Phụ nữ bị huyết áp cao cần chuẩn bị gì trước mang thai

Rate this post

Phụ nữ bị huyết áp cao cần chuẩn bị gì trước mang thai

Bác sĩ Anh

21:58 +07 Thứ tư, 23/09/2020

 Chia sẻ

Cao huyết áp có thể gây ra một số vấn đề cho phụ nữ mang thai. Chính vì thế, phụ nữ trước khi mang bầu nếu bị huyết áp cao trước đó cần nắm vững những kiến thức dưới đây để bảo vệ sức khỏe cho hai mẹ con.

Phụ nữ bị huyết áp cao cần chuẩn bị gì trước mang thaiPhụ nữ bị huyết áp cao cần chuẩn bị gì trước mang thai

Nội dung chính bài viết:

  • Hầu hết các thuốc điều trị huyết áp cao đều không gây dị tật bẩm sinh và được coi là an toàn khi mang thai. Tuy nhiên, một số loại thuốc tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng lên thận của thai nhi hoặc làm giảm dịch ối. Cần tham vấn y khoa để được tư vấn chính xác.
  • Kiểm soát huyết áp cao và giảm huyết áp bằng cách thay đổi lối sống: ăn uống lành mạnh, giảm cân trước khi mang thai, hạn chế đồ uống có cồn, tập thể dục đều đặn, giảm lượng muối nạp vào cơ thể.
  • Quản lý huyết áp cao không tốt có thể gây ra một số biến chứng trong thai kỳ như: tiền sản giật, sinh con nhẹ cân, bong nhau thai, sinh non.

Phụ nữ cao huyết áp có nên thăm khám bác sĩ trước khi mang thai không?

Có. Thảo luận kế hoạch mang bầu với bác sĩ có trách nhiệm kiểm soát tình trạng huyết áp cao của bạn (cao huyết áp). Bác sĩ sẽ muốn xem lại các loại thuốc huyết áp bạn dùng để theo dõi tình trạng.

Hầu hết các loại thuốc được dùng để điều trị huyết áp cao đều không gây ra dị tật bẩm sinh và được coi là an toàn khi mang thai. Nhưng một số thuốc trị cao huyết áp, như thuốc ức chế men chuyển angiotensin (chất ức chế ACE) và thuốc chẹn thụ thể angiotensin (ARBs) có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh phát triển của em bé nếu bạn dùng chúng trong khi mang thai. Những loại thuốc này có thể ảnh hưởng đến thận của trẻ sơ sinh hoặc làm giảm dịch ối (thiểu ối).

Huyết áp cao không điều trị cũng không tốt đối với bà bầu và thai nhi, vì vậy hãy hỏi bác sĩ trước khi ngưng dùng thuốc. Bác sĩ có thể giảm liều nếu có thể, hoặc chuyển sang một loại thuốc huyết áp khác nếu có một lựa chọn an toàn hơn.

Bác sĩ cũng sẽ xem lại lịch sử y tế của bạn, kiểm tra xem huyết áp cao của bạn có phải là bệnh nguyên phát không (hay do bệnh lý khác gây ra) và làm xét nghiệm để xem liệu các cơ quan khác (như tim, thận và mắt) có bị ảnh hưởng bởi huyết áp cao hay không.

Những xét nghiệm này cung cấp cho bác sĩ một thông tin cơ bản hữu ích. So sánh kết quả các lần xét nghiệm mà bạn thực hiện trong thai kỳ với những số liệu cơ bản này giúp xác định tất cả những thay đổi về sức khoẻ càng sớm càng tốt.

Bác sĩ cũng có thể đề nghị bạn thực hiện các bước để cải thiện sức khoẻ trước khi mang bầu. Càng thực hiện để duy trì huyết áp ở mức độ khỏe mạnh thì càng có cơ hội có một thai kỳ khỏe mạnh.

Phụ nữ có thể làm gì để giảm huyết áp trước khi mang thai?

Rất nhiều cách! Và đã đến lúc để làm điều đó. Thay đổi lối sống có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc kiểm soát huyết áp cao trước khi bạn mang thai.

  • Ăn uống lành mạnh. Đảm bảo chế độ ăn uống của bạn bao gồm nhiều loại ngũ cốc nguyên cám, hạt, các loại đậu, đậu gà, trái cây và rau tươi, các sản phẩm sữa ít béo, thịt nạc, thịt gia cầm và cá có hàm lượng thủy ngân thấp. Hạn chế thức ăn có đường và muối cũng như thịt đỏ.
  • Giảm cân. Nếu thừa cân, thì việc duy trì chỉ số khối cơ thể của bạn (BMI) đến 25 hoặc thấp hơn cũng có thể giúp làm giảm huyết áp. Thậm chí chỉ giảm một lượng nhỏ từ 2,5 đến 5kg cũng tạo ra một sự khác biệt lớn.
  • Hạn chế uống rượu. Điều đó có nghĩa là chỉ được phép uống 140ml rượu thường, 42ml rượu mạnh 80% proof, hoặc 340ml bia trước khi mang thai. Vì không thể dự đoán chính xác khi nào bạn thụ thai nên hãy cân nhắc đến việc cai rượu ngay khi bạn ngừng sử dụng biện pháp tránh thai. (Ngừng uống hoàn toàn khi bạn mang thai.)
  • Bỏ thuốc lá. Nếu bạn hút thuốc, đây là thời điểm tốt để từ bỏ. Việc cai thuốc sẽ cải thiện sức khoẻ của bạn và bé khi mang thai. Trao đổi với nhà cung cấp về cách bỏ thuốc.
  • Luyện tập thể dục đều đặn. Trước tiên hãy kiểm tra với bác sĩ để lên một kế hoạch luyện tập cá nhân. Cho dù mức độ tập luyện thế nào cũng sẽ có thể mang lại tác động tích cực đến sức khỏe của bạn. Chọn bài tập mà bạn thích và cố gắng thực hiện 40 phút hầu hết các ngày trong tuần

Lưu ý: Nếu không tập thể dục thường xuyên, hoặc nếu tim hay các cơ quan khác của bạn bị ảnh hưởng bởi huyết áp cao, hãy kiểm tra với bác sĩ của bạn trước khi thực hiện bất kỳ hoạt động hiếu khí cường độ cao nào. Ngoài ra, hãy nói chuyện với bác sĩvề việc thay đổi cách thức tập khi bạn đã mang thai.

  • Giảm muối. Hấp thụ ít natri trong chế độ ăn uống có thể làm giảm huyết áp của bạn. Hầu hết muối trong chế độ ăn uống của bạn là từ thực phẩm đã được chế biến.

Cao huyết áp có thể gây ra những vấn đề gì trong quá trình mang thai?

Hầu hết phụ nữ bị huyết áp cao có thể có thai bình thường, nhưng tình trạng này sẽ làm tăng nguy cơ mắc biến chứng nhất định. Khả năng xảy ra bất cứ biến chứng nào tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng và ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào khác của cơ thể, như tim hay thận. Huyết áp cao có nhiều khả năng gây các biến chứng, như:

  • Tiền sản giật: Biến chứng nghiêm trọng này thường xảy ra muộn trong thai kỳ. Tiền sản giật làm tăng huyết áp và các trường hợp nặng có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Ngoài việc gây nguy cơ cho sức khỏe của thai phụ, chứng tiền sản giật cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến việc nhau thai cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho em bé.
  • Sinh con nhẹ cân: Huyết áp cao có thể làm cho thai nhi phát triển chậm hơn bình thường (hạn chế tăng trưởng trong tử cung hoặc IUGR).
  • Bong nhau thai: Trong trường hợp này, nhau thai sẽ tách ra từ thành tử cung, có thể ảnh hưởng đến chất dinh dưỡng và oxy của em bé. Triệu chứng cũng bao gồm chảy máu và đau.
  • Sinh non: Huyết áp cao làm tăng khả năng sinh con sớm hơn (sinh non).

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Chủ đề: huyet ap cao mang thai