Tai biến mạch máu não (đột quỵ) để lại hậu quả vô cùng nặng nề. Khoảng ½ số người còn sống sau cơn tai biến mạch máu não, trong đó có đến hơn 90% phải chung sống với một hoặc nhiều di chứng, có thể đeo bám đến suốt đời như: liệt vận động, rối loạn ngôn ngữ, suy giảm nhận thức, trầm cảm, mắt nhìn mờ, rối loạn tiểu tiện. Việc tập phục hồi sau tai biến mạch máu não là cần thiết, sẽ giúp ngăn ngừa di chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh, giảm bớt gánh nặng cho gia đình bệnh nhân.
Bạn đang đọc: Phục hồi sau tai biến mạch máu não rất quan trọng
1. Sống sót sau tai biến mạch máu não phải chịu nhiều di chứng nặng nề
1.1 Liệt vận động sau tai biến mạch máu não
Đây là di chứng thường gặp, theo thống kê có khoảng 90% người bị liệt vận động gồm: liệt nửa người, liệt mặt, liệt tay chân, liệt các dây thần kinh sọ não, tê bì cảm giác nửa người sau khi may mắn thoát khỏi cơn đột quỵ.
Các di chứng này khiến người bệnh khó khăn trong sinh hoạt và công việc hàng ngày. Ngoài ra, khi bị liệt vận động người bệnh phải nằm lâu một chỗ dễ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như: cứng khớp, viêm đường tiết niệu, viêm phổi, loét các điểm do nằm lâu, huyết khối tĩnh mạch sâu,… thậm chí tử vong.
1.2 Rối loạn ngôn ngữ
Sau khi bị tai biến nhiều người gặp các rối loạn về ngôn ngữ, do tổn thương tại vùng não chi phối chức năng ngôn ngữ. Biểu hiện khá đa dạng như: nói ngọng, nói lắp, âm điệu bị thay đổi, khó khăn khi diễn đạt, thậm chí là không nói được.
1.3 Suy giảm nhận thức sau tai biến mạch máu não
Trí nhớ hay nhận thức bị suy giảm – Đây là một trong những di chứng nặng nề mà nhiều người sống sót sau cơn đột quỵ gặp phải. Các biểu hiện như: hay quên, suy giảm trí nhớ, lú lẫn, mất khả năng định hướng không gian và thời gian, không nhận biết được người thân, gia đình mình, không hiểu lời nói của người khác,…
Đã có rất nhiều người bệnh phải mất rất lâu mới có thể phục hồi một phần nhận thức và không làm các công việc yêu cầu trí tuệ minh mẫn, phức tạp như trước đây.
1.4 Trầm cảm
Rất nhiều người sau đột quỵ bị suy giảm hoặc mất khả năng tự chăm sóc bản thân, phải nhờ đến người khác kể cả những công việc nhỏ nhất như đánh răng, rửa mặt, rót nước,… Cùng với việc hạn chế về khả năng ngôn ngữ khi giao tiếp, khiến người bệnh dễ mặc cảm, tự ti, hay cáu gắt, xúc động, rối loạn cảm xúc, trầm cảm.
Tìm hiểu thêm: Điều trị bệnh Parkinson gồm những phương pháp nào?
1.5 Giảm thị lực
Phần não đảm nhiệm chức năng nhìn (thùy não bộ) khi không được cung cấp đầy đủ oxy, sẽ khiến thùy não bộ giảm dần, điều này làm cho thị lực bị ảnh hưởng. Người bệnh sẽ cảm thấy mọi thứ bị nhòe đi, mờ dần.
1.6 Rối loạn tiểu tiện
Tai biến mạch máu não gây rối loạn cơ vòng, điều này khiến người bệnh tiểu tiện không tự chủ. Ngoài ra, việc bị rối loạn cảm giác và nhận thức cũng sẽ khiến bệnh nhân không kiểm soát được tình trạng tiểu tiện.
2. Vai trò của phục hồi sau tai biến mạch máu não
Mục tiêu của phục hồi sau tai biến là:
– Giúp ngăn ngừa và điều trị các di chứng như: yếu cơ, tăng trương lực cơ, rối loạn thăng bằng…
– Trợ giúp thích ứng với tình trạng bệnh cho bệnh nhân và gia đình.
– Khuyến khích sự tái hòa nhập cộng đồng, cải thiện chất lượng cuộc sống.
Chẳng hạn như trường hợp bị liệt vận động sau tai biến mạch máu não, cần tập phục hồi chức năng để giúp cho tuần hoàn máu không bị ứ trệ, không bị ùn tắc đờm rãi, tránh cứng khớp và các nhiễm trùng cơ hội khác. Đặc biệt, việc tập phục hồi chức năng còn giúp cho cơ lực khỏe mạnh hơn, hồi phục nhanh hơn.
Với người bị rối loạn ngôn ngữ sau tai biến nên được học các kỹ năng giao tiếp. Điều này sẽ giúp người bệnh không cảm thấy buồn chán vì bản thân bị cô lập, thúc đẩy tinh thần mau chóng lấy lại sức khỏe.
Nên cho người bệnh tập tư duy, giải các bài toán, đố vui, ghép chữ, xếp hình, các trò chơi kích thích tư duy và cần sự khéo léo để tăng cường khả năng nhận thức cho người bệnh.
Nếu bị rối loạn cảm xúc (trầm cảm) thì việc sử dụng các thuốc chống trầm cảm có thể giúp cải thiện triệu chứng. Bên cạnh đó việc khuyến khích người bệnh tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện như câu lạc bộ những người sau đột quỵ. Điều này sẽ giúp người bệnh thoải mái tư tưởng, dễ dàng chia sẻ và đồng cảm với hoàn cảnh thực tế của bản thân và của người khác.
Cần chăm sóc thật tốt và đảm bảo khâu vệ sinh thật tốt cho người bệnh sau đột quỵ để phòng tránh tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu, giúp người bệnh luôn có tinh thần thoải mái, ít lo nghĩ.
>>>>>Xem thêm: Suy giảm trí nhớ và những điều cần biết
3. Những phương pháp phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não
– Bài tập gia tăng sức mạnh cơ
– Kích thích điện chức năng
– Kéo giãn mô mềm, đặc biệt là những cơ bắp chân, cơ đùi để duy trì chiều dài cơ.
– Bài tập chủ động các khớp
– Bài tập gia tăng khả năng chịu sức nặng trên chân yếu.
– Bài tập gia thăng bằng ở vị trí ngồi, đứng, đi.
– Tập luyện với các dụng cụ như
4. Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phục hồi sau tai biến mạch máu não
– Tập luyện trễ
– Ý chí và khả năng hợp tác của người bệnh.
– Tổn thương não diện rộng
– Rối loạn ngôn ngữ
– Những bệnh lý đi kèm.