Khám phụ khoa có cần cạo lông hay không là thắc mắc và băn khoăn của rất nhiều chị em phụ nữ khi đi khám phụ khoa. Đây là vấn đề nhạy cảm khiến nhiều chị em có tâm lý e ngại, không dám chia sẻ. Nội dung trong bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp các chị em giải đáp thắc mắc này.
Bạn đang đọc: Phụ nữ đi khám phụ khoa có cần cạo lông hay không?
1. Khái niệm của khám phụ khoa là gì?
Đối với phụ nữ, bộ phận sinh dục được chia làm 2 bộ phận chính bao gồm: cơ quan sinh dục trên và cơ quan sinh dục dưới. Trong đó:
– Cơ quan sinh dục trên, sẽ bao gồm các cơ quan: tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng và vòi trứng.
– Cơ quan sinh dục nữ bao gồm: Âm đạo, âm hộ và cổ tử cung.
Trong quá trình khám phụ khoa, bác sĩ sẽ khám cả bộ phận sinh dục trên và bộ phận sinh dục dưới. Bên cạnh đó, chị em có thể còn được bác sĩ chỉ định kiểm tra một số các xét nghiệm cần thiết như: xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm ổ bụng…
Đặc biệt, trong khi thăm khám, bác sĩ sẽ hỏi thêm về các vấn đề liên quan đến tình trạng sức khỏe của chị em như: tiền sử các bệnh lý nếu có, sau đó bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám bên ngoài âm đạo, khám ngực, kiểm tra âm đạo, tử cung…
Khám phụ khoa có cần cạo lông hay không là thắc mắc và băn khoăn của rất nhiều chị em phụ nữ khi đi khám phụ khoa
2.Khám phụ khoa có cần cạo lông hay không?
Phụ nữ khám phụ khoa có phải cạo lông không là thắc mắc của nhiều chị em khi có ý định đi thăm khám phụ khoa. Bởi đa số các chị em thường lo lắng rằng, việc để lông vùng kín sẽ khiến cho quá trình thăm khám gặp khó khăn cũng như khi thực hiện các xét nghiệm kiểm tra trở nên bất tiện.
Để giải đáp thắc mắc này, các bác sĩ Sản khoa cho biết: Chị em không nên quá bận tâm về vấn khám khoa có cần cạo lông hay không bởi lông vùng kín hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến quá trình thăm khám, kiểm tra, xét nghiệm của bác sĩ. Bên cạnh đó, việc cạo lông nếu không cẩn thận còn gây ra trầy xước, tổn thương vùng kín của chị em, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, xâm nhập và gây ra những hậu quả nghiêm trọng khác.
Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu của bệnh ung thư da
Lông vùng kín hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến quá trình thăm khám, kiểm tra, xét nghiệm của bác sĩ.
3. Một số vấn đề cần lưu ý trước khi chị em đi khám phụ khoa
Trước khi đi khám phụ khoa, chị em cũng cần lưu ý một số vấn đề như sau:
– Chị em cần lưu ý vệ sinh sạch sẽ vùng kín khi đi khám phụ khoa: Đây là điều kiện cần thiết khi đi khám phụ khoa. Tuy nhiên, chị em không nên thụt rửa quá sâu vào âm đạo hay sử dụng các dung dịch vệ sinh vùng kín trước 3 ngày thăm khám. Việc vệ sinh quá sạch, sẽ làm cho mất cân bằng trong môi trường vùng âm đạo, làm sai lệch kết quả thăm khám của bác sĩ.
– Hạn chế ăn sáng trước khi đi thăm khám: Trước khi đi khám phụ khoa, chị em nên hạn chế ăn sáng vì rất có thể bác sĩ sẽ yêu cầu cần làm các xét nghiệm máu. Nếu có thể, chị em nên uống 1 lít nước lọc trước khi đi khám để giúp các xét nghiệm nước tiểu được thực hiện dễ dàng và chính xác hơn.
– Lưu ý không đi khám phụ khoa và những ngày có kinh nguyệt: Vào chu kỳ kinh nguyệt, tử cung của phụ nữ sẽ mở rộng hơn so với những ngày bình thường nên không thích hợp để đi khám phụ khoa. Nếu khám phụ khoa vào những ngày này sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập, tấn công vào âm đạo, gây tổn thương nội mạc tử cung, ống dẫn trứng… Bên cạnh đó, trong quá trình khám phụ khoa, máu kinh chảy ra sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình thăm khám. Ngoài ra, khi thăm khám vào những ngày này, chị em sẽ có tâm lý e ngại, khiến ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thăm khám.
– Đặc biệt, với những chị em đang trong quá trình chuẩn bị cho thụ tinh ống nghiệm và sử dụng thuốc đặt âm đạo thì cần lưu ý đến thời điểm khám phụ khoa. Nếu chuẩn bị thụ tinh ống nghiệm thì chị em nên đi khám phụ khoa vào ngày thứ 3 của chu kỳ kinh nguyệt, còn nếu đặt thuốc âm đạo thì nên ngưng sử dụng thuốc thuốc 2 ngày khi đi khám.
– Có thể đi khám cùng người thân: Nếu việc đi khám phụ khoa khiến bạn cảm thấy e ngại, lo lắng, bạn có thể đi cùng mẹ, chị gái hoặc người thân để cảm thấy tinh thần thoải mái hơn.
– Không quan hệ tình dục trước khi đi khám từ 1 đến 2 ngày: Nếu có ý định đi khám phụ khoa, bạn cần kiêng quan hệ tình dục trong khoảng trước từ 1 đến 2 ngày để tránh các vi khuẩn, tạp chất, tế bào khác ở âm đạo.
– Chuẩn bị sẵn sàng về tâm lý và tài chính: Trong quá trình thăm khám bác sĩ sẽ khai thác các thông tin cần thiết như: chiều cao, cân nặng, tiền sử bệnh bản thân, quá trình sử dụng thuốc, chu kỳ kinh nguyệt, sinh hoạt tình dục… Lúc này, bạn cần chuẩn bị tâm lý thật thoải mái để chia sẻ với bác sĩ, từ đó, bác sĩ sẽ có phương pháp hỗ trợ và điều trị bệnh tốt nhất. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chuẩn bị tài chính cho việc thăm khám, kiểm tra, xét nghiệm (nếu phát sinh).
>>>>>Xem thêm: Tất cả những điều cần biết về ung thư máu
Chị em cần lựa chọn các cơ sở y tế có chuyên khoa uy tín, chất lượng và nhiều năm kinh nghiệm cũng đội ngũ y bác sĩ giỏi, có chuyên môn, máy móc hiện đại
Với những thông tin chúng tôi vừa chia sẻ, chắc hẳn các bạn đã giải đáp được thắc mắc về vấn đề đi khám phụ khoa có cần cạo lông hay không cũng như bỏ túi cho mình những kiến thức bổ ích khi đi thăm khám. Bên cạnh đó, để quá trình thăm khám đạt kết quả cao nhất, chị em cần lựa chọn các cơ sở y tế có chuyên khoa uy tín, chất lượng và nhiều năm kinh nghiệm cũng đội ngũ y bác sĩ giỏi, có chuyên môn, máy móc hiện đại.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.