Phòng tránh đột quỵ chỉ với 5 biện pháp đơn giản

Trên thế giới trung bình mỗi năm có tới hơn 12,2 triệu ca đột quỵ mới. Tại Việt Nam, hàng năm có khoảng 200.000 người bị chết não đột ngột và con số này đang ngày càng tăng nhanh. Bất kỳ ai cũng nên nhận thức rõ sự nguy hiểm của căn bệnh này và có biện pháp phòng tránh đột quỵ hiệu quả. 

Bạn đang đọc: Phòng tránh đột quỵ chỉ với 5 biện pháp đơn giản

1. Đột quỵ nguy hiểm như thế nào?

Đột quỵ (còn được gọi là tai biến mạch máu não) xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc vỡ, gây thiếu máu và hư hại các tế bào não. Đây là một vấn đề sức khỏe cần được chú ý bởi bệnh tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, trong đó có nguy cơ tử vong. Bệnh nhân có thể gặp phải các vấn đề sau đây nếu không được điều trị kịp thời:

–  Sau đột quỵ, nhiều người có khả năng bị tàn tật và suy giảm chức năng vận động vĩnh viễn.

– Bệnh nhân có nguy cơ cao gặp phải các vấn đề liên quan đến trí nhớ, tư duy và khả năng tập trung. Nhiều người không thể ghi nhớ thông tin mới, thực hiện các công việc phức tạp hoặc khó khăn khi phải tư duy logic.

– Người bị đột quỵ có thể gặp khó khăn trong việc diễn đạt ý kiến, học ngôn ngữ mới hoặc giao tiếp với người khác. Điều này gây khó khăn cho người bệnh trong giao tiếp hàng ngày và tương tác xã hội.

– Tai biến mạch máu não có thể gây tử vong, đặc biệt khi bệnh nhân không nhận được xử trí kịp thời hoặc sai cách.

– Một số người sau tai biến có thể bị rối loạn cảm xúc hoặc suy giảm thị giác.

Phòng tránh đột quỵ chỉ với 5 biện pháp đơn giản

Đột quỵ là một căn bệnh nguy hiểm, có thể gây tử vong

2. 5 biện pháp phòng tránh đột quỵ hiệu quả

Bất kỳ ai cũng có khả năng bị tai biến mạch máu não. Tuy nhiên, những người có các yếu tố như mắc bệnh đái tháo đường, huyết áp cao, béo phì, mỡ máu, có bệnh nền tim mạch hoặc thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia dễ bị đột quỵ hơn người khác. Vì vậy, chuyên gia đưa ra 5 lời khuyên dưới đây giúp phòng ngừa đột quỵ hiệu quả.

2.1. Giữ huyết áp ở mức lý tưởng

Huyết áp cao là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây tai biến. Vì vậy, việc kiểm soát và giữ huyết áp ở mức lý tưởng rất quan trọng. Để làm được điều này, hãy tuân thủ các biện pháp sau:

– Theo dõi huyết áp thường xuyên và tham khảo ý kiến của bác sĩ để có biện pháp điều chỉnh nếu cần.

– Thay đổi chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng sức khỏe. Người có nguy cơ đột quỵ cao nên hạn chế natri (muối) và chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày, tăng cường tiêu thụ trái cây, rau quả tươi và các nguồn protein lành mạnh.

– Những người có áp lực công việc, học tập cao nên giảm stress bằng cách tham gia các hoạt động giải trí lành mạnh, duy trì trạng thái tinh thần thoải mái, hạn chế làm việc căng thẳng.

– Nên hạn chế việc uống nhiều cà phê, trà và đồ uống có chứa caffeine khác.

– Hãy duy trì cân nặng ở mức lý tưởng bằng cách kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất đều đặn.

Tìm hiểu thêm: Xơ vữa động mạch là gì?

Phòng tránh đột quỵ chỉ với 5 biện pháp đơn giản

Việc kiểm soát và giữ huyết áp ở mức lý tưởng là rất quan trọng để phòng ngừa đột quỵ

2.2. Tập thể dục thường xuyên giúp phòng tránh đột quỵ

Thường xuyên vận động và rèn luyện thể thao sẽ giúp giảm đáng kể nguy cơ tai biến mạch máu não. Hãy tập luyện bằng cách đi bộ, chạy bộ, bơi lội hoặc tham gia các hoạt động thể thao khác trong ít nhất 30 phút mỗi ngày hoặc 150 phút trong tuần. Với những người không có đủ thời gian cho một buổi tập dài, có thể chia nhỏ thành nhiều đợt tập luyện trong ngày. Trước khi bắt đầu hoạt động, hãy làm bài tập khởi động để làm nóng cơ và chuẩn bị tinh thần.

Điều này đem lại rất nhiều lợi ích cho tim mạch, cải thiện tuần hoàn máu và giúp phòng tránh đột quỵ. Nếu bạn chưa quen với việc vận động, hãy bắt đầu bằng việc leo cầu thang bộ trong nhà, tập yoga, đi dạo, làm việc nhà.

Để đạt hiệu quả tốt nhất, trước khi bắt đầu tập luyện, bạn nên xác định mục tiêu và lập kế hoạch thực hiện. Hãy đặt lịch trình hàng ngày hoặc hàng tuần và kiên trì tuân thủ, bắt đầu từ mức độ nhẹ, dần dần tăng thời gian và cường độ khi cơ thể thích nghi.

2.3. Tránh xa rượu, bia

Việc tiêu thụ quá nhiều rượu, bia có thể gây hại cho sức khỏe tim mạch và tăng nguy cơ tai biến. Tuy nhiên, rất khó để những người uống rượu kiêng hoàn toàn trong thời gian ngắn. Vì vậy, nếu bạn uống rượu thì hãy lưu ý sử dụng một lượng hợp lý (tối đa 1 đơn vị cồn/ngày đối với nữ và 2 đơn vị cồn/ngày đối với nam).

Hạn chế sử dụng rượu bia còn giúp đảm bảo tinh thần luôn tinh táo, cải thiện khả năng ghi nhớ và nhận thức, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý gan mật nguy hiểm.

2.4. Kiêng hút thuốc lá giúp phòng tránh đột quỵ

Theo nghiên cứu, hút thuốc lá là yếu tố làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não. Bởi thuốc lá chứa hàng loạt chất gây hại, trong đó có nicotine. Người hút thuốc có thể gặp phải những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như tăng khả năng hình thành cục máu đông, tắc nghẽn động mạch, huyết áp cao.

Phòng tránh đột quỵ chỉ với 5 biện pháp đơn giản

>>>>>Xem thêm: Chế độ ăn uống cho người bệnh suy tim

Hạn chế thuốc lá giúp cải thiện sức khỏe, giảm nguy cơ đột quỵ

2.5. Tầm soát nguy cơ đột quỵ

Tầm soát nguy cơ đột quỵ là cách nhanh nhất để phát hiện các bệnh lý có nguy cơ dẫn tới đột quỵ. Đồng thời, khám tầm soát giúp mỗi người điều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý theo lời khuyên của bác sĩ, để có cơ thể khỏe mạnh hơn.

3. Cách xử trí kịp thời khi có người thân bị đột quỵ

Khi có người thân bị đột quỵ, việc xử trí nhanh chóng và đúng cách có thể giúp cứu sống và giảm tối đa hậu quả đối với bệnh nhân. Hãy gọi cấp cứu ngay lập tức, thông báo về tình trạng của người bệnh và cung cấp địa chỉ chính xác cho đội ngũ y tế.

Đặt người bị đột quỵ trong tư thế nằm nghiêng để giúp duy trì lưu thông máu đến não. Người xung quanh cần bình tĩnh, không cho bệnh nhân ăn hoặc uống bất kỳ thứ gì, tránh cản trở đường hô hấp, gây nghẹt.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ mang tính tham khảo và không thể thay thế các chẩn đoán y khoa. Khi có các dấu hiệu bất thường, người bệnh cần tìm đến cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị chính xác.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *