Phòng ngừa thoái hóa khớp hiệu quả

Thoái hóa khớp đang có xu hướng gia tăng không chỉ gặp ở người trung niên, cao tuổi mà còn xuất hiện ở người trẻ tuổi. Vì thế việc phòng ngừa thoái hóa khớp đúng cách sẽ giúp ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh, tránh các biến chứng không tốt cho xương khớp sau này.
Duy trì cân nặng hợp lý
Đây là một trong những cách phòng ngừa thoái hóa khớp hiệu quả hiện nay. Việc cân nặng thay đổi đột ngột hoặc những người có chỉ số BMI cao, thừa cân làm tăng áp lực lên các khớp xương, đặc biệt là khớp hông, khớp gối… Thời gian dài, áp lực này sẽ phá hủy các sụn trong khớp và gây ra bệnh thoái hóa khớp.

Bạn đang đọc: Phòng ngừa thoái hóa khớp hiệu quả

Phòng ngừa thoái hóa khớp hiệu quả

Ảnh minh họa

Để duy trì cân nặng hợp lý bạn nên thay đổi chế độ ăn uống: ăn ít chất béo, thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên rán… thay vào đó là ăn nhiều rau xanh, củ quả, uống nhiều nước. Đồng thời tích cực tập luyện thể dục thể thao để cân nặng ổn định, tránh tích trữ mỡ thừa trong cơ thể.
Kiểm soát lượng đường huyết
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, bệnh tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp. Lý do là bởi lượng đường trong cơ thể cao sẽ làm cho sụn cứng hơn và dễ bị tổn thương hơn khi có áp lực đè lên. Tiểu đường cũng có thể gây viêm nhiễm dẫn đến mất sụn khớp.

Để phòng ngừa thoái hóa khớp bạn nên kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách hạn chế những thực phẩm chế biến sẵn, đồ uống có cồn, có ga… Nếu bị tiểu đường, bạn hãy cố gắng duy trì lượng đường trong máu ở mức cho phép bằng cách uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ kết hợp với áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh.
Dinh dưỡng khoa học
Chế độ ăn uống hàng ngày cũng có ảnh hưởng lớn tới xương khớp. Nếu thường xuyên ăn những thực phẩm có hại cho cơ thể sẽ khiến các khớp xương mất dần độ nhờn, gây khô khớp, cứng khớp, lâu ngày dẫn tới thoái hóa.

Tìm hiểu thêm: Bị chuột rút vào ban đêm

Phòng ngừa thoái hóa khớp hiệu quả

Ảnh minh họa

Vì thế, để tránh thoái hóa khớp bạn cần hạn chế những thức ăn nhanh, thực phẩm chứa nhiều chất bảo quản, dầu mỡ, đạm động vật, thay vào đó cần tăng cường hoa quả, rau xanh, uống sữa mỗi ngày, ăn nhiều đạm thực vật, cá giàu omega-3…
Thường xuyên thay đổi tư thế
Các khớp xương của cơ thể có thể bị mỏi, đau nhức nếu bạn ngồi hay nằm yên một tư thế quá lâu. Thói quen này hoàn toàn không tốt cho hệ tuần hoàn và gây cứng khớp, lâu ngày dẫn tới thoái hóa. Nguy cơ thoái hóa khi ít thay đổi tư thế thường gặp ở những người làm việc văn phòng, lái xe…

Chính vì thế, bạn không nên giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài, tránh ngồi lâu, nằm lâu hay đứng lâu một chỗ. Nên thay đổi tư thế linh hoạt để các khớp xương không bị mỏi, cứng. Đối với người làm việc trí óc hoặc phải ngồi một chỗ lâu, tốt nhất nên nghỉ giải lao khoảng 30 phút mỗi buổi làm việc để thay đổi tư thế, tránh thoái hóa khớp trong tương lai.
Tích cực vận động
Thường xuyên luyện tập thể dục sẽ giúp máu huyết lưu thông đồng thời cũng giúp tăng cường dinh dưỡng cho sụn khớp. Bên cạnh đó, tập thể dục còn giúp cho cơ bắp phát triển khỏe mạnh, làm giảm áp lực đè lên khớp trong quá trình vận động.

Lưu ý bạn cũng không vận động quá mức, quá sức sẽ phản tác dụng. Nên vận động có chừng mực và đều đặn hàng ngày. Nếu trong quá trình vận động cảm thấy mệt cần nghỉ ngơi ngay.

Phòng ngừa thoái hóa khớp hiệu quả

>>>>>Xem thêm: Viêm khớp sụn sườn: Bệnh lý của mọi lứa tuổi

Ảnh minh họa

Hạn chế mang vác đồ nặng
Thường xuyên cầm nắm, khuân vác những đồ nặng trong một thời gian dài sẽ làm gia tăng sức ép lên khớp khiến cho sụn khớp nhanh chóng bị bào mòn dẫn tới thoái hóa khớp nhanh chóng.

Do đó, tốt nhất bạn nên hạn chế mang vác đồ nặng. Nếu buộc phải làm việc nặng cần đổi tư thế, đổi vị trí hoặc sử dụng các khớp lớn như khớp vai, khớp khủy tay để tránh làm tổn thương các khớp nhỏ như khớp cổ tay, bàn tay.

Ngoài việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa thoái hóa khớp hiệu quả nêu trên, bạn cũng cần chú ý giữ tâm lý, tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi đúng cách để cơ thể luôn khỏe mạnh. Đồng thời lắng nghe cơ thể, phát hiện sớm những bất thường ở xương khớp (nếu có) như đau nhức xương khớp, cứng khớp, có âm thanh lạ phát ra từ khớp. Khi có biểu hiện bất thường, bạn cần tới ngay các bệnh viện có chuyên khoa Cơ xương khớp để được thăm khám và điều trị sớm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *