Phòng ngừa đột quỵ ở người trẻ chớ lơ là

Đột quỵ ở người trẻ ngày càng tăng do chủ quan, stress, tăng huyết áp, dị dạng mạch máu não, vỡ túi phình mạch não, xơ vữa động mạch, rối loạn giấc ngủ, hội chứng ngưng thở khi ngủ,… Các biện pháp phòng ngừa đột quỵ ở người trẻ cần được chú trọng và quan tâm, đặc biệt là những người trẻ có tiền sử mắc các bệnh nền như tiểu đường, cao huyết áp, mỡ máu,…

Bạn đang đọc: Phòng ngừa đột quỵ ở người trẻ chớ lơ là

1. Đột quỵ ở người trẻ ngày càng tăng

Nhiều người cho rằng đột quỵ chỉ xảy ra ở người cao tuổi, nhưng trên thực tế có tới hơn 16% ca đột quỵ mắc phải mỗi năm xảy ra ở người trẻ từ 15 – 49 tuổi, trong số 6,5 triệu ca tử vong do đột quỵ mỗi năm thì có hơn 6% là người còn trẻ tuổi – Đây là số liệu thống kê được ghi nhận tại Hội nghị quốc tế 2022, như một hồi chuông cảnh báo thế hệ trẻ cần cảnh giác trước căn bệnh nguy hiểm cướp đi mạng sống trong “tích tắc” và để lại nhiều di chứng vô cùng nặng nề này.

Phòng ngừa đột quỵ ở người trẻ chớ lơ là

Những người trẻ có tiền sử mắc các bệnh nền như tiểu đường, cao huyết áp, mỡ máu,… có nguy cơ đột quỵ cao hơn người không mắc các bệnh trên.

2. Nguyên nhân đột quỵ ở giới trẻ

Nếu như ở người lớn tuổi, đột quỵ chủ yếu là do thiếu máu lên não hay do các bệnh lý nền kéo theo thì đột quỵ ở giới trẻ chủ yếu xuất phát từ sự chủ quan về sức khỏe, các dị dạng mạch máu não, chấn thương sọ não là chủ yếu.

Chủ quan về sức khỏe như: uống bia, rượu nhiều; ít vận động thể dục thể thao; thức khuya; ăn đồ ăn nhanh; tăng cân béo phì không cố gắng kiểm soát cân nặng; tăng huyết áp cần điều trị sớm và kiểm soát thật tốt; bỏ hút thuốc lá và các chất kích thích; căng thẳng stress kéo dài; mỡ máu không được kiểm soát tốt, các bệnh lý tim mạch; bệnh gout,… không được điều trị hiệu quả ngay từ sớm.

Dị dạng mạch máu não: khi mạch máu não bị dị dạng như phình mạch máu não, hang tĩnh mạch máu não,… chủ yếu do dị tật bẩm sinh gây ra, có thể vỡ ra gây chảy máu não (đột quỵ xuất huyết não).

Chấn thương sọ não: các vụ tai nạn giao thông, tai nạn lao động chủ yếu tập trung ở giới trẻ thanh thiếu niên hoặc đang độ tuổi lao động. Các chấn thương vùng đầu do va đập có thể ảnh hưởng tới sọ não hoặc các mạch máu não dễ gây vỡ sọ não, cục máu đông trong não, đứt mạch máu não, giãn mạch máu não,… dễ gây đột quỵ xuất huyết não.

3. Phòng ngừa đột quỵ ở người trẻ

3.1 Duy trì chế độ ăn, uống lành mạnh

Tăng cường ăn cá và rau xanh, giảm bớt lượng tiêu thụ thịt hoặc các đồ ăn giàu chất đạm. Hạn chế các đồ ăn chiên rán, đồ ăn nhiều dầu mỡ.

Bỏ hoặc hạn chế tối đa bia, rượu, đồ uống có cồn, chất kích thích.

Tìm hiểu thêm: Mất ngủ kéo dài ở người trẻ và những hệ lụy

Phòng ngừa đột quỵ ở người trẻ chớ lơ là

Thói quen uống bia, rượu, đồ uống có cồn là “con đường ngắn” dẫn đến đột quỵ ở giới trẻ.

3.2 Kiểm soát tốt cân nặng

Dư cân béo phì kéo theo nhiều bệnh lý nguy hiểm như tiểu đường, cao huyết áp, mỡ máu, gan nhiễm mỡ,… chính những bệnh lý này làm gia tăng nguy cơ hình thành các cục máu đông trong thành mạch, gây cản trở máu lên não. Hoặc các mảng xơ vữa được hình thành từ bệnh lý trên gây xơ vữa động mạch, cản trở lưu thông máu lên não.

3.3 Hạn chế lượng muối tiêu thụ

Bạn có biết nếu tiêu thụ nhiều muối (ăn mặn) sẽ dễ làm tăng huyết áp gây bệnh huyết áp cao, cũng như các vấn đề/bệnh lý ở thận làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới WHO thì người Việt Nam hiện đang tiêu thụ lượng muối vượt quá mức tiêu chuẩn cho phép (gấp đối lượng muối theo tiêu chuẩn cho phép của WHO là 5gr muối/người/ngày, sẽ tương đương với khoảng một muỗng cà phê muối).

Bạn cần cắt giảm lượng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày để tốt cho sức khỏe của bạn. Nếu khó hãy cắt giảm từ từ.

3.4 Tăng cường vận động thể dục thể thao

Bạn có biết, sự trì trệ lười vận động làm gia tăng sự hình thành các cục máu đông trong cơ thể, những  cục máu đông này là một trong những “thủ phạm” gây tắc mạch máu não dẫn đến đột quỵ.

Lười vận động còn làm tăng nguy cơ dư cân, béo phì, xơ vữa động mạch, đào thải chất độc ra khỏi cơ thể kém, các cơ quan hoạt động kém, tinh thần không được thoải mái,… là những yếu tố nguy cơ gây tai biến mạch máu não ở giới trẻ.

3.5 Kiểm soát tốt các chỉ số sức khỏe

Các bạn trẻ cần kiểm soát 5 chỉ số sức khỏe cơ bản đó là:

Huyết áp:

Chỉ số huyết áp lý tưởng ở quanh mức 110/70 mmHg.

Huyết áp cao khi chỉ số huyết áp lớn hơn 140/90 mmHg

Huyết áp thấp khi chỉ số huyết áp nhỏ hơn 90/60 mmHg

Cân nặng: Duy trì cân nặng hợp lý theo chỉ số BMI, phù hợp với từng độ tuổi.

Vòng bụng: Tỷ lệ vòng eo/chiều cao nhỏ hơn 0,5 là lý tưởng. Nếu lớn hơn 0,6 được cho là thừa cân.

Đường máu:

 Đường huyết tại thời điểm bất kỳ :

 Đường huyết lúc đói:

 Sau bữa ăn:

Mỡ máu

Cholesterol toàn phần: nhỏ hơn 200 mg/dL hoặc nhỏ hơn 5,2 mmol/L.

LDL-Cholesterol: nhỏ hơn 130 mg/dL hoặc nhỏ hơn 3,3 mmol/L.

Triglyceride: nhỏ hơn 160 mg/dL hoặc nhỏ hơn 2,2 mmol/L.

Bạn có thể kiểm soát chỉ số sức khỏe bằng các cách sau:

Xây dựng chế độ ăn, uống lành mạnh: nên tránh các đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, đồ ngọt; nên ăn nhạt; ăn nhiều rau xanh và trái cây.

Hạn chế tối đa các chất kích thích như rượu, bia, cafe, thuốc lá

Tập thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày

Thăm khám sức khỏe định kỳ và sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ khi cần thiết.

Phòng ngừa đột quỵ ở người trẻ chớ lơ là

>>>>>Xem thêm: Thiếu máu não: Hậu quả và giải pháp

Người trẻ nên chú ý theo dõi những bất thường về sức khỏe, thấy có dấu hiệu bất thường nên đi khám ngay để phòng ngừa đột quỵ càng sớm càng tốt.

3.6 Tầm soát sớm nguy cơ đột quỵ

Hiện nay, tầm soát sớm nguy cơ đột quỵ đã không còn xa lạ với nhiều người. Thông qua việc tầm soát sớm, bác sĩ có thể đánh giá được khả năng đột quỵ của người bệnh, đặc biệt là những bệnh nhân có các bệnh lý nguy cơ đột quỵ cao (cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch…). Từ đó, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp và đưa ra những khuyến cáo trong sinh hoạt hàng ngày giúp người bệnh phòng tránh đột quỵ từ sớm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *