mang chức năng bảo vệ và che phủ tai hiệu quả. Kèm theo đó là dùng thuốc nhỏ tai theo hướng dẫn của bác sĩ.
ù đã phẫu thuật thành công, nhưng bệnh nhân cần lưu ý không để nước vào tai cũng như không tiếp xúc với nguồn âm thanh lớn. Màng nhĩ gặp áp lực lớn có thể bị tổn thương trở lại.
Với những trường hợp đặc biệt, bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể và rõ ràng hơn. Người bệnh cần lưu ý và tuân thủ nghiêm túc để sớm bình phục và quay lại cuộc sống bình thường.
Với những lợi ích của mình, phẫu thuật vá nhĩ được tin tưởng và ứng dụng với nhiều bệnh nhân. Nhằm đạt được hiệu quả lớn nhất, mỗi người nên tìm hiểu và chọn lựa kỹ càng trước khi quyết định thực hiện.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.