Phòng chống bệnh trĩ: Những biện pháp hiệu quả

Bệnh trĩ là căn bệnh thuộc nhóm hậu môn – trực tràng, không phải là bệnh lây nhiễm. Tuy vậy, các biện pháp phòng chống bệnh trĩ luôn được quan tâm đặc biệt. Bài viết này sẽ cùng quý độc giả tìm hiểu về bệnh trĩ và cách phòng – chống căn bệnh này.

Bạn đang đọc: Phòng chống bệnh trĩ: Những biện pháp hiệu quả

1. Tổng quan về bệnh trĩ: định nghĩa, phân loại và biểu hiện

1.1. Giải thích bệnh trĩ

Bệnh trĩ là bệnh lý hình thành do sự giãn ra quá mức của các tĩnh mạch vùng hậu môn – trực tràng. Những tĩnh mạch sau khi giãn nở đã tạo thành trĩ, các búi trĩ to dần theo thời gian và gây vướng, cộm ở hậu môn người bệnh. Căn bệnh trĩ thực chất là lành tính, không quá nguy hiểm đến tính mạng ngay, nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống và các chức năng sống của bệnh nhân.

Theo các chuyên gia, cơ chế hình thành bệnh trĩ có thể giải thích theo hai giả thuyết. Theo thuyết cơ học, bệnh trĩ hình thành do áp lực lớn làm giãn dây chằng cố định đệm hậu môn. Dây chằng bị đứt khiến đệm hậu môn theo đó mà trượt ra ngoài, hình thành bệnh trĩ. Theo thuyết mạch máu, các búi trĩ hình thành khi có tình trạng ứ máu ở các tĩnh mạch hậu môn, làm tĩnh mạch giãn ra. Điều này gây nên bởi sự bất thường của tuần hoàn khiến máu không lưu thông mà bị ứ trệ.

Phòng chống bệnh trĩ: Những biện pháp hiệu quả

Bệnh trĩ là căn bệnh gây nên nhiều ám ảnh cho người mắc bởi sự phiền toái mà nó đem lại.

1.2. Có những loại bệnh trĩ nào – đặc điểm các loại bệnh trĩ

Bệnh trĩ thường được chia thành hai loại là trĩ nội và trĩ ngoại. Ngoài ra nếu người bệnh mắc cả hai loại trĩ trên thì bệnh được gọi là trĩ hỗn hợp.

Trĩ nội: các búi trĩ nằm ở bên trên đường lược của hậu môn và trực tràng, thường trong ống hậu môn. Người bệnh khá khó quan sát và nhận biết cho đến khi búi trĩ sa ra ngoài.

Trĩ ngoại: nằm bên ngoài ống hậu môn dưới đường lược. Bệnh trĩ ngoại dễ phát hiện hơn trĩ nội. Người bệnh có thể quan sát hoặc dùng tay sờ để tìm thấy búi trĩ.

Cả trĩ nội và trĩ ngoại đều được chia thành 4 cấp độ. Thông thường, cấp độ 1 và 2 là khi búi trĩ còn nhỏ, đối với trĩ nội thì búi trĩ chưa sa ra ngoài. Hai cấp độ này thường được điều trị bằng thuốc. Đối với cấp độ 3,4 thì bệnh nhân cần điều trị bằng các phương pháp ngoại khoa.

1.3. Bệnh trĩ biểu hiện như thế nào?

Bệnh trĩ thường có những biểu hiện đặc trưng và khó nhầm lẫn. Những biểu hiện này gây ra không ít phiền toái cho người bệnh trong các hoạt động, sinh hoạt hằng ngày.

– Cảm giác đau rát khi đi đại tiện, các mức độ đau tăng dần theo cấp độ bệnh.

– Đối với bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ, có thể nhìn được ở giấy vệ sinh sau khi đi đại tiện sẽ có lẫn máu tươi. Bệnh trĩ nội khiến bệnh nhân chảy máu nhiều hơn trĩ ngoại, máu có thể thành các tia hoặc nhỏ giọt.

Tìm hiểu thêm: Cắt trĩ phương pháp Longo – cứu tinh cho người bệnh trĩ

Phòng chống bệnh trĩ: Những biện pháp hiệu quả

Bệnh trĩ gây đau đớn, vướng víu hậu môn, khiến người bệnh sinh hoạt khó khăn hơn.

–  Xuất hiện những cảm giác cộm ở hậu môn, xuất hiện khối thịt (búi trĩ) có thể tự co vào hoặc không. Đây là biểu hiện đặc trưng của người bệnh trĩ.

– Dịch nhầy tiết ra nhiều hơn gây ra cảm giác nhớp nháp, dính, khó chịu, kích ứng da.

– Búi trĩ sa ra ngoài (đối với trĩ nội ở cấp độ nặng), viêm nhiễm, hoại tử búi trĩ ( trĩ ngoại ở cấp độ nặng). Đặc biệt, bệnh trĩ ngoại dù không chảy máu nhiều như trĩ nội, nhưng lại gây đau đớn cho người bệnh hơn rất nhiều. Các cơn đau có thể khiến người bệnh thậm chí không thể nằm ngửa, ngồi. Khi đi lại, búi trĩ cọ vào trang phục gây rát, xước thậm chí bật máu. Đây cũng là sự nguy hiểm của bệnh trĩ ở cấp độ nặng, nguy cơ dẫn đến các biến chứng nặng nề là rất cao.

2. Phòng tránh và điều trị bệnh trĩ như thế nào?

2.1. Phòng chống bệnh trĩ: Phòng tránh bằng cách nào?

Có thể áp dụng những lưu ý dưới đây:

– Điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp và lành mạnh hơn để hạn chế táo bón – dẫn đến nguy cơ mắc bệnh rất cao. Thực đơn của bạn cần đầy đủ chất dinh dưỡng đặc biệt là chất xơ từ rau củ quả. Chất xơ này sẽ giúp hệ tiêu hóa vận hành tốt hơn, hạn chế đầy hơi khó tiêu, táo bón,.. Hạn chế táo bón chính là cách phòng chống bệnh trĩ rất đặc hiệu. Ngoài ra, bệnh nhân có thể tăng cường bổ sung các thực phẩm hỗ trợ nhuận tràng như khoai lang, đậu bắp, thanh long, sữa chua, nha đam,…

– Bắt đầu một chế độ tập luyện thể dục thể thao lành mạnh và phù hợp với sức khỏe cũng như tình trạng bệnh. Thể dục đúng cách có thể giúp lưu thông khí huyết, hỗ trợ tiêu hóa,..Nên áp dụng bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, bơi lội,.. cùng các bài tập đặc thù như kegel cơ hậu môn. Cần tránh các bài tập yêu cầu thể lực cao..

– Hạn chế những thói quen xấu là nguyên nhân sâu xa của bệnh trĩ. Bạn không nên ăn đồ cay nóng, ăn mặn, sử dụng các bia rượu vì chúng gia tăng nguy cơ táo bón. Ngoài ra, cần loại bỏ thói quen đi đại tiện quá lâu, dùng điện thoại khi đại tiện, rặn quá mạnh khi đại tiện. Bên cạnh đó, thói quen ngồi lâu, lười vận động, tính chất công việc nặng nhọc cũng cần được cải thiện.

2.2. Phòng chống bệnh trĩ: Điều trị “đẩy lùi” bệnh trĩ như thế nào?

Bệnh trĩ khi ở giai đoạn nhẹ có thể điều trị bằng thuốc (điều trị nội khoa). Thuốc chữa bệnh cần là thuốc được chỉ định từ các bác sĩ, bệnh nhân không tự ý điều trị bệnh trĩ tại nhà. Tuyệt đối tránh việc sử dụng các loại thuốc truyền miệng, thuốc dân gian chưa được kiểm chứng hiệu quả và rủi ro. Muốn đạt được hiệu quả cao từ thuốc, người bệnh cần tuân thủ cách dùng, liều dùng, thời gian hợp lý. Khi ấy, các loại thuốc sẽ có chức năng làm hạn chế sự phát triển của búi trĩ, làm chúng teo nhỏ lại.

Khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn (cấp độ 3,4), các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật hoặc dùng thủ thuật cắt bỏ búi trĩ cho bệnh nhân. Các biện pháp thường được áp dụng là phẫu thuật cắt trĩ Milligan Morgan- Ferguson, cắt trĩ Longo,… Ngoài ra, một số thủ thuật có thể kể đến như tiêm xơ, thắt mạch, khâu treo búi trĩ,..

Trong các biện pháp trên, hiện nay, cắt trĩ Longo là phương pháp được ưa chuộng nhất bởi tính chất ít xâm lấn, ít đau, thời gian hồi phục nhanh chóng.

Phòng chống bệnh trĩ: Những biện pháp hiệu quả

>>>>>Xem thêm: Điểm danh những cách phòng bệnh trĩ hiệu quả

Điều trị bệnh trĩ bằng phẫu thuật tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI

Bên cạnh điều trị, bệnh nhân cần duy trì các phương pháp điều chỉnh chế độ ăn uống tập luyện để việc chữa bệnh đạt hiệu quả cao.

Trên đây là những thông tin về bệnh trĩ cũng như những cách phòng chống bệnh trĩ hiệu quả. Bệnh nhân hãy đến các sơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời, hiệu quả

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *