Phụ nữ mang thai khi bị bệnh trĩ có sinh thường được không?

Bị trĩ khi mang bầu là tình trạng khá phổ biến ở các chị em. Nhiều người đặt ra thắc mắc: Bị bệnh trĩ có sinh thường được không, bài viết này sẽ cùng bạn giải đáp.

Bạn đang đọc: Phụ nữ mang thai khi bị bệnh trĩ có sinh thường được không?

1. Những điều mẹ bầu cần biết về bệnh trĩ

1.1. Bệnh trĩ – những thông tin tổng quan

Bệnh trĩ là hiện tượng giãn ra quá mức của các tĩnh mạch hậu môn – trực tràng, tạo thành các búi trĩ. Bệnh trĩ chia thành hai loại chính là trĩ nội và trĩ ngoại. Trĩ nội là tình trạng cá búi trĩ nằm bên trong hậu môn và trên đường lược, khó để nhận biết khi mới khởi phát. Thường bệnh nhân sẽ đi thăm khám khi bệnh đã trở nặng. Các búi trĩ sa ra ngoài và không thể co lại tự nhiên. Ngược lại, trĩ ngoại là tình trạng các búi trĩ nằm bên ngoài hậu môn, dưới đường lược. Bệnh trĩ ngoại dễ phát hiện hơn nhưng đau đớn và gây ra nhiều biến chứng hơn so với trĩ nội.  Ngoài ra, một số bệnh nhân bị trĩ hỗn hợp – sự kết hợp của hai loại trĩ trên.
Bên cạnh đó, bệnh trĩ nói chung được chia thành 4 cấp độ bệnh. Trong đó, trĩ ở cấp độ 1,2 thường được điều trị nội khoa do các tình trạng bệnh còn nhẹ. Khi bệnh ở cấp độ 3,4 – bệnh nhân phải điều trị bệnh bằng các phương pháp ngoại khoa. Một số phương pháp như áp dụng thủ thuật, tiến hành phẫu thuật.

Phụ nữ mang thai khi bị bệnh trĩ có sinh thường được không?

Hình ảnh mô phỏng bệnh trĩ

1.2. Nguyên nhân đằng sau cơn ác mộng mang tên bệnh trĩ

Cơ chế hình thành bệnh trĩ hiện chưa được khẳng định. Tuy nhiên có rất nhiều yếu tố được cho là nguyên nhân tăng nguy cơ bị bệnh trĩ như:
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ có thể kể đến như sau:
– Tình trạng bị táo bón trong thời gian dài nhưng không được khắc phục. Điều này thường bắt nguồn từ việc cơ thể không được cung cấp đủ chất xơ. Ăn quá ít rau xanh, củ quả, nạp quá nhiều đạm và đồ cay nóng,.. dẫn đến táo bón.

Tìm hiểu thêm: Biểu hiện bệnh trĩ – chẩn đoán và điều trị 

Phụ nữ mang thai khi bị bệnh trĩ có sinh thường được không?

Bệnh nhân dễ bị trĩ vì táo bón do không đủ chất xơ

– Hiện tượng áp lực ổ bụng tăng lên bởi các lý do như do ngồi quá lâu một vị trí, người làm công việc nặng nhọc, bê vác vật nặng quá nhiều, người bị ho nhiều,..
– Một lý do khác là phụ nữ bị trĩ do mang thai, thai nhi chèn ép lên hậu môn gây áp lực lớn lên tĩnh mạch. Đặc biệt khi sản phụ sinh thường, việc rặn không đúng cách cũng gây ra bệnh trĩ.
– Một số yếu tố khác như quan hệ tình dục bằng đường hậu môn. Ngoài ra, nhiều người bị trĩ do rặn đại tiện quá mạnh, đi vệ sinh quá lâu.
Bệnh nhân trĩ đa phần ở độ tuổi từ 30 tuổi trở lên với tỷ lệ bệnh nhân nữ cao hơn, chiếm tới 60%. Tuy nhiên, càng ngày số lượng bệnh nhân trĩ ở độ tuổi trẻ càng tăng lên.

1.3. Những lý do khiến thai phụ dễ bị bệnh trĩ

Mẹ bầu rất dễ bị bệnh trĩ, đa phần các nguyên nhân đến từ thai nhi. Thai nhi tăng kích thước cũng là khi tử cung bị chèn ép, khiến các áp lực lên tĩnh mạch hậu môn cũng tăng lên hình thành nên búi trĩ.
Bên cạnh đó, khi phụ nữ mang thai, hormone progesterone tăng cao khiến búi trĩ được kích thích phát triển. Đi kèm với đó là thể tích máu gia tăng là nguyên nhân búi trĩ được hình thành. Ngoài ra, những  nguyên nhân sau cũng là yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ ở các mẹ bầu:
– Căng thẳng thường xuyên, đặc biệt là khi đi đại tiện
– Trọng lượng cơ thể tăng nhiều tạo ra áp lực lên tĩnh mạch hậu môn
– Táo bón- tình trạng các mẹ bầu thường xuyên gặp. Theo một số nghiên cứu, khoảng 40% thai phụ bị táo bón trong suốt thai kỳ. Lý do là vì tử cung quá lớn chèn ép lên ruột, gây cản trở và rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, thai phụ cũng bị táo bón do sự thay đổi lượng hormone trong thai kỳ, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa.

Phụ nữ mang thai khi bị bệnh trĩ có sinh thường được không?

>>>>>Xem thêm: Những dấu hiệu bệnh trĩ: Nguyên nhân và cách điều trị

Mẹ bầu là đối tượng rất dễ bị bệnh trĩ

2. Giải đáp câu hỏi

2.1. Thai phụ bị bệnh trĩ có sinh thường được không?

Câu trả lời là thai phụ có thể sinh thường được nếu bị bệnh trĩ. Mặc dù vị trí của hậu môn rất gần với tử cung nhưng búi trĩ không có ảnh hưởng quá lớn đến việc mang thai và sinh con. Khi búi trĩ không quá to, chị em vẫn có thể sinh thường. Tuy nhiên nếu kích thước búi trĩ quá lớn thì mẹ có thể can thiệp sinh mổ. Điều này hạn chế phải rặn mạnh gây đau đớn. Ngoài ra, khi sinh thường, mẹ còn cần phải chú ý đến việc vệ sinh, tránh để nhiễm trùng vết thương kéo theo tổn thương búi trĩ.

2.2. Bị bệnh trĩ có sinh thường được không – cần làm gì khi bà bầu bị trĩ?

Bị bệnh trĩ khi mang thai có thể gây cho chị em cảm khác khó chịu, phiền toái. Bệnh nhân có thể áp dụng một vài cách sau đây để giúp cho cơn ám ảnh bệnh trĩ được hạn chế hơn
– Mẹ bầu có thể ngâm hậu môn trong nước ấm khoảng  2 – 3 lần/ngày. Mỗi lần ngâm trong khoảng từ 10 – 15 phút. Một cách hữu hiệu mẹ bầu có thể làm là dùng chậu đặt lên bồn cầu. Sau đó cho nước ấm vào để ngâm hậu môn.
– Ngoài nước ấm, bệnh nhân có thể sử dụng đá lạnh cho việc chườm hậu môn. Nhiệt độ lạnh của nước đá có thể giúp giảm sưng, giảm đau trĩ rất tốt. Các mẹ bầu có thể thực hiện phương pháp chườm đá này nhiều lần trong ngày giống như ngâm nước ấm. Tuy nhiên, cần lưu ý vấn đề về vệ sinh khi chườm hay ngâm hậu môn.
– Một điều cần đặc biệt lưu ý cho các mẹ bầu là cần luôn giữ vùng hậu môn sạch, khô thoáng. Môi trường ẩm ướt, kèm theo dịch nhầy từ búi trĩ có thể khiến hậu môn bị kích ứng và thúc đẩy viêm nhiễm do đây là môi trường rất lý tưởng cho vi khuẩn phát triển.
– Tuân thủ các chỉ định của bác sĩ dành cho thai phụ về khám chữa trĩ. Bệnh nhân trĩ, đặc biệt là mẹ bầu cần đi thăm khám để được chẩn đoán bệnh cũng như tìm hướng điều trị phù hợp. Nếu được chỉ định dùng thuốc, bệnh nhân cần tuân thủ đúng liều lượng, thời gian dùng. Ngoài ra, bà bầu có thể sử dụng đồng thời thuốc uống và bôi để tăng hiệu quả chữa bệnh.
Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi “Phụ nữ mang thai bị bệnh trĩ có sinh thường được không” cùng những lưu ý cho mẹ bầu về việc điều trị bệnh trĩ. Hi vọng rằng với những thông tin này, mẹ bầu sẽ lựa chọn cho mình hướng xử lý bệnh hiệu quả và đảm bảo thai kỳ và quá trình sinh nở thuận lợi, khỏe mạnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *