Phình đĩa đệm đốt sống cổ có nguy hiểm không?

Các đốt sống cổ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng đỡ và xoay đầu một cách linh hoạt. Chính từ những hoạt động này khiến cho đốt sống cổ dễ gặp phải các tổn thương. Một trong số những tình trạng nguy hiểm có thể kể tới đó là phình đĩa đệm đốt sống cổ. Vậy căn bệnh này là gì? Nguyên nhân xuất hiện từ đâu? Và cách điều trị thế nào? Hãy xem ngay bài viết dưới đây để có thêm thông tin nhé.

Bạn đang đọc: Phình đĩa đệm đốt sống cổ có nguy hiểm không?

1. Phình đĩa đệm đốt sống cổ là bệnh lý gì?

Đốt sống cổ có dạng hình vòng cung, nó tạo cho cột sống một ống rỗng bao xung quanh để bảo vệ các sợi dây thần kinh hình thành tủy sống. Con người có tất cả 24 đốt sống, trong đó có 7 đốt sống cổ. Trên cùng là đốt sống cổ, tiếp đó là các đốt sống ngực và dưới cùng là đốt sống thắt lưng.

Phình đĩa đệm đốt sống cổ có nguy hiểm không?

Phình đĩa đệm nếu không được chú ý có thể hình thành thoát vị đĩa đệm

Giữa hai đốt sống cổ luôn có một đĩa đệm chứa gel để hạn chế xóc và giúp cột sống có thể di chuyển. Khi đĩa đệm bị phình ra và tràn khỏi vị trí của cố định ban đầu. Lúc này đĩa đệm và các dây chằng không còn gắn kết nguyên vẹn. Đó là lý do khiến người bệnh cảm thấy đau và ngứa ran ở vùng cổ thậm chí lan xuống vai, ngực, cánh tay.

Phình đĩa đệm khác so với thoát vị là tình trạng đĩa đệm bị vỡ hoàn toàn. Chỉ khi đĩa đệm phình lên và không được điều trị sẽ dẫn tới thoát vị.

2. Nguyên nhân và triệu chứng lồi đĩa đệm đốt sống cổ

Đĩa đệm của cột sống theo thời gian sẽ dần bị suy yếu và thoái hóa. Thoái hóa đĩa đệm cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến phình đĩa đệm và gây ra thoái hóa khớp đốt sống. Bên cạnh đó cũng có một số nguyên nhân khác dẫn đến phình đĩa đệm có thể kể tới như:

2.1. Nguyên nhân gây ra phình đĩa đệm đốt sống cổ

– Do tuổi tác: Những đối tượng từ ngoài 40 tuổi sẽ bắt đầu quá trình lão hóa. Quá trình này diễn ra khiến đĩa đệm dần bị suy yếu, xù xì, thô xơ và giòn hơn. Đặc biệt phần nhân giữa đĩa đệm cũng nhanh chóng bị thoát ra khỏi vị trí ban đầu và chèn ép vào cột sống dẫn đến phình đĩa đệm.

– Hoạt động sai tư thế: Thường gặp nhiều ở đối tượng nhân viên văn phòng hay người làm việc bê vác nặng thường xuyên. Các hoạt động sai tư thế diễn ra liên tục gây rất nhiều áp lực cho đĩa đệm cột sống. Từ đó làm đĩa đệm bị suy giảm chức năng và hư tổn nặng nề.

Tìm hiểu thêm: Phòng và điều trị đau thần kinh tọa như thế nào?

Phình đĩa đệm đốt sống cổ có nguy hiểm không?

Thói quen ngồi làm việc không đúng tư thế kéo dài

– Các chấn thương do tai nạn giao thông, hay trong công việc gây ra cho cột sống cũng là nguyên nhân dẫn đến phình đĩa đệm.

– Nguyên nhân khác như: căng thẳng thường xuyên, thay đổi môi trường, lười vận động, ăn uống thiếu dưỡng chất và không khoa học, thừa cân, béo phì,…. Cũng là tác nhân thúc đẩy nhanh quá trình phình đĩa đệm.

2.2. Dấu hiệu nhận biết bệnh phình đĩa đệm đốt sống cổ

Những dấu hiệu để bạn có thể nhận biết bệnh lý này có thể kể tới như:

– Các cơn đau nhức và tê buốt xuất hiện ở vị trí cổ, vai, gáy.

– Những cơn đau có xu hướng tăng dần và lan ra cả các vùng lân cận như bả vai, cánh tay.

– Phình đĩa đệm đốt sống làm người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, khó chịu. Đặc biệt với các hoạt động: leo cầu thang, đạp xe,… dễ bị rã rời và vấp ngã.

3.Chuẩn đoán đốt sống cổ bị phình

Bên cạnh việc quan sát các dấu hiệu để nhận biết bệnh, bạn cũng có thể đến các cơ sở y tế tin cậy để được tham khám và tư vấn cụ thể. Hiện nay có các phương pháp để chuẩn đoán tình trạng này phổ biến như:

– Chụp X-quang: Ứng dụng bức xạ sẽ phát hiện ra cấu trúc của đốt sống và đĩa đệm của từng khớp. Ngoài ra phương pháp này còn có thể tìm ra các nguyên nhân tiềm ẩn khác như: nhiễm trùng, các khối u, gãy xương.

– Chụp cộng hưởng từ: Là dạng xét nghiệm chuẩn đoán dạng hình ảnh 3D bằng cách sử dụng nam châm có lực hút mạnh và thiết bị công nghệ. Từ đó sẽ thấy tủy sống, rễ thần kinh và các vùng xung quanh có bị phình hay xuất hiện gai không.

– Chụp cắt lớp vi tính: hình ảnh sẽ được chuẩn đoán khi máy tính đọc tia X đi qua cổ.

– Chụp tủy đồ: đây là phương pháp tiêm thuốc vào đốt sống của bệnh nhân.

– Điện cơ đồ: thực hiện bằng cách đặt các kim nhỏ vào các cơ quan khác nhau và đánh giá chức năng của các dây thần kinh.

4. Mức độ nguy hiểm của bệnh lý

Các biến chứng của phình đĩa đệm đốt sống cổ có thể gây nguy hiểm và đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Tình trạng đó có dấu hiệu biến chứng khi phần nhân nhầy thoát ra khỏi vòng sợi và chèn ép vào dây thần kinh tủy sống. Ngoài ra còn một số biến chứng khác:

– Thiếu máu lên não: phình đĩa đệm có thể làm chèn ép dây thần kinh và mạch máu ở cổ. Từ đó dẫn đến cản trở quá trình vận chuyển máu từ tim lên não. Điều này làm xuất hiện tình trạng thiếu máu cục bộ và gây ra các triệu chứng như: hoa mắt, chóng mặt, đau đầu. Trường hợp nặng có thể gây nhiều tổn thương nghiêm trọng cho não và hệ thần kinh.

Phình đĩa đệm đốt sống cổ có nguy hiểm không?

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu nguyên nhân gây mất ngủ về sáng ở nhiều người

Thiếu máu não là một biến chứng nguy hiểm của bệnh lý phình đĩa đệm cần phải chú ý

– Đau đỉnh đầu, thái dương. Dấu hiệu đau có xu hướng tăng dần khi người bệnh cử động cổ, nhất là vào buổi sáng. Tình trạng có thể xuất hiện âm ỉ hoặc theo từng cơn kèm theo buồn nôn, khó chịu.

– Rối loạn khả năng nghe: người bệnh hay có biểu hiện ù tai, và đau nhức phía bên trong tai, khiến cho việc nghe gặp khó khăn.

– Bại liệt: đây được coi là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh lý. Khi rễ thần kinh bị chèn ép kéo dài sẽ làm rối loạn chức năng vận động của cơ thể từ đó gây ra tê liệt tay chân hoặc liệt nửa người.

5. Cách phòng ngừa lồi đĩa đệm đốt sống cổ

Phình đĩa đệm đốt sống cổ được xem là dấu hiệu ban đầu của thoát vị đĩa đệm. Đây được xem là quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, nếu diễn ra cùng các bệnh lý xương khớp khác sẽ làm quá đó ngày một nhanh và gây nhiều đau đớn cho người bệnh.

Để phòng ngừa bệnh một cách hiệu quả nhất, mọi người cần chú ý xây dựng lối sống lành mạnh và khoa học:

– Thiết lập thói quen ăn uống và làm việc khoa học theo giờ giấc rõ ràng.

– Luôn cố gắng duy trì cân nặng ở mức độ phù hợp.

– Vận động nhẹ nhàng, luyện tập thường xuyên. Điều này giúp cho các dưỡng chất được đưa đến khớp một cách tốt hơn và khiến đốt sống vững chắc, linh hoạt. Các môn thể thao có thể luyện tập thường xuyên hỗ trợ xương khớp như: bơi lội, yoga, đi bộ,…

– Nên đi lại, cử động nhẹ nhàng nếu bạn phải ngồi làm việc quá lâu ở một tư thế.

Trên đây là một số

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *