Phòng hen phế quản ở trẻ ngừa nguy cơ mắc bệnh

Để phòng hen phế quản ở trẻ các bậc cha mẹ cần chú ý tới chế độ sinh hoạt và ăn uống hàng ngày. Đặc biệt, khi thời tiết chuyển mùa cần có biện pháp phòng hen phế quản để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh.
Hen phế quản là bệnh lý khá phổ biến thường gặp ở mọi đối tượng, lứa tuổi. Bệnh hen phế quản khó chữa trị dứt điểm bởi nhiều yếu tố trong đó có việc dự phòng cơn hen.

Bạn đang đọc: Phòng hen phế quản ở trẻ ngừa nguy cơ mắc bệnh

Phòng hen phế quản ở trẻ ngừa nguy cơ mắc bệnh

Trẻ bị hen phế quản thường có triệu chứng ho, khó thở, đặc biệt về đêm gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe

1. Phòng hen phế quản ở trẻ tái phát

– Trẻ bị hen phế quản không nên ăn nhiều bánh kẹo, nước ngọt, nhất là những loại có các chất hóa học.
– Tránh các loại thức ăn dễ gây bị dị ứng như: tôm cua, bò gà, bột ngọt, đồ hộp, lòng trắng trứng.
– Với trẻ còn bú, cần cho trẻ bú sữa mẹ để tận dụng tốt nguồn kháng thể từ mẹ, để phòng mọi bệnh tật trong đó có hen phế quản.
– Với trẻ lớn hơn, cần tập cho trẻ có thói quen ăn nhiều hoa quả, đặc biệt là táo, rau tươi vì có nhiều chất antioxidants như vitamin C sẽ có lợi về nhiều mặt trong đó có phòng và chữa hen. Cần bổ sung chế độ ăn nhiều cá, có nhiều acid béo omega 3 có tác dụng làm giảm bớt các phản ứng viêm và chữa hen phế quản.

Phòng hen phế quản ở trẻ ngừa nguy cơ mắc bệnh

Để phòng hen phế quản ở trẻ tái phát cha mẹ cần tránh cho trẻ ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng, bổ sung nhiều rau củ quả

– Tránh hít phải khói thuốc, khói bếp và các tác nhân ngoài môi trường như khói bụi, gió lạnh.
Ngoài việc tuân thủ theo những cách dự phòng bệnh tái phát, người bệnh cần chú ý sử dụng đúng thuốc, đúng liều lượng và thời gian chữa trị của bác sĩ. Đồng thời tái khám định kỳ nhằm điều chỉnh loại thuốc chữa hen phế quản phù hợp.
Trong trường hợp chưa mắc hen phế quản, chúng ta cần áp dụng theo những biện pháp phòng tránh sau:

Tìm hiểu thêm: Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị cảm lạnh nôn trớ?

Phòng hen phế quản ở trẻ ngừa nguy cơ mắc bệnh
– Tránh tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng như: khói, bụi từ việc sử dụng bếp than, bếp củi hay hút thuốc lá trong nhà, nhang khói. Không nuôi chó mèo hoặc các loại vật nuôi có lông khác vì trẻ dễ hít phải các loại lông thú cũng phát sinh cơn hen. Không để những chất nặng mùi trong nhà, tránh dùng các loại thuốc xịt như nước hoa xịt phòng, thuốc xịt muỗi, côn trùng.
– Duy trì không khí sạch và trong lành, mở rộng cửa sổ khi trời nóng ngột ngạt. Chỗ ngủ cần được dọn dẹp sạch sẽ, ngăn nắp, gọn gàng, cần phơi nắng chăn, gối, nệm thường xuyên, để đảm bảo không bị ẩm ướt để ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc.

2. Khi nào nghĩ đến bệnh hen?

Khi có một hay nhiều hơn trong 8 dấu hiệu sau đây, bệnh nhân nên đi khám chuyên khoa Hô hấp để phát hiện sớm bệnh hen:

Phòng hen phế quản ở trẻ ngừa nguy cơ mắc bệnh

>>>>>Xem thêm: Mẹo chữa táo bón cho trẻ sơ sinh đơn giản hiệu quả

Khi thấy các dấu hiệu nghi ngờ mắc hen phế quản, cha mẹ cần đưa bé tới bệnh viện để thăm khám

– Có những cơn thở rít (nghe như tiếng huýt sáo với âm cao) khi thở ra hay những đợt thở rít khò khè tái đi tái lại.
– Bị ho kéo dài và ho nặng hơn lúc đêm khuya hay lúc thức dậy.
– Ðang đêm ngủ bị thức giấc vì ho hay khó thở.
– Bị ho hay thở rít sau khi vận động thể lực (chạy nhảy, tập thể thao gắng sức).
– Có vấn đề về hô hấp vào một mùa nào đó trong năm.
– Bị ho thở rít hay nghe nặng ngực khi hít phải chất kích thích trong không khí (khói thuốc lá, khói nhang, khói than, nước hoa).
– Bệnh nhân có những đợt cảm lạnh nhập vào phổi phải điều trị hơn 10 ngày mới khỏi.
– Khi có những triệu chứng hô hấp thì phải dùng thuốc giãn phế quản bệnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *